Ngày Nay số 374

NGAYNAY.VN 14 KHOAHỌC Số374 - ThứNăm, ngày25/4/2024 TIN & TIN n Biến lông gà thành món ăn. Kera Protein, một công ty tại Anh đã triển khai dự án độc đáo biến lông gà thành protein có thể ăn được, nhằm giảm thiểu rác thải từ chăn nuôi gia cầm. Lông gà sẽ được làm sạch, nghiền thành bột và trộn với axit và keratinase - loại enzyme phá vỡ liên kết hóa học mạnh mẽ của keratin. Sau đó đun nóng hỗn hợp này ở nhiệt độ vừa phải trong vòng 14 giờ rồi lọc và làm nguội. Sản phẩm cuối cùng là kết cấu dạng bột giống như collagen, vượt trội hơn các nguồn protein thông thường về cả dinh dưỡng và hương vị. Một trong những thách thức lớn nhất của công ty là chi phí sản xuất. Lông gà phải trải qua quá trình chiết xuất kéo dài 34 giờ, vừa tốn thời gian vừa tăng chi phí. Do đó, Kera Protein hiện chỉ hợp tác với một trang trại duy nhất, duy trì sản xuất ở quy mô khiêm tốn. n Châu Âu mở đường hầm thử nghiệm tàu siêu tốc 1.000km/h. Nằm ở trung tâm đường sắt đã ngừng hoạt động gần thành phố Veendam ở phía bắc Hà Lan, có một đường hầm thử nghiệm màu trắng, mang hình dáng chữ Y dài 420m bao gồm 34 đường ống nối liền nhau rộng khoảng 2,5m. Gần như tất cả không khí bị hút khỏi đường hầm để giảm lực cản và phương tiện chạy bên trong được đẩy bằng nam châm ở tốc độ có thể lên tới 1.000km/h. Các nhà vận hành hy vọng một ngày nào đó hành khách có thể di chuyển từ Amsterdam tới Barcelona trong hai giờ. n Máy bay phản lực không người lái tốc độ cao mới trình làng. Hermeus, một startup người Mỹ vừa hé lộ về Quarterhorse Mk1, nguyên mẫu máy bay phản lực không người lái tốc độ cao mới tại nhà máy ở thành phố Atlanta, Mỹ. Họ đã thiết kế và chế tạo Mk1 trong 204 ngày, đây là một bước tiến hướng tới mục tiêu dài hạn của công ty: Chế tạo máy bay siêu vượt âm nhanh gấp 5 lần tốc độ âm thanh trở lên đầu tiên có thể tái sử dụng. Các chuyến bay thử nghiệm nhằm kiểm tra khả năng cất cánh tốc độ cao và hạ cánh dự kiến sẽ diễn ra tại căn cứ không quân Edwards cuối năm nay. PV Ước tính khoảng 20 triệu người ở miền Nam châu Phi đang phải đối mặt với tình trạng mà Liên Hợp Quốc gọi là “nạn đói cấp tính”. Nguyên nhân do một trong những đợt hạn hán tồi tệ nhất trong hơn 4 thập kỷ đã làm khô héo mùa màng, tàn phá vật nuôi và làm giá lương thực ngày càng tăng cao sau đại dịch và chiến tranh. Malawi, Zambia và Zimbabwe đều đã ban bố tình trạng khẩn cấp quốc gia. Những cơn mưa bắt đầu muộn và lượng mưa thấp hơn mức trung bình. Vào tháng Hai năm nay, khi cây trồng cần lượng mưa nhất thì nhiều vùng ở Zimbabwe, Zambia, Malawi, Angola, Mozambique và Botswana, lượng mưa chỉ bằng 1/5 lượng mưa thông thường. Điều này thật tàn khốc đối với những quốc gia chủ yếu làm nông nghiệp, nơi nông dân sống hoàn toàn dựa vào những cơnmưa. Ở miền Nam Malawi, trong quận Chikwawa, một số cư