Ngày Nay số đặc biệt Tết Quý Mão

đứng ra giải thích rằng, tinh thần của đoàn diễu hành chỉ đơn thuần là cuộc gặp gỡ của những người yêu thích Việt phục. “Rất may mắn là sau khi lắngnghebọnmìnhgiải thích và hỏi xin ý kiến cấp cao hơn, lực lượng chức năng ở Hồ sự kiện bộ hành đầu tiên của giới cổ phục miền Bắc. Ngày hội được mở ra với mong muốn tạo một sân chơi văn hoá cho các bạn trẻ yêu Việt phục được thoải mái thể hiện sở thích của mình, và đồng thời quảng bá hình ảnh của Việt phục đến gần hơn nữa với thị chúng.” Tuy nhiên, lầnđầu tiên các bạn trẻ đứng ra tổ chức một sự kiện quy mô lớn, không tránh khỏi những vấn đề phát sinh ngoài ý muốn. Chị Nga nhớ lại: “Khi đoàn mới bắt đầudiễuhành, lực lượng chức năng đã ra can thiệp và yêu cầu giải tán, vì lo rằng sự kiện này có thể mang yếu tố tâm linh, tuyên truyền văn hóa, và tụ tập trái phép”. Chị cùng các thành viên trong Ban tổ chức Bách Hoa Bộ Hành đã Bách Hoa Bộ hành – Diễu hành Việt cổ phục Sự kiện diễu hành Việt phục “Bách Hoa Bộ Hành” sáng 19/6 ra đời nhằm chia sẻ và giới thiệu thành quả nghiêncứucủacáccánhân, tổ chức tiêu biểu về trang phục truyền thống như ngũ thân, giao lĩnh, áo dài... Ngày hội ghi nhận sự tham gia của các đơn vị thực hành/ứng dụng cổ phục có uy tín trong cộng đồng Việt phục, bao gồm Đông Phong, Great Vietnam, Hoa Niên - Năm tháng tươi đẹp, Thủy Trung Nguyệt, Đại NamChân ảnh và Quê Cực. Điều đáng ngạc nhiên, đâykhôngphải làsựkiệnđược thực hiện một cách chuyên nghiệp bởi tổ chức, cơ quan, mà là “sân chơi”được tạo nên bởi người trẻ. Biểu diễn trang phục truyền thống tại không gian mở chính là cơ hội để đưa Việt cổ phục và các giá trị truyền thống đến gần hơn với công chúngThủđô, đồng thời nhưmột lời khẳng địnhmạnh mẽ vai trò của người trẻ trên hành trình di sản. Chia sẻ với Ngày Nay, chị Nguyễn Nga - người sáng lập thương hiệu Việt cổ phục Thủy Trung Nguyệt cho biết: “Có rất nhiều cái đầu tiên ở Bách Hoa Bộ Hành. Đây là sự kiện Việt phục có quy mô lớn đầu tiên sau hai năm đại dịch COVID-19 tại Hà Nội, cũng là Gươmđã thông cảmvà quyết định đi theo giám sát, hỗ trợ cho đoàn”. Đây cũng là một bài học kinh nghiệm để các bạn trẻ có thể tổ chức những sự kiện bộ hành sau này quy củ và thành công hơn nữa. Hành trình cây gậy trắng cho người mù Việt Nam Sáng 10/12, lễ mít tinh và diễu hành quanh hồ Hoàn Kiếm thuộc chuỗi sự kiện “Hướng tới bình đẳng, tiến bộ, hòa nhập cho người mù ASEAN”đã được diễn ra trọng thể với sự tham gia của hàng trăm người mù và khiếm thị ở Việt Nam, cùng các đại biểu quốc tế là đại diện Hiệp hội người mù thế giới, Hiệp hội người mù khu vực châu Á – Thái Bình dương và từ các nước ĐôngNamÁ. Sự kiện được tổ chức bởi Hội Người mù Việt Nam nhân kỷ niệm Ngày quốc tế Người Khuyết tật 3/12, hướng tới Thập kỷ Người Khuyết tật Châu Á – Thái Bình Dương 2023-2032. Mục đích của chuỗi sự kiện nhằm thực hiện Công ước quốc tế về quyền của Người Khuyết tật của Liên hợp quốc, Chương trình nghị sự 2030 vì sự phát triển bền vững và Kế hoạch tổng thể ASEAN 2025 về lồng ghép quyền của người khuyết tật. Đoàn người mù và khiếm thị đã diễu hành cùng những cây gậy trắng quanh hồ. Giữa tiết trời mưa bay bay của mùa Đông Hà Nội, họ vai kề vai, cười rạng rỡ, cùng những bước đi mạnhmẽ và hát vang những ca khúc sôi nổi, hào hùng như “Bài ca Hội người mù Việt Nam”, “Việt Nam ơi”, “Đường đến ngày vinh quang”… Hình ảnh đẹp đó gây ấn tượng mạnh mẽ cho người dânThủđôvà cảnhững vị khách nước ngoài. Đã rất nhiều người đứng lặng nghe những giọng ca đầy cảm xúc của người mù, chụp ảnh kỷ niệmvà hỏi thămhọ. Có mặt tại Hồ Gươm, Thương Huyền, sinh viên Đại học Khoa học xã hội và nhân văn chia sẻ: “Em đã rất ngạc nhiên khi nhìn thấy sự nhanh nhẹn của những người mù. Họ dùng gậy và sải bước rất tự tin. Có lẽ vì emchưa hề tiếp xúc với người mù trước đây, và do ấn tượng từ những bộ phim truyền hình, emđã hình dung rất khác về họ”. Dường như, đoàn diễu hành gậy trắng đã phần nào thành công trong việc thay đổi hình ảnh và ấn tượng của cộngđồngvềngườimù, nâng cao nhận thức cộng đồng về đảm bảo an toàn cho người mù khi tham gia giao thông, đồng thời, khuyến khích và tạo điều kiện để người mù phát huy tính tự lập, chủđộng trong các lĩnh vực của cuộc sống, tích cực đóng góp vào sự phát triển chung của xã hội. n Hành trình cây gậy trắng chongườimùViệt Nam. BáchHoaBộhành–DiễuhànhViệt cổphục. N G A Y N A Y . V N 25 VĂNHÓA - DI SẢN

RkJQdWJsaXNoZXIy MTA3Mzg1MA==