Ngày Nay số 323

NGAYNAY.VN 12 Số323 - ThứNăm, ngày27/4/2023 CHUYÊNĐỀ Nguy cơ rình rập bãi đá linh thiêngMurujuga Bán đảo Burrup thuộc dải bờ biển phía tây bắc nước Úc được biết đến là nơi linh thiêng đối với thổ dân bản địa, họ gọi bán đảo này là Murujuga. Tại đây có hàng triệu bức tranh được khắc tạc trên đá với tuổi đời lên đến 50.000 năm. Chúng ghi lại hình ảnh những loài động vật đã tuyệt chủng và một số mô tả về khuôn mặt con người kể từ thời xa xưa. Tuy nhiên, không chỉ được nhớ đến bởi những tác phẩm nghệ thuật trên đá (petroglyphs), bán đảo Burrup còn được coi là “cửa ngõ của các hoạt động khai thác dầu khí lớn nhất tại Úc”. Hiện nay, một dự án khí đốt tự nhiên hóa lỏng có quy mô lớn đang được triển khai tại ngoài khơi khu vực bán đảo Burrup. Một số người dân trông coi Murujuga theo truyền thống của cộng đồng thổ dân bản địa Úc chia sẻ rằng các dự án khai thác công nghiệp đã và đang đe dọa nghiêm trọng đến nơi vô cùng thiêng liêng đối với họ. “Đứng tại nơi đây, bạn sẽ cảm nhận được vùng như không có tiếng nói. Chúng tôi hoàn toàn không thể nói không hay phản đối những dự án đó, bởi chính quyền đã cấp phép cho những hoạt động ấy.”, Ông Walker, hướng dẫn viên du lịch bản địa tại Murujuga, chỉ rõ. Đây không phải lần đầu tiên ngành khai thác mỏ và tài nguyên tại Úc gây ra những ảnh hưởng tiêu cực đến công tác bảo tồn và gìn giữ di sản của cộng đồng thổ dân, tộc người bản địa ở quốc gia này mà vẫn được chính quyền địa phương cấp phép. Năm 2020, chính quyền bang Tây Úc đã chấp thuận để Rio Tinto, công ty khai thác mỏ lớn nhất tại Úc, cho nổ các hang động có giá trị về mặt khảo cổ học ở hẻm núi Juukan, dù không nhận được sự đồng thuận từ cộng động người dân bản địa. “Sự việc đã thu hút sự chú ý của cộng đồng quốc tế đến hoạt động kinh doanh, khai thác vốn vẫn luôn được coi là ‘bình thường’ tại Úc. Họ đã phản đối quyết liệt chủ trương phá bỏ những công trình có giá trị về mặt lịch sử, văn hoá để làm kinh tế tại Úc”, ông Kado Muir, lãnh đạo Hội đồng Danh hiệu Bản địa Quốc gia Úc (NNTC), cho biết. Kết quả là sau đó chính đất này: Nó vẫn đang ‘sống’, nhưng chính những hoạt động khai thác tài nguyên đang khiến mảnh đất này dần chết mòn”, ông Clinton Walker, người Ngarluma - một tộc người bản địa ở Úc tâm sự khi đứng trước bãi đá linh thiêng tại Murujuga. Ông Walker chia sẻ rằng mỗi buổi sáng sớm, trong khung cảnh tĩnh mịch, đứng trước những tác phẩm được biểu thị trên đá – di sản mà cổ nhân để lại, ông có thể cảm nhận được sức sống của vùng đất này và “sợi dây liên kết” của tổ tiên của mình. Tuy nhiên, tất cả sẽ biến mất khi tiếng ồn ào của hoạt động khai thác công nghiệp trên khắp bán đảo Burrup xuất hiện. Sự việc này tại Murujuga đặt ra một vấn đề lớn trong công tác bảo tồn và gìn giữ di sản của cộng đồng thổ dân, tộc người bản địa tại Úc, bên cạnh quá trình khai thác tài nguyên. Ngoài ra, sự việc này cũng cho thấy sự bất bình đẳng, sự chia rẽ sâu sắc trong mối quan hệ giữa các cộng đồng tại Úc, giữa những người bản địa mong muốn lưu giữ nét truyền thống của vùng đất lâu đời, với những người theo đuổi lợi nhuận hàng tỷ USD kiếm được từ mảnh đất ấy. “Chúng tôi thấy mình NGỌC PHẠM (theoNewYork Times) Khai thác công nghiệp bào mòn “di sản trên đá” ÔngClinton Walker đứng bênmột tác phẩmtrên đá củangười Ngarluma. NhàmáyYaraPilbaraởMurujuga,một trongnhững cơ sở sản xuất amoniac lớnnhất thếgiới. Chính phủ Úc đang đứng trước một bài toán nan giải giữa việc thúc đẩy phát triển kinh tế thông qua hoạt động khai thác công nghiệp và mong muốn lưu giữ, bảo tồn các công trình di tích có giá trị lịch sử của cộng đồng người dân bản địa.

RkJQdWJsaXNoZXIy MTA3Mzg1MA==