Ngày Nay số đặc biệt Tết Quý Mão

Điểmkhácbiệt của làng nghềCaoThôn là tạonên nhữngnénhươngcómùi thơmđặcbiệt không làng hươngnào trêncảnước cóđược. Người làmhương ở làng tiết lộ, bột hương được làmbằng36 loại thảomộc từ thiênnhiên vàcác vị thuốcbắc. Những ngày cuối năm, người dân lànghươnggần300 tuổi Cao Thôn (xã BảoKhê, thànhphốHưngYên, tỉnh Hưng Yên) lại tất bật vào guồng, ai nấy khom lưng, trộn bột từ sáng sớm cho tới đêm khuya để tích cực chuẩn bị hàng hóa phục vụTết Nguyên đánQuýMão 2023. Tinh hoa “chưng cất” từ 36 loại thảo mộc Đi dọc theo Quốc lộ 39 từ Hà Nội về Hưng Yên cách chừng 40km, du khách sẽ thấy xuất hiện những phên hương được phơi rải khắp dọc đường, ngõ xóm tạo nên những hình ảnh đẹpmắt. Đó là những hình ảnh của làng hương Cao Thôn, một trong những làng nghề làmhương lâu đời nhất Việt Nam. Hương Cao Thôn nổi tiếng với mùi hương nhẹ thanh, mùi thơm lưu giữ lâu mà hiếm hương ở nơi nào có được. Những ngày cuối năm, đi dọc từ làng trên xóm dưới, khắp nơi trên mảnh đất Cao Thôn đều phảng phất mùi hương của thuốc bắc và thảo mộc. Trên khắp sân vườn của từng hộ gia đình phơi hương tràn ngập Làng hương xạ Cao Thôn được ví như “cái nôi” của nghề làm hương Việt Nam, lưu giữ những nét đẹp tín ngưỡng truyền thống của người Việt suốt bao đời. người dân làng nghề vẫn gìn giữ, bảo tồn và phát triển, duy trì để sản xuất các mặt hàng phục vụ đời sống sinh hoạt tâm linh cho người dân. Điểm khác biệt của làng nghề Cao Thôn là tạo nên những nén hương có mùi thơm đặc biệt không làng hương nào trên cả nước có được. Người làm hương ở làng tiết lộ, bột hương được làm bằng 36 loại thảo mộc từ thiên nhiên và các vị thuốc bắc. Thảo mộc làm hương được bà con đặt mua ở trên rừng, từ các tỉnh biên giới. Trong 36 vị thuốc có một số vị như cam thảo, thảo quả, hoa ngâu, độc hoạt, đại hoàng, xuyên khung, đan bì,... Tuy nhiên, tùy theo cách pha chế thảo mộc của người thợ mà hương làng Cao Thôn có mùi thơm khác nhau nhưng có đặc điểm là mùi dịu nhẹ, phảng phất rất lâu. Làng hương xạ Cao Thôn sản xuất 3 loại chính là hương sào, hương nén và hương vòng. Ngoài ra còn có hương đen, hương quế,... Loại nào cũng được bàn tay người dân làng nghề làm cẩn thận, khéo léo và cho ra những sản phẩmchất lượng, đòi hỏi các công đoạn tỉ mỉ, từ khâu trộn bột, se hương cho đến phơi, sấy hương. Trong đó, quá trình sản xuất hương quan trọng nhất là phải lựa chọn và sử dụng nguyên liệu sạch. Sản phẩm hương phải đảm bảo được sự đồng đều về kích cỡ, thân hương nhẵn, khô, có độ kết dính cao, không bị sứt hay bị vỡ và đặc biệt khi thắp, nén hương phải cháy chậm đều và phải cómùi thơmđặc biệt mà người ngửi vừa cảm thấy thoải mái mà lại không ảnh hưởng tới sức khỏe. Người Cao Thôn luôn tâm niệm rằng 36 vị thuốc bắc này giống như là những tinh hoa của đất trời hội tụ lại trong mùi hương thơm làng Cao Thôn. Đây cũng chính là cái “hồn cốt” mà người dân làng Cao Thôn gìn giữ hàng trăm năm nay. Bởi vậy, những đơn bốc thuốc không được phép truyền cho người ngoài dòng họ. Các cụbô lão kể lại, người làng CaoThôn có giữ tập tục, kỹ thuật có thể truyền lại nhưng bài thuốc pha chế hương không truyền lại cho con gái, con rể, chỉ truyền lại cho con trai, con dâu. Những người con dâu từ làng khác những sắc đỏ vàng của cây hương. Mỗi cây hương đều được các nhân công chăm chút, tỉ mỉ chế tác. Các cụ bô lão trong làngkể lại rằng, làng hương được hình thành và phát triển từ khi bà Đào Thị Khương - người con gái của làng Cao Thôn lấy chồng bên Trung Quốc rồi từ đó về đây truyền nghề làm hương cho dân làng. Bà được tôn là bà tổ nghề hương của vùng. Hiện nay, bà Đào Thị Khương được thờ cúng ở nhà thờ tổ họ Đào tại làng. Để ghi nhớ công ơn của bà Đào Thị Khương, người dân thờ cúng bà ở nhà thờ tổ họ Đào tại làng và lấy ngày bà mất là ngày giỗ Tổ nghề 22/8 âm lịch. Vào ngày này, cả làng tập trung về nhà thờ tổ để thắp hương tưởng nhớ đến người đã mang lại nghề cho quê hương, mang lại công ăn việc làm cho bao thế hệ con cháu Cao Thôn. Làng nghề đã trải qua nhiều cuộc thăng trầm, có những lúc tưởng như mai một, không thể vực dậy được. Ấy là vào giai đoạn kháng chiến chống Pháp - Mỹ, có những thời điểm nghề làm hương xạ còn bị cấm, hay đánh thuế nặng nhưng các thế hệ người dân Cao Thôn vẫn cố lưu giữ truyền dạy lại cho con, cháu. Đến nay MINH ANH Ngày Xuân nhớ mùi thơm ấm nồng của hương Cao Thôn Cứđến cuối năm, người dânCaoThôn lại bậnbịu sản xuất hươngphục vụTết. N G A Y N A Y . V N 48 VĂNNGHỆ

RkJQdWJsaXNoZXIy MTA3Mzg1MA==