Ngày Nay số 318

NGAYNAY.VN 12 Số318 - ThứNăm, ngày23/3/2023 CHUYÊNĐỀ THÙY CHI Những con số biết nói Trong khảo sát về thực trạng hoạt động của các cơ sở can thiệp cho trẻ có rối loạn phổ tự kỷ trên toànquốc, PGS. TS Trần Văn Công (Khoa các Khoa học Giáo dục, Trường Đại học Giáo dục, Đại học Quốc giaHàNội) đã tổnghợp: 74,6% cơ sở báo cáo có đăng ký hoạt động, 16,2% không đăng ký và 9,1% không biết. Các cơ sở có pháp nhân thường đăng ký với các tổ chức: Hội Cứu trợ trẻ em tàn tật Việt Nam, hội Khoa học Tâm lý - Giáo dục Việt Nam, Phòng Giáo dục &Đào tạo, Sở Kế hoạch Đầu tư, bệnh viện Phục hồi chức năng, bệnh việnTâm thần, Trung tâmCứu trợ trẻ em, UBND phường, UBND tỉnh. Theo bà Trần Thị Hoa Mai, Phó Chủ tịch Mạng lưới tự kỷ Việt Nam từ những số liệu thống kê nói trên có thể thấy những vấn đề sau: Chưa có quy định quản lý nhà nước cụ thể nào về việc thành lập các cơ sở can thiệp tự kỷ; Chưa có cơ quan quản lý nào về chuyên môn cũng như ban hành các tiêu chuẩn về chuyên môn cho cơ sở can thiệp tự kỷ; Chưa có sự kết hợp đa ngành một cách bài bản trong can thiệp tự kỷ. “Câu chuyện cấp phép và quản lý các cơ sở dịch vụ can thiệp tự kỷ ở đây đang bị thả nổi”, bàTrầnThị HoaMai nói. Nghiên cứu của PGS.TS Trần Văn Công cũng tiếp tục chỉ ra rằng, cóđến43,8%cơsở không có quản lý hành chính, 40% cơ sở chưa có quản lý chuyên môn, 53,3% chưa có cán bộ đánh giá, 56.3% chưa có cán bộ giám sát, 60% chưa có nhân viên nuôi dưỡng, vệ sinh, 73,3%chưa cónhân viên y tế. Bên cạnh đó 6,3% quản lý chuyên môn mới chỉ tốt nghiệp trung cấp và 50% cán bộ đánh giá đạt trình độ cao đẳng. Tại một số cơ sở nhân viên nuôi dưỡng và vệ sinh chưa có bằng cấp. Do việc cấp phép không có quy định rõ ràng và không có tiêu chuẩn chuyên môn nên cơ quan quản lý không thể kiểm soát được chất lượng, không có gì bảo đảm trẻ tự kỷ được can thiệp đúng hướng và bằng các trị liệu có bằng chứng khoa học. Mạng lưới tự kỷ Việt Nam Thực tế, Việt Nam chưa có một quy định quản lý nhà nước cụ thể nào về việc thành lập các cơ sở can thiệp tự kỷ, khiến nhiều trẻ tự kỷ không nhận được sự chăm sóc, trị liệu hoặc giáo dục phù hợp... Những người không được đào tạo chuyên môn mở ra rất nhiều loại hình dịch vụ và quảng cáo chữa khỏi , giải cứu… tràn lan. Họ có thể là tiến sĩ, thạc sỹ ngành khác tự ngộ nhận mình hiểu về tự kỷ, phát minh ra phương pháp mới chữa tự kỷ. Họ có thể chỉ mới học qua một chứng chỉ ngắnhạnvềgiáodụcđặcbiệt. Hay họ là chính những phụ huynh mới chỉ có chút kinh nghiệm với con mình, không hề có bằng cấp về việc chăm sóc, trị liệu hay giáo dục cho trẻ tự kỷ… Hậu quả khôn lường Cho đến nay, Việt Nam chưa có con số thốngkê chính thức về số lượng trẻ tự kỷ, tuy nhiên, tỷ lệ trẻ em tự kỷ ước tính là 1%số trẻ emđược sinh ra. Lỗhổngquản lý vànhucầu của người bệnh ngày càng tăng là hai lý do chính khiến cho cho các trung tâm, đơn vị can thiệp tự kỷ khôngphép (VAN) là mạng lưới của phụ huynh liên kết với một đội ngũnhà chuyênmôn về tự kỷ, do đó, mạng lưới luôn khuyến cáo phụ huynh khi tìm dịch vụ can thiệp lưu ý những điều sau: Thứ nhất, người phụ trách chuyên môn của cơ sở phải được đào tạo chuyên môn bài bản về tự kỷ, tốt nhất là ở các nước phát triển (Mỹ, Úc là những nơi có nhiều ngành học về tự kỷ), hoặc một số đơn vị đào tạo trong nước về giáo dục đặc biệt, tâm lý, âm ngữ trị liệu, hoạt động trị liệu… Thứ hai, hệ thống phương phápmà cơsởđó sửdụngcần nằm trong danh mục các trị liệu có bằng chứng khoa học. Đó là những khuyến cáo mà Mạng lưới tự kỷ Việt Namđã nhiều lần đưa ra, tuy nhiên, thực tế phụ huynh, người nhà bệnh nhân tự kỷ gặp đủ loại quảng cáo phi khoa học, lôi kéo họ. Hiệnnay cónhiều trung tâm, đơnvị chămsóc, trị liệuhoặc giáodục trẻ tựkỷ khôngphép. Trẻ tựkỷđược can thiệp sớm, đúng cách sẽhòanhậpđược và cóđónggóp cho xãhội. “Loạn” dịch vụ can thiệp tự kỷ

RkJQdWJsaXNoZXIy MTA3Mzg1MA==