Ngày Nay số 323

Số323 - ThứNăm, ngày27/4/2023 Mức lạm phát lương thực lên đến 62% Không đủ khả năng mua thức ăn cho gia đình ngay cả trong tháng lễ Ramadan, bà Noura Ayad đã phải đưa ba đứa con của mình đi nhận bữa ăn từ thiện do một đơn vị phân phát tại thủ đô Cairo, Ai Cập. “Gia đình chúng tôi đã hết thịt gà kể từ ngày thứ 10 trong tháng lễ”, bà Ayad cho biết. Gia đình bà hiện đang sống dựa vào thu nhập từ công việc lái xe của người chồng, thế nhưng khoản tiền ít ỏi ấy đang bị bào mòn từng ngàydo lạmphát liêntục tăng cao tại Ai Cập. “Chúng đang cố sống sót qua cuộc khủng hoảng này”, bà Ayad tâmsự. Tính riêng trong tháng Ba, với mức lạm phát gần 33% và lạm phát lương thực 62%, những con số gần chạm ngưỡngcaokỷ lụctrongnhiều thập kỷ, cuộc sống của người dân Ai Cập gặp rất nhiều khó khăn về mặt tài chính, họ dần không còn đủ khả năng chi trả những nhu cầu thiết yếu của cuộc sống. Bà Ayad chỉ là một trong số hàng trăm người trong buổi ăn “tập thể”, được tổ chứcphi lợi nhuậnAal El Beit hỗ trợ, diễn ra gần nhà thờ Hồi giáo Al-Hussein vào tháng lễ Ramadan. Trong vòngmột nămqua, đồng bảng Ai Cập đãmất gần một nửa giá trị so với đồng USD, đẩy giá tiêu dùng tăng hơn hai lần khiến hàng triệu người dân tại quốc gia nhập siêu này rơi vào cảnh nghèo đói. Số liệu từ Ngân hàng Thế giới cho thấy, ngay cả trước cuộc khủng hoảng, đã có đến 30% người dân Ai Cập phải sống dưới mức nghèo đói, và đến nay ngày càng có nhiều đối tượng dễ bị tổn thương hơn, khiến tỷ lệ này chưa có dấu hiệu suy giảm. Theo nhận định từ một số chuyên gia tài chính, cuộc khủnghoảng tiền tệ tại Ai Cập nhiều khả năng sẽ tiếp tục “trượt dài”, bởi chínhphủnước này sẽ buộc thả nổi đồng tiền, như một phần điều kiện của gói cứu trợ trị giá 3 tỷ USD từ QuỹTiền tệ Quốc tế. Hoạt động nhập khẩu “tắc nghẽn” Trong hơn một năm qua, nhiều gia đình khó khăn tại Ai Cập đã phải cắt giảm các loại thực phẩm trong mỗi bữa ăn, đặc biệt là thịt cũng như các nhu yếu phẩmkhác, để có thể duy trì cuộc sống với mức tài chính eo hẹp. Một số người thậm chí đã phải “vật lộn” kiếm sống để có một bữa tối, sau chuỗi ngày nhịn ăn uống trong tháng lễ Ramadan. “Số người tìm đến các điểm hỗ trợ bữa ăn miễn phí ngày một đông hơn, trong khi giá hàng hoá tiếp tục tăng chóng mặt. Số tiền từ thiện mà chúng tôi chi ra trong tháng lễ Ramadan cao hơn gấp năm lần thời điểm thông thường, thế nhưng vẫn không cung cấp đủ bữa ăn chomọi người”,Mahmoud Emam, tình nguyện viên của tổ chức Aal El Beit, cho biết. Bên cạnh việc đồng tiền suy yếu, chính phủ Ai Cập vẫn tiếp tục tăng giá nhiên liệu trong nước. Đây cũng chính là một trong những nguyên nhân đẩy giá cả tiêu dùng tại quốc gia này tăng mạnh. Đến nay, không có mặt hàng nào không bị ảnh hưởng bởi tình trạng lạm phát, kể cả cà phê và bột mì, một trong những nguyên liệu quan trọng để làm bánh baladi - thực phẩm thiết yếu của đa số gia đình tại quốc gia Bắc Phi này. Tuy nhiên, dù là quốc gia nhập siêu từ nước ngoài, nhưng