Ngày Nay số đặc biệt Tết Quý Mão

Một ca khúc khác, giữa làn điệu í a của tiếng sáo tiêu bỗng ngẫu hứng một đoạn nhạc giao hưởng dồndậpgiúpgiai điệu trởnên bay bổng hơn… Đó là những mảng màu lạ mà quen được nghệ sĩ trẻ Nguyễn Trương Đức – sinh năm 1997, tốt nghiệp khoa Âm nhạc truyền thống, Học viện Âm nhạc Quốc gia Việt Nam “cài cắm” với nỗ lực làm mới âmnhạc truyền thống. Với Trương Đức, phương án đưa nhạc cụ truyền thống đứng bên cạnh các loại nhạc hiện đại không hề mới, trước đó đã có rất nhiều người thực hiện, nhưng mỗi người nghệ sĩ - ở giai đoạn khác nhau, sự thấu cảm khác nhau, luôn cố gắng sáng tạo nhiều nhất có thể trong từng sản phẩm âm nhạc.“Tôi luônmuốnâmnhạc truyền thốngkhoácmột chiếc áo mới gần với thế hệ trẻ, với nhịp thở hiện đại song hành cùng những câu hát í a, nhịp điệu nhẹ nhàng, nghe là biết liền”–Đức cười nói. Trong tiếng đàn bầu, đàn tranh du dương, nhạc phẩm “Son” của nhạc sĩ Đức Nghĩa bỗng réo rét tiếng ghita điện khiến tiết tấu trở nên bừng tỉnh. buồn ngủ của thứ nhạc cổ và tiết tấu nhạc cổ đã được biến tấu, đưa đẩy nhanh hơn, phối khí công phu hơn. “Đào liễu có một mình/Em đi đâu hỡi cô nàng ơi/Đào liễu có một mình/Ấy kìa hai vai đang còn gánh nặng mà để còn nhật trình…” (Điệu Đào liễu - lời cổ). Đức vừa hát vừa gõ tay mô phỏng nhịp phách trên, cứ nói đến nhạc truyền thống là chìm vào say mê, đúng như cái nghề, cái nghiệp“vận”vào người. Là người học âm nhạc truyền thống, cụ thể là đàn bầu, Nguyễn Trương Đức không hề buồn khi nhiều người mặc định: nhắc đến đàn bầu là nhắc đến nhạc đám hiếu. “Điều đó đúng thôi, nói gì thì nói đàn bầu vẫn là hồn cốt, là nhạc dân tộc, là thứ nhạc gần gũi với các cụ, các bà, đưa mọi người về đất mẹ, nhưng đấy là khi các bạn chưa được nghe những bản phối đàn bầu với các nhạc cụ khác. Tôi luôn muốn đưa những bản phối mới về âm nhạc truyền thống đến các bạn trẻ, để các bạn thấy âm nhạc truyền thống cũng hấp dẫn vô cùng”– Đức nói. Một trong những tác phẩm mới mà Đức đem đến cho các bạn sinh viên trẻ gần đây nhất là tác phẩm “Chiến binh và quái thú” diễn trong một cuộc thi của trường FPT. Trong tiếng tùng tùng quen thuộc của nhạc cổ là một đoạn nhạc giao hưởng với tiết tấu nhanh thôi thúc, Lạ hóa nhạc truyền thống qua tiết tấu Song song với công tác giảng dạy âm nhạc, Nguyễn Trương Đức còn là một nghệ sĩ trẻ chuyên hòa âm, phối khí các tác phẩm âm nhạc dân gian, nhạc quê hương trữ tình. Bất cứ bản phối cho bài hát quê hương, dân ca nào, Trương Đức cũng cố gắng đưa nhạc cụ dân tộc vào nhiều nhất có thể. Trong tiếng đàn bầu có thể xen chút hơi hướng nhạc Jazz, thậm chí trong tiếng đàn tranh có pha chút màu sắc nhạc Rock... Những tiết tấu mà chẳng ai nghĩ sẽ được thưởng thức trong một bài hát quê hương đậm chất trữ tình. Mô hình này không mới, nhưng sự sáng tạo nằm ở trong từng bài hát, từng tiết tấu, giai điệu cụ thể. Trương Đức bảo, không phải cứ thích đan xen nhạc nào cũng được, vì phải phù hợp với giai điệu và hoàn cảnh. Người nghệ sĩ phải vô cùng chọn lọc, tìm tòi, “làm mới” từng tí một, từng phần một trên nền nhạc dân tộc đã được thừa hưởng từ ông cha. “Thường trong mỗi bài hát tôi sẽ làm mới 30-40% tiết tấu, và giữ lại 70% giai điệu dân tộc quen thuộc, để các bạn trẻ dễ nghe hơn, nhưng không làm biến mất hoàn toàn dấu ấn của âm nhạc truyền thống”, Đức chia sẻ. Ngồi giữa một quán cafe nhỏ phố Hào Nam, Trương Đức hát khe khẽ một câu hát để tôi thấy sự khác biệt rõ rệt giữa tiết tấu chầm chậm, dễ Nguyễn TrươngĐức và nhómbạn trẻ yêuâmnhạc truyền thống. VIỆT ĐAN Nguyễn Trương Đức kể, tình yêu âm nhạc truyền thống nhen nhóm từ những câu hát của bố, bố Đức rất thích đàn ca sáo nhị - vốn là một lão nông yêu nhạc đơn thuần. Tình yêu ấy cũng được nuôi dưỡng trong hai chị emĐức từ thuở bé, để đến giờ, dù đàn bầu, đàn tranh không thể làm kinh tế nhanh như các loại nhạc cụ khác, Đức vẫn quyết không bỏ nghề. Đừng nghĩ âm nhạc truyền thống N G A Y N A Y . V N 44 KẾTNỐI

RkJQdWJsaXNoZXIy MTA3Mzg1MA==