Ngày Nay số đặc biệt Tết Quý Mão

trường hòa bình, ổn định trong nước, giúpphát triển các quan hệ chính trị với các đối tác. Trongbối cảnh toàn cầuphức tạp như hiện nay, chính những chuyến thăm sẽ giúp tăng cường sự hiểu biết và lòng tin giữa các nước, bởi chỉ có đối thoại mới giúp thu hẹp được những khác biệt. Vì thế, nền ngoại giao Việt Nam vẫn phải tuân thủ nguyên tắc độc lập tự chủ, đa dạng hóa, đa phương hóa dựa trên lợi ích quốc gia và luật pháp quốc tế. Chủ trương này nghe có vẻ“khẩu hiệu suông”, nhưng đặt trong bối cảnh cạnh tranh giữa các nước lớn, dịch bệnh và xung đột Nga - Ukraine, thì chính những người làm đối ngoại mới cảm nhận rõ nhất và thấy thấmnhất. Việt Nam là mắt xích quan trọng trong chuỗi cung ứng khu vực và thế giới Thưaông, đượcbiếtngoại giao kinh tế được xác định là nhiệm vụ trọng tâm của ngành ngoại giao Việt Nam trong năm 2022, hoạt động này đã có những đóng góp nổi bật nào cho cơ đồ của đất nước? - Ngoại giao kinh tế được xác định là trọng tâm của ngoại giao Việt Nam bởi nó vừa là yêu cầu trướcmắt, vừa làmục tiêu lâudài. Tất nhiên không có ngành ngoại giao nào, ở bất kỳ thời điểm nào, không cùng lúc thực hiện nhiều mục tiêu, trong đó có ngoại giao kinh tế. Đại dịch COVID-19, kết hợp với cạnh tranh nước lớn và khủng hoảng địa chính trị, cũng đã tạo ra sự đứt gãy các chuỗi cung ứng. Khi thế giới mở cửa trở lại, việc nối lại các chuỗi cung ứng và tái phân công thị trường lao động quốc tế được coi là ưu tiên hàng đầu. Nhiều quốc gia, trong đó có Việt Nam cũng nhanh chóng đón đầu xu hướng này, lựa chọn những chuỗi cung ứng phù hợp dựa trên tiêuchí bềnvữngvàchất lượng cao. Trong giai đoạn dịch bệnh COVID-19 bùng phát dữ dội trên toàn cầu, Việt Nam đã trở thành một mắt xích quan trọng trong chuỗi cung ứng khu vực và thế giới. Do đó chính các doanh nghiệp Mỹ, EU, Nhật Bản, Hàn Quốc đều hỗ trợ tìm kiếm nguồn vaccine cho Việt Nam để duy trì mắt xích quan trọng trong chuỗi cung ứng toàn cầu. Nhờ kiểm soát tốt dịch bệnh, chúng ta mới có cơ sởmở cửa nền kinh tế và từ đó thúc đẩy các hoạt động đối ngoại để tìm kiếm cơ hội từ bên ngoài. Trong các hoạt động ngoại giao kinh tế đầy thách thức, ngành ngoại giao sẽ phải tìm ra được những cơ hội để phục vụ yêu cầu phục hồi nền kinh tế trước mắt và mục tiêu phát triển trong tương lai. Việt Nam đã có một loạt hiệp định thương mại tự do với các nước, các khu vực và đối tác thương mại chủ chốt như EVFTA, RCEP, CPTPP. Đây chính là lúc chúng ta phải đẩy mạnh hiệu lực của các hiệp định này. Trong năm 2022, chúng ta cũngđã thảo luận để tham gia Khuôn khổ kinh tế Ấn Độ - Thái Bình Dương (IPEF). Nếu đạt được thỏa thuận, chắc chắn IEPF sẽ giúp kinh tế Việt Namhội nhập sâu hơn với những thị trường lớn nhất thế giới. Đại sứ đánh giá như thế nào về hoạt độngđối ngoại đaphương của Việt Nam, qua đó nhìn nhận về vị thế của Việt Nam trên trường quốc tế trongbối cảnhhiệnnay? - Thời đại ngày nay không thể tách rời hoạt độngđối ngoại song phương và đa phương. Bởi hàng loạt các vấn đề song phương nhìn rộng ra đều mang nội hàm đa phương. Đó là câu chuyện hội nhập kinh tế, phát triển công nghệ, ứng phó với biến đổi khí hậu, dịch bệnh… Ngành ngoại giao Việt Nam hiện nay luôn tuân thủ nguyên tắc đan xenhợp tác songphương và đa phương, điều này thể hiện rõ nhất khi chúng ta đảm nhận cương vị Chủ tịch ASEAN hay thamgia các cơ chế của Liên Hợp Quốc như Lực lượng Gìn giữ Hòa bình, hay Hội đồngNhân quyền. Các hoạt động ngoại giao đa phương không chỉ giúp Việt Nam tăng