do chủ trương tiết kiệm ngoại tệ nhằm nâng mức dự trữ ngoại hối, hoạt động nhập khẩu hàng hoá thiết yếu tại Ai Cập hiện gặp rất nhiều điểm “tắc nghẽn”. Tình trạng này khiến cho hàng hoá ở những cửa tiệm do chính phủ nước này điều hành cũng rất hạn chế. “Hàng dài người dân xếp hàng chờ mua gạo, nhưng sau cùng họ chỉ đợi được một thông báo ‘hết hàng’. Khi mọi người biết có gạo, họ đã gọi rất đông người thân trong gia đình, họ hàng, thậmchí cả bạnbè củamìnhđến đểmuagạo.Họcốgắng mua nhiều nhất có thể, bởi hàng hoá đang dần trở nên khan hiếm”, ông Ahmed Samir, nhân viên thu ngân tại một khu chợ thực phẩm do chính phủ Ai Cập điều hành ở phía đông thủ đô Cairo, cho biết. “Tôi đã nhiều lần xếp hàng và đi tìmmua gạo, thịt trong những tháng gần đây. Tôi nghe nói rằng có thể mua gạo ở khu chợ thực phẩm do chính phủ điều hành, nhưng khi đến nơi, tôi chẳng thể tìm thấy gì ở đó”, ôngMostafa El Sayed, 62 tuổi, kể lại. Emam Ragab, một công chức đang nuôi ba đứa con với mức lương 4.000 bảng Ai Cập mỗi tháng (tương đương gần 130 USD), cho biết thực phẩm được bán ở những khu chợ do chính phủ điều hành không rẻ hơn nhiều so với thực phẩm tại các siêu thị thông thường. “Chính phủ nên tăng cường hỗ trợ người dân trong bối cảnh khủng hoảng kinh tế như hiện nay”, cô Ragab chia sẻ. n “Trước đây, các gia đình tại Ai Cập, đặc biệt là ở những vùng nông thôn, người dân đều tự làm bánh mì baladi. Họ quan niệm rằng việc phải đi mua bánh mì ở bên ngoài là điều đáng xấu hổ, bởi đó là dấu hiệu của sự lười biếng, tự mãn và thiếu cố gắng trong cuộc sống”, ông Refaat Abdel Aal, 68 tuổi, sống ở làng elAdadiya, chia sẻ. “Nhưng việc chi phí nguyên liệu tăng tới 70%chỉ trong vòngmột năm, mọi người hiệnphải xếphàng bên ngoài mua bánh mì bên ngoài các cửa tiệm do chính phủ điều hành. Ít nhất họ có thể nhận được bánh mì trợ cấpởđóngay cảkhi nókhông có mùi vị như những chiếc bánh họ tự làmở nhà”. Lạm phát khiến người Ai Cập phải “gõ cửa” các điểm ăn miễn phí Lạmphát tăng vọt khiến cho cuộc sống của người dân Ai Cập gặp rất nhiều xáo trộn. Ngay cả trong tháng lễ Ramadan, tình trạng giá cả hàng hoá leo thang, thiếu hụt lương thực thực phẩm vẫn tiếp tục xảy ra. Chủ tịch Hội đồng Biên tập: NguyễnXuânThắng Tổng Biên tập: TrầnVănMạnh PhóTổng Biên tập: NguyễnHùng Sơn, PhạmHữuQuang, LêThị Lương Thư ký tòa soạn: Nguyễn LệHằng VănphòngTổngBiên tập: Tầng 1 nhà D3, khu 7,2 ha, PhốVĩnh Phúc, Ba Đình, Hà Nội Tòa soạn: P201-202-203, Nhà B5, Khu Ngoại giao Đoàn, 298 KimMã, Ba Ðình, Hà Nội. Tel: (84-4) 22487777 - 22497777*Email: toasoan@ngaynay.vn Hotline: 096. 234. 1234 Vănphòngđại diện tại TPHCM: Lầu2-3, 58NguyễnBỉnhKhiêm, phườngĐaKao, Quận1. Số323 In tại: Nhà inTiếnBộ GPXB: Số 335/GP-BTTTT cấpngày 23/7/2015 TẠPCHÍ MỘC CHI Người dân chen chúcmuahàng tạimột khu chợ thực phẩm do chínhphủAi Cậpđiềuhànhở thủđôCairo. Hàngdài người dân chờmua bánhmỳbaladi tạimột cửa tiệmởAi Cập. NGAYNAY.VN 23 THẾGIỚI

RkJQdWJsaXNoZXIy MTA3Mzg1MA==