Ngày Nay số 318

Nhiều nhân viên và người lao động nước này bày tỏ lo ngại rằng đề xuất tăng giờ làm việc sẽ chỉ mang lại lợi ích cho người sử dụng lao động và buộc người lao động phải làm việc nhiều giờ hơn. Họ cho rằng sự thay đổi này sẽ làm mất đi tính cân bằng giữa công việc và cuộc sống ở một quốc gia mà cường độ làm việc vốn rất khắc nghiệt. Số giờ lao động của người Hàn Quốc nhiều hơn hầu hết các quốc gia đối tác của nước này. Họ làm việc trung bình 1.915 giờ/năm, trong khi số giờ lao động trung bình của người Mỹ và Pháp lần lượt là 1.791 giờ và 1.490 giờ mỗi năm. Theo thống kê từ Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế (OECD), số giờ làm việc mỗi tuần tại hầu hết các quốc gia thành viên là 35 giờ, đạt mức trung bình 1.716 giờ/ năm. Kế hoạch tăng giờ lao động quy định mỗi tuần từ 52 giờ lên 69 giờ của chính phủ Hàn Quốc được đưa ra trong bối cảnh nhiều quốc gia phương Tây như Anh, Mỹ đều đâng cân nhắc giảm số ngày làm việc mỗi tuần xuống còn 4 ngày. Chính quyền Tổng thống Yoon Suk Yeol giải thích rằng quy định mới sẽ đưa ra giới hạn về số giờ làm việc mỗi tháng, mỗi quý hoặc mỗi năm, qua đó tạo điều kiện để người lao động có nhiều thời gian rảnh hơn. Bên cạnh đó, quy định này cũng sẽ hạn chế tình trạng bóc lột lao động, phải làm việc 60 giờ/ tuần trong 3 tuần liên tiếp. Điều này có nghĩa làmột tuần làm việc bốn ngày là một khả năng, Bộ trưởng Lao động Hàn Quốc Lee Jung-sik cho biết trong một cuộc họp báo gần đây. “Những quy định về số giờ làm việc hiện tại không đáp ứng được nhu cầu ngày càng đa dạng và phức tạp, cũng như hạn chế sự lựa chọn của người sử dụng lao động và người lao động. Điều này không phù hợp với các tiêu chuẩn toàn cầu vốn nhấn mạnh đến quyền được lựa chọn và quyền được bảo đảm sức khỏe”, Bộ trưởng Việc làm và Lao động Hàn Quốc Lee Jung-sik cho biết. Bộ Việc làm và Lao động HànQuốcđưa ra tuyênbốcho rằngđềxuất thayđổi quyđịnh giờ làm việc nhằm phù hợp với phong cách làm việc thế hệ trẻ (Gen Z), bởi nhóm lao động này có xu hướng thích sự linhhoạt trongcôngviệc và cuộc sống. Tuy nhiên, đề xuất này vẫn gây ra phản ứng dữ dội từ những người lao động vì lo ngại quy định mới sẽ tạo cơ sở pháp lý để những người sử dụng lao động “có cớ” yêu cầu nhân viên làm việc nhiều giờ hơn. “Các kế hoạch của chính phủ đang đi ngược lại những nỗ lực nhất quán của cộng đồng quốc tế nhằm cải thiện môi trường làm việc cho người lao động”, một nhóm lao động đại diện cho thế hệ 100.000 người. “Cho phép tuần làm việc tối đa 69 giờ trong mùa cao điểm tương đương với việc quay trở lại ‘chế độ khủng hoảng’ và điều này sẽ gây hại cho sức khỏe của người lao động”, lãnh đạo một công ty công nghệ thông tin lớn có trụ sở tại Bundang, tỉnh Gyeonggi, chỉ rõ. Theo Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), thời gian làm việc căng thẳng kéo dài sẽ làm tăng nguy cơ gây đột quỵ và bệnh tim. “Làm việc từ 55 giờ trở lên mỗi tuần là một mối nguy hiểm nghiêm trọng