Ngày Nay số 352

Số352 - ThứNăm, ngày23/11/2023 động 17 triệu người/tháng. Sản phẩm các làng nghề đã xuất khẩu tới hơn 40 quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới. Sự phát triển của làng nghề đã tạo điều kiện kết nối cộng đồng, phát triển giá trị văn hóa, lịch sử truyền thống, lưu giữ tinh hoa nghệ thuật từ đời này sang đời khác. Còn nhiều thách thức Để góp phần gìn giữ, bảo tồn, phát triển nghề truyền thống, làng nghề, làng có nghề, nâng cao năng lực cạnh tranh trên thị trường cho sản phẩm, thành phố Hà Nội thường xuyên tổ chức các sự kiện, tuần hàng, hội thi, lễ hội, tham gia hội chợ trong nước và quốc tế để tôn vinh sản phẩm làng nghề; tạo sân chơi, khuyến khích các nghệ nhân, thợ giỏi giao lưu học hỏi trao đổi kinh nghiệm để gìn giữ bảo tồn nét văn hóa đặc sắc của làng nghề; phát huy ý tưởng mới để tạo nên sản phẩm phù hợp thị hiếu đương đại... Gần đây, việc phát triển du lịch làng nghề gắn với xây dựng thương hiệu “Thành phố sáng tạo” được văn hóa làng nghề GốmBátTràng. Nón làngChuông. HoaMê Linh. TòHe. Các làng nghề không chỉ là nơi bảo tồn và lưu giữ những giá trị văn hóa, lịch sử, mà còn là nơi góp phần bảo đảm đời sống vật chất và tinh thần ổn định của người dân, là nguồn lực phát triển kinh tế - xã hội của địa phương. Làng nghề đã lan toả những giá trị tốt đẹp đến cộng đồng, đóng góp vào Chương trình xây dựng nông thôn mới, phát triển kinh tế nông thôn, nâng cao chất lượng sống cho cư dân nông thôn. Bộ trưởng Bộ NN&PTNT Lê Minh Hoan các địa phương xác định là hướng ưu tiên trong chính sách quảng bá và phát triển du lịch Thủ đô. Tuy nhiên, các làng nghề vẫn đang đứng trước những thách thức không nhỏ trong thời đại công nghiệp hóa, hiện đại hóa, chưa kể bị chững lại sau một thời gian dịch bệnh diễn ra phức tạp ba năm về trước. Đầu tháng 11 vừa qua, tại Hà Nội, trong khuôn khổ Festival làng nghề, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn phối hợp với Ủy ban Nhân dân thành phố Hà Nội đã tổ chức hội thảo quốc tế “Bảo tồn và phát triển làng nghề”. Nhiều nghệ nhân gạo cội có mặt tại Fesival thừa nhận, làng nghề đang phải đối mặt với thách thức lớn, như chưa áp dụng được tiến bộ khoa học kỹ thuật; thiếu lao động trẻ có trình độ; một số kỹ thuật truyền thống tinh xảo có nguy cơ bị mai một và thất truyền; không có sự liên kết giữa các làng nghề; thiếu kiến thức về thị trường tiêu thụ... Nghệ nhân ưu tú Nguyễn Văn Tĩnh, làng mây tre đan PhúVinh (Phú Nghĩa, Chương Mỹ, Hà Nội) chia sẻ: “Nhiều nghề thủ công đang cần được khôi phục và phát triển. Tôi đề xuất xây dựng cơ chế chính sách cho các nghệ nhân thợ giỏi vì họ là những người đang âm thầm giữ nghề, giữ gìn nét đẹp văn hóa của dân tộc nhưng cuộc sống còn gặp nhiều khó khăn”. Ông Nguyễn Minh Tiến, Giám đốc Trung tâm xúc tiến thương mại nông nghiệp Việt Nam cho rằng, các làng nghề cần phát triển kỹ năng số, đẩy mạnh hoạt động bán hàng trực tuyến, cũng như triển khai công tác xúc tiến thương mại từ trực tiếp sang trực tuyến. “Nền tảng mạng xã hội cho phép chúng ta hỗ trợ cho các chủ thể sản phẩm cạnh tranh được bằng chất lượng sản phẩm, bằng câu chuyện sản phẩm. Các câu chuyện kể về nguồn gốc xuất xứ, về quá trình sản xuất sản phẩm tạo ra được niềm tin và cảm xúc với người tiêu dùng, qua đó có thể xúc tiến quảng bá, giới thiệu về truyền thống và nét văn hóa của sản phẩm”, ông Tiến cho biết.n NGAYNAY.VN 5 CHUYÊNĐỀ

RkJQdWJsaXNoZXIy MTA3Mzg1MA==