cường quan hệ hữu nghị hợp tác với các nước bạn bè, mà còn giúp chúng ta tranh thủ nguồn lực và nâng cao vị thế trên trường quốc tế. Sẵn sàng đón cơ trong nguy Trong năm tới, Việt Nam sẽ bước vào nhiệm kỳ thứ hai với tư cách thành viên Hội đồng Nhân quyền Liên Hợp Quốc. Với kinh nghiệm lâu năm trong ngành, ông có nhận định gì về đóng góp củaViệt Namtrong lĩnh vực bảo vệ quyền conngười? - Đây không phải lần đầu Việt Nam tham gia vào Hội đồng Nhân quyền Liên Hợp Quốc, với bất kỳ cơ chế nào của Liên Hợp Quốc, chúng ta đều tham gia với mục đích đóng góp cho lợi ích chung của thế giới. Mỗi một quốc gia khi nói về nhân quyền, việc đầu tiên họ phải làm là lo cho người dân của mình về vật chất, tinh thần, giống nhưmongmuốn của Chủ tịchHồ Chí Minh: “Đồng bào ai cũng có cơmăn, áomặc, ai cũngđược học hành”. Chỉ khi lo được cho phúc lợi của người dân, thì đất nước đó mới đóng góp cho thế giới. Khi tham gia Hội đồng Nhân quyền, chúng ta đóng góp vào việc thúc đẩy quyền con người trên tất cả các lĩnh vực, dựa trên Tuyên ngôn Quốc tế Nhân quyền (1948) cùng với một số công ước quốc tế về nhân quyền mà Việt Namvàcácnướcđã thamgianhư Công ước quốc tế về quyền dân sự và chính trị và Công ước Quốc tế về các Quyền Kinh tế, Xã hội và Văn hóa. Quyền con người nên được hiểu theo nghĩa rộng, nó không chỉ dừng lại ở câu chuyện tự do, dân chủ mà còn bao gồm quyền bình đẳng giới, quyền tiếp cận giáo dục, quyền bảo vệ trẻ em, người yếu thế,… Việt Nam tham gia vào Hội đồng Nhân quyền của Liên Hợp Quốc là nhằm đóng góp vào các văn bản, văn kiện và các chuẩn mực liên quan tới hợp tác quốc tế vềquyền conngười dựa trên kinh nghiệm trong nước. Quan điểm của Việt Nam về vấn đề quyền conngười đó làphải dựa trênhợp tác, đối thoại với nhau, khôngchủ trương áp đặt quan điểm của nước này lên nước kia bởi mỗi quốc gia đều có sự lựa chọn và con đường phát triển củamình. Vậy ông đánh giá thế nào về những cơ hội và thách thức đang chờ đợi ngành ngoại giao Việt Namtrongnămmới? - Năm 2023 được dự đoán sẽ vẫn hiện hữu những thách thức phức tạp tồn đọng từ năm trước như đà suy thoái kinh tế, lạm phát, cạnh tranh giữa các nước lớn và cuộc khủng hoảng tại Ukraine. Tuy nhiên, việc dịch bệnhđược kiểmsoát, cùngvới đó là nền kinh tế thế giới mở cửa trở lại sẽ là những điểm sáng và tạo ra động lực để nối lại chuỗi cung ứng. Trong năm tới, sự cạnh tranh giữa các nước lớn sẽ còn tiếp diễn và gia tăng. Nhưng các nước lớn cũng bày tỏ mong muốn quản trị cạnh tranh để không xảy ra xung đột. Việt Nam muốn xử lý tốt các mối quan hệ chồng chéo giữa hợp tác và đối đầu của các nước lớn thì cần phải hành động dựa trên ba trụ cột: Lợi ích quốc gia, Độc lập tự chủ, Luật pháp quốc tế. Hoạt động đối ngoại cũng giống như bài toán chọn gói thách thức và gói cơ hội, trong mỗi gói thách thức đều có cơ hội và ngược lại. Do đó người làm công tác đối ngoại phải có bản lĩnh tìm ra cơ hội trongmỗi thách thức. Trong bối cảnh phức tạp như vậy, thử thách lớn nhất cho công tác đối ngoại Việt Nam đó là phải củng cố quan hệ với khu vực và các đối tác lớn, để tạo ra sự cộng hưởng vị thế địa chiến lược của chúng ta, cũng như khả năng tranh thủ nguồn lực để phục vụ mục tiêu tạomôi trườnghòabình và ổn định. n Hoạt động đối ngoại cũng giống như bài toán chọn gói thách thức và gói cơ hội, trong mỗi gói thách thức đều có cơ hội và ngược lại. Do đó người làm công tác đối ngoại phải có bản lĩnh tìm ra cơ hội trong mỗi thách thức”. N G A Y N A Y . V N 11 TIÊUĐIỂM

RkJQdWJsaXNoZXIy MTA3Mzg1MA==