với sức khỏe con người”, bàMaria Neira, Giám đốc Bộ phậnY tế, Sức khoẻ cộng đồng và Môi trường củaWHO, nhấnmạnh. Kim Sung-hee, giáo sư tại Viện Nghiên cứu Lao động và Việc làm thuộc Đại học Hàn Quốc, cho biết một số ngành sẽ cần thời gian làm việc nhiềuhơn trongmùa cao điểm, nhưng việc áp dụng quy định làmviệc 69 giờ/tuần là không phù hợp vì nó sẽ khiến người lao động thường xuyên bị yêu cầu làm việc nhiều giờ hơn. Ông cũng bày tỏ sự hoài nghi về việc chính phủ sẽ đảm bảo người lao động được hưởng các kỳ nghỉ dài hơn trong đề xuất mới. “Việc người sử dụng lao động ép nhân viên làm việc nhiều giờ hơn về cơ bản là để tiết kiệm chi phí doanh nghiệp. Kế hoạch của chính phủ cho phép các công ty tăng số giờ làm việc tối đa mỗi tuần chỉ phản ánh mong muốn này của người sử dụng lao động. Tuy nhiên, việc kéo dài kỳ nghỉ cũng sẽ ăn mòn chi phí doanh nghiệp ở một cách khác. Kế hoạch này sẽ không đạt hiệu quả cao khi áp dụng vào thực tế”, ông Kim nhấnmạnh.n Gen Z tuyên bố. Người lao động trong ngành công nghệ thông tin cũng phản đối kế hoạch này, họ cho rằng Hàn Quốc sẽ “lùi về quá khứ” nếu áp dụng quy định 69 giờ làm việc mỗi tuần. Người lao động trong nhóm ngành này nhiều khả năng sẽ một lần nữa phải chịu đựng cái gọi là “chế độ khủng hoảng”. Đây được xem là nguyên nhân khiến cho nhiều người căng thẳng đến mức phải tự tử, một vấn đề từng được giải quyết khi Hàn Quốc thông qua giới hạn 52 giờ làmviệcmỗi tuần. “Họ nói rằng tổng số giờ làm việc một năm của chúng tôi sẽ giữ nguyên hoặc giảm xuống. Thế nhưng khối lượng công việc chắc chắn sẽ không giảm”, một côngnhân34 tuổi, làm việc tại một chi nhánh của Samsung, cho biết. Theo OECD, thời gian làm việc cũng được cho là một trong những nguyên nhân chính khiến tỷ lệ sinh của Hàn Quốc thấp nhất thế giới, ở mức 0.78, trong khi tỷ lệ tự tử của nước này thuộc hàng cao nhất thế giới, ở mức 24.1 trên Hàn Quốc “đi ngược chiều” về quy định giờ lao động Chính phủ Hàn Quốc mới đây đã đề xuất tăng số giờ làm việc quy định mỗi tuần từ 52 lên 69 giờ, gây ra phản ứng trái chiều trong dư luận nước này. Một số chuyên gia cho rằng đề xuất này có nguy cơ làm tăng tỷ lệ thất nghiệp tại Hàn Quốc. Chủ tịch Hội đồng Biên tập: NguyễnXuânThắng Tổng Biên tập: TrầnVănMạnh PhóTổng Biên tập: NguyễnHùng Sơn, PhạmHữuQuang, LêThị Lương Thư ký tòa soạn: Nguyễn LệHằng VănphòngTổngBiên tập: Tầng 1 nhà D3, khu 7,2 ha, PhốVĩnh Phúc, Ba Đình, Hà Nội Tòa soạn: P201-202-203, Nhà B5, Khu Ngoại giao Đoàn, 298 KimMã, Ba Ðình, Hà Nội. Tel: (84-4) 22487777 - 22497777*Email: toasoan@ngaynay.vn Hotline: 096. 234. 1234 Vănphòngđại diện tại TPHCM: Lầu2-3, 58NguyễnBỉnhKhiêm, phườngĐaKao, Quận1. Số318 In tại: Nhà inTiếnBộ GPXB: Số 335/GP-BTTTT cấpngày 23/7/2015 TẠPCHÍ MỘC CHI (dịch) Nhânviênphân tích số liệu tài chínhHànQuốc làmviệc với cườngđộ cao. Nhânviênvăn phòngHàn Quốcmệtmỏi nằmdài trên ghế làmviệc. NGAYNAY.VN 23 THẾGIỚI Số318 - ThứNăm, ngày23/3/2023

RkJQdWJsaXNoZXIy MTA3Mzg1MA==