dân phải lội xuống con sông đầy cá sấu để thu thập một loại củ dại được gọi là nyika để lấp đầy bụng. “Khu vực của tôi cần sự giúp đỡ khẩn cấp”, Cảnh sát trưởng Chimombo tại địa phương chia sẻ. Chikondi Chabvuta, một nhân viên cứu trợ của tổ chức cứu trợ quốc tế CARE, có trụ sở tại Malawi cũng cho biết:“Tìnhhình anninh lương thực đang rất tồi tệ và dự kiến sẽ còn tồi tệ hơn”. Giá ngô đang tăng mạnh. TheoTổ chức Nông lương Liên Hợp Quốc (F.A.O), tại Zambia, giá ngô đã tăng hơn gấp đôi từ tháng 1/2022 đến tháng 1/2024. Ở Malawi, giá ngô tăng gấp 4 lần. F.A.O chỉ ra rằng, ngoài sản lượngthấp, giá ngũ cốc còn cao bất thường do chiến tranhởUkraine -một trong những nơi xuất khẩu ngũcốc lớnnhất thếgiới, cũng như đồng tiền yếu ở một số quốc gia Nam Phi, khiến việc mua ngũ cốc nhập khẩu trở nênđắt đỏ. Một liên minh quốc tế gồm các nhà khoa học tập trung vào đánh giá nhanh các hiện tượng thời tiết cực đoan cho biết nguyên nhân gây ra hạn hán hiện nay là El Nino. Tại Nam Phi, El Nino có xu hướng mang đến lượng mưa dưới mức trung bình. Nghiên cứu cũng chỉ ra rằng El Nino có khả năng khiến cho đợt hạn hán này xảy ra cao gấp đôi. Kiểu thời tiết đó hiện đang suy yếu, nhưng dự kiến sẽ sớm lặp lại. Nghiên cứu kết luận, hạn hán cũng có thể trở nên tồi tệ hơn do nạn phá rừng, làm mất đi lượng mưa cục bộ và làm suy thoái đất. Nguyên nhân của hạn hán khó có thể quy cho sựnóng lên toàn cầu. Điềuđó đặc biệt đúng ở các khu vực như Nam Phi, một phần vì nơi đây không có mạng lưới trạm thời tiết dày đặc cung cấp dữ liệu lịch sử chi tiết. Theo Ủy ban liên chính phủ về biến đổi khí hậu, nhiệt độ trung bình ở Nam Phi đã tăng từ 1,04 đến 1,8 độ C trong 50 năm qua và số ngày nắng nóng cũng tăng lên. Điều đó làm cho một năm khô hạn trở nên tồi tệ hơn. Thực vật và động vật khát nước hơn. Độ ẩmbốc hơi. Đất khô cằn. Các mô hình khoa học chỉ ra rằng Nam Phi nhìn chung đang trở nên khô hạn hơn. Hội đồng liên chính phủ về biến đổi khí hậu gọi Nam Phi là“điểm nóng”về biến đổi khí hậu xét về cả mức độ cực nóng và khô hạn. Đối với hàng triệu người đang cố gắng đối phó với đợt hạn hán năm nay, việc biến đổi khí hậu hay nguyên nhân nào khác hầu như không quan trọng. Điều quan trọng là liệu những cộng đồng này có thể thích ứng đủ nhanh với những cú sốc thời tiết hay không. Joyce Kimutai, nhà nghiên cứu tại Viện Grantham, một trung tâm khí hậu và môi trường tại Đại học Imperial, cho biết: “Điều thực sự quan trọng là khả năng phục hồi trước hạn hán, đặc biệt là ở những khu vực này của lục địa, cần phải được cải thiện”. n Hạn hán đẩy hàng triệu người Nam Phi rơi vào nạn đói PHƯƠNG LY (theoNewYork Times) Thảm họa ngày càng gia tăng do El Nino đang tàn phá các cộng đồng ở nhiều quốc gia, giết chết cây trồng, vật nuôi và khiến giá lương thực tăng vọt.

RkJQdWJsaXNoZXIy MTA3Mzg1MA==