Ngày Nay số 315

Ước mơ làm bác sĩ tâm lý Sinh ra trong một cơ thể khỏe mạnh, thế nhưng vài tháng sau cô bé Nguyễn Thị Vân được chẩn đoán mắc chứng teo cơ tủy sống, nghĩa là khi bạn bè đồng trang lứa ngày càng lớn lên, thì Vân cứ bé lại. Mắc chứng bệnh giống người anh trai – “hiệp sĩ công nghệ thông tin”Nguyễn Công Hùng, thếnhưngcô congái út Vânmaymắn được chamẹ và hai anh chị của mình bao bọc và che chở. Vân chỉ thấm thía được sự khác biệt giữa bản thân mìnhvàbạnbè khi bắt đầu tới trường. Bên cạnhnhữngkiến thức từ trường lớp, cô bé Vân với khả năng quan sát tinh tường đã học được rất nhiều phẩm chất từ cha mẹ và hai anh chị của mình. Đó là sự quảng giao, tinh thần cống hiến không ngại cho đi của ba, khi ông tham gia hàng loạt các hoạt động xã hội. Đó là sự chân thật, đức tính cần cù, trung thực của mẹ, người một tay quán xuyến cửa hàng tạp hóa, vừa chăm sóc, nuôi dưỡng ba anh chị em Vân. Đó cũng là tinh thần ham học hỏi, thích khám phá những thứ mới lạ của người anh trai Nguyễn Công Hùng. Hai anh em ngay từ nhỏ đã gặp khó khăn trong vấn đề đi lại, nhưng những ngày tháng mày mò sử dụng máy vi tính và học tiếng Anh không ngờ sau này trở thành những công cụ thay cho đôi chân đưa cả hai anh em đi thật xa nơi thế giới bên ngoài. Thế nên ở cái tuổi 14, Vân đã dám nghỉ học và rời gia đình từNghi Lộc (NghệAn) để tới một nơi cách nhà hơn 30 cây số tại huyện Diễn Châu và mởmột tiệm Internet. Ngàycònnhỏ,Vânthường xuyên đối diện với những ánh nhìn, hay thậm chí là câu hỏi hồ nghi dành cho mình như: “Nhìn mặt mũi sáng sủa như thế này nhưng không biết có biết chữ không?”. Chính những lời nói này đã khiến thế giới quan của Vân có lúc xámxịt. “Hồi nhỏ tôi thấymìnhbất hạnh vô cùng”, Vân bộc bạch. “Tôi luôn cảm thấy cómột nỗi sợ do mặc cảm trong lòng. Nên khi lớn hơn, tôi muốn trở thànhmột bác sĩ tâm lý, để có thể điều trị cho bản thân và nhiều người đang sống trong nỗi sợ giốngmình”. Bươn chải với đời từ sớm, gặp được muôn kiểu người trong xã hội, Vân dần học được rằng để vượt qua nỗi đau và bóng tối, cô không thể đặt nhiều kỳ vọng vào chính bản thân và người khác để rồi thu về thất vọng. “Trên hành trình khám phá thế giới, tôi tập trung vào bản thân và biết ơn những gì mình có, đó là gia đình, thân thể, trí tuệ và học cách cân bằng mọi yếu tố trong cuộc sống”, cô chia sẻ. Thế rồi sau này, dù không theo được ngành nghề mà mìnhmơ ước, nhưng cuộc đời vẫn giúp Vân có cơ hội được trò chuyện và chữa lành tâm hồn cho những người từng trải qua hoàn cảnh giống mình, cả thân quen lẫn xa lạ. Nhưng đó là ở phần đời sau này củaVân, khi cô không còn là một bé gái nhút nhát mà là một nữ doanh nhân gồng gánh trên vai cả Trung tâm Nghị lực sống lẫncông ty thiết kế đồ họa Imagator. Khởi nghiệp trên chiếc xe lăn Hoàn thành chương trình phổ thông, Vân quyết định rời khỏi mảnh đất miềnTrung thân thuộc và “Nam tiến”. Cô gái nhỏ cùng chiếc xe lăn đã ngược xuôi từ Tiền Giang cho tới Thành phố Hồ Chí Minh để tìm kế mưu sinh. Sau vài năm cảm thấy không gắn bó được với phương Nam phồn hoa, Vân lại ngược ra Bắc và chọn Hà Nội là nơi lập nghiệpmới. Lần này, Vân dọn tới sống ở ký túc xá trường Đại học Sư phạm Hà Nội, dù sống cùng vài người bạn, nhưng cô vẫn phải tự mình bươn chải đủ mọi nghề bằng chiếc máy tính. Hành trình đi tìm hạnh phúc của Vân Từng nghĩ cuộc đời thật bất hạnh khi không cho mình một cơ thể khỏe mạnh, thế nhưng đúng như cái tên của mình, chị Nguyễn Thị Vân - Chủ tịch Hội đồng Sáng lập Trung tâm Nghị lực sống, dần học cách vô tư sống như mây trời và cặm cụi nhặt từng “mảnh” hạnh phúc trong đời. HUY VŨ NGAYNAY.VN 8 CHUYÊNĐỀ Số315 - ThứNăm, ngày2/3/2023

RkJQdWJsaXNoZXIy MTA3Mzg1MA==