Ngày Nay số đặc biệt Tết Quý Mão

Mang trong mình những giá trị văn hoá dân tộc bước ra thế giới, hoà nhập vào đại dương trí tuệ của thời đại, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã chắt lọc tinh hoa của nhân loại, vận dụng sáng tạo và phát triển chủ nghĩa Mác - Lênin vào điều kiện cụ thể của đất nước, từng bước định hình con đường cách mạng của dân tộc, trong đó có quan điểm về mô hình phát triển củaViệt Nam. Đây cũng là lĩnh vực mà Chủ tịch Hồ Chí Minh đã có những đóng góp vô giá cho nhân loại, để các nhà nghiên cứu trong và ngoài nước ghi nhận, suy tôn Người như một “nhà triết học hành động”tiêu biểu của thế kỷ XX. Độc lập, tự do, hạnh phúc - Nội dung cốt lõi của mô hình phát triển Việt Nam theo quan điểm Hồ Chí Minh Nội dung cơ bản nhất của mô hình phát triển của Việt Namdo Chủ tịch Hồ Chí Minh là người khởi thảo có thể khái quát ở cụm từ: Độc lập, tự do, hạnh phúc. Nghiên cứu toàn bộ di sản của Người, chúng ta hiểu con đường cáchmạng của Hồ Chí Minh là giải phóng dân tộc, giải phóng giai cấp, giải phóng con người. Người đã Mô hình phát triển của Việt Nam theo quan điểm của Chủ tịch Hồ Chí Minh đã trở thành nguyên tắc, phương châm sống, hoạt động cách mạng của Người. hoài bão lớn nhất là Tổ quốc được giải phóng, nhân dân được hạnh phúc. Với Chủ tịch Hồ Chí Minh, nước có độc lập rồi thì dân phải được hưởng hạnh phúc, tự do, vì hạnh phúc tự do là thước đo giá trị của độc lập dân tộc. Muốn có hạnh phúc, tự do thì độc lập dân tộc phải gắn liền với chủ nghĩa xã hội. Người nhấn mạnh chỉ có trong chế độ xã hội chủ nghĩa thì mỗi người mới có điều kiện để cải thiện đời sống riêng của mình, phát huy tính cách riêng và sở trường riêng của mình, chăm lo cho con người và con người có điều kiện phát triển toàn diện. Khi Chủ tịchHồ Chí Minh xác định giànhđộc lập theo conđường cách mạng vô sản tức là đã khẳng định độc lập dân tộc đi tới chủ nghĩa xã hội. Chủ nghĩa xã hội trong quan niệm của Chủ tịch Hồ ChíMinhkhôngphải là câu trả lời chomongmuốn chủ quan của con người theo quan niệm duy tâm, không tưởng, mà là câu trả lời cho một sự vận động lịch sử hiện thực theo khái niệm duy vật phê phán. Chủ nghĩa xã hội làmột vấn đề hiện thực, xuất phát từ thực tiễn khách quan, từ hiện thực vận động của lịch sử, từ đặc điểmViệt Nam, một nước vốn là thuộc địa, nông nghiệp lạc hậu, khoa học kỹ thuật kém phát triển, tiến thẳng lên chủ nghĩa xã hội, bỏ qua giai đoạn phát triển tư bản chủ nghĩa. Chủ nghĩa xã hội trong quan điểm Chủ tịch Hồ Chí Minh không thể suy nghĩ chủ quan, giáo điều, nóng vội, duy ý chí mà phải dựa trên cơ sở thực tiễn nước ta, đặc điểm thế giới và xu thế của thời đại. Theo Chủ tịch Hồ Chí Minh, độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội là con đường duy nhất của cách mạng Việt Nam để đạt được mục tiêu độc lập, tự do, hạnh phúc. Đó cũng là sợi chỉ đỏ xuyên suốt tư tưởng Hồ Chí Minh, xuyên suốt đường lối và thực tiễncáchmạngViệtNam. Người cho rằng, chủ nghĩa xã hội nhằm làm cho nhân dân lao động thoát nạn bần cùng, ai cũng có công ăn việc làm, được ấm no và hạnh phúc. Chủ nghĩa xã hội là giải phóng nhân dân lao động khỏi nghèo nàn, lạc hậu. Chủ nghĩa xã hội là một xã hội không có chế độ người bóc lột người, một xã hội bình đẳng, nghĩa là ai cũngphải lao động và có quyền lao động, ai làm nhiều thì hưởng nhiều, ai làm ít thì hưởng ít, không làm không hưởng Tự do, hạnh phúc theo quan điểm Chủ tịch Hồ Chí từng khẳng định: “Nếu nước độc lậpmà dân không hưởng hạnh phúc tự do, thì độc lập cũng chẳng có nghĩa lý gì”. Hoặc “cả đời tôi chỉ có một mục đích, là phấn đấu cho quyền lợi Tổ quốc, và hạnh phúc của quốc dân. Những khi tôi phải ẩn nấp nơi núi non, hoặc ra vào chốn tù tội, xông pha sự hiểm nghèo - là vì mục đích đó... Bất kỳ bao giờ, bất kỳ ở đâu, tôi cũng chỉ theo đuổi một mục đích, làm cho ích quốc lợi dân”. Người lại nói: “Tôi chỉ có một sự ham muốn, ham muốn tột bậc, là làm sao cho nước ta được hoàn toàn độc lập, dân ta được hoàn toàn tự do, đồng bào ai cũng có cơm ăn áo mặc, ai cũng được học hành”. Khi nói chuyên với các nhàbáo, Chủ tịchHồChíMinh nhấnmạnh rằng“cảđời Người chỉ có một đề tài là chống đế quốc thực dân, chống phong kiếnđịa chủ, tuyên truyền cho độc lậpdân tộcvàchủ nghĩa xã hội”. Hiểu mô hình phát triển Việt Nam theo quan điểm của Chủ tịch Hồ Chí Minh còn phải nghiên cứu theo phương châm của người xưa “ý tại ngôn ngoại”. Toàn bộ cuộc đời cách mạng của Người hơn 60 năm, từ buổi thiếu niên cho đến phút cuối cùng, Người đã cống hiến trọn đời mình cho sự nghiệp cách mạng của nhân dân ta và nhân dân thế giới. Người đã trải qua một cuộc đời oanh liệt, đầy gian khổ hy sinh, vô cùng cao thượng và phong phú, vô cùng trong sáng và đẹp đẽ để thực hiện PGS.TS DOÃNTHỊ CHÍN Chủ tịch Hồ Chí Minh - Kiến trúc sư của mô hình phát triển Việt Nam TheoChủ tịchHồChíMinh, độc lậpdân tộcgắn liền với chủnghĩaxãhội làcon đườngduynhất củacách mạngViệtNamđểđạt đượcmục tiêuđộc lập, tự do, hạnhphúc. Đócũng làsợi chỉ đỏxuyênsuốt tư tưởngHồChíMinh, xuyên suốt đường lối và thực tiễn cáchmạngViệtNam. Chủ tịchHồChíMinh làmviệc tại“PhủChủ tịch”Việt Bắc năm1952. Ảnh tư liệu N G A Y N A Y . V N 4 TIÊUĐIỂM

RkJQdWJsaXNoZXIy MTA3Mzg1MA==