Ngày Nay số đặc biệt Tết Quý Mão

hè nữa. Bậc thềm cũ, mình tôi ngồi lại với những ước mơ đầu tiên của một cậu học trò tỉnh lẻ. Tôi ước mơ những đám mây bay thấp. Tôi ước mơ những dòng sông êm ả sương mờ. Tôi ước mơ những vạt áo dịu dàng nắng sớm. Tôi ước mơ những chuyến đi xa. Tôi ước mơ những chân trời lạ…Bao ước mơ thấp thoáng thuở đó, thỉnh thoảng hồi tưởng tôi chợt nghe đuôi mắt cay xè, vì khôngcóước mơ nào dành tặng bà nội! Năm 18 tuổi, tôi khăn gói lên đường lập thân, lập nghiệp. Hành trangđáng tin cậy nhấtmà tôi mang theo, là dáng mẹ đứng nơi bậc thềm bùi ngùi vẫy tay khi chiếc xe chở tôi lăn bánh khuất dần. Hơn 20 năm bôn ba, tôi đã đặt chân đến nhiều hồi tưởng đẹp đẽ. Nhớ vô cùng cái dáng lui cui của bà nội bên bếp lửa mịt mù khói vì đun bằng củi khô. Nhớ vô cùng phiên chợ muộn, lưng áo mẹ đẫm mồ hôi chen chân mua cho được mớ rau con cá. Nhớ vô cùng bóng cha ngồi trầm ngâm, bỏ dở dang câu chuyện mùa màng thất bát. Nhớ vô cùng hai đứa em nhường nhau miếng cơm cháy cuối cùng... Có những khoảnh khắc đã trôi qua, vẫn mãi mãi như cuốn phim âm bản in hằn trong ký ức đời mình! Những ngày cận Tết, tôi không cách nào ngăn được nỗi nhớ về quê cũ, về cái bậc thềm ở căn nhà xưa gắn bó suốt tuổi thơ mình. Năm 10 tuổi, tôi ngơ ngác nhìn mẹ tôi ngồi khóc nơi bậc thềm ấy, ngày bà nội mất! Tôi ngây ngô có hiểu gì về sự chia biệt đâu. Tôi không còn cơhội cầmlược chải mái tóc trắng như cước cho bà nội những buổi trưa đầu làm quen với khái niệm “gia đình là tất cả”. Người Việt xưa nay coi trọng gia đình. Cuộc sống chật chội, không phải dễ duy trì sự sum vầy “tứ đại đồng đường” nữa, nhưng quan hệ máu mủ vẫn chặt chẽ vững bền. Và phương tiện để kết nối tình thân hữu hiệu nhất là mâm cơm. Ca dao lưu giữ một thời túng bấn “Râu tôm nấu với ruột bầu. Chồng chan vợ húp gật đầu khen ngon”. Hương vị không nằm ở râu tômhay ruột bầu, mà ở niềm chan hòa phu thê. Tin cậy và san sẻ từ trái tim đã biến một bữa cơm rất nghèo nàn bỗng dưng ngọt ngào. Tôi vốn thích lang bạt. Tuy nhiên, mỗi khi cái nắng Sài Gòn rực rỡ trên từng cánh mai vàng, tôi bần thần thèm không khí dịu êm bên gia đình. Những lúc ấy, nước mắt không rơi ra, nhưng xót xa và bần thần bao nhiêu kháchsạnnguynga, tôi đãđặt chân đến nhiều biệt thự lộng lẫy, nhưng chưa từng nguôi ngoai hoài niệm ngôi nhà đơn sơ ở cố hương. Ngôi nhà đơn sơ ngày xưa đã được sửa sang nhiều lần, đã thay nhiều màu sơn khác, tôi vẫn mường tượng được bậc thềm cũ với khuôn mặt mẹ tôi hiu hiu chiều gió bấc. Bậc thềm cũ hôm nay mẹ tôi ngồi đúng chỗ hôm nao bà nội tôi thường ngồi. Tấm lưng mẹ cũng gần giống tấm lưng bà nội, đôi lúc hiện lên trong giấc chiêm bao lảo đảo của kẻ tha phương cầu thực là tôi, như một điểm tựa bình yên! Đô thị cưu mang tôi, nhưng mỗi dịp Tết thì tôi đều thu xếp về thăm quê nhà. Bậc thềm ấu thơ không còn dấu thơ ấu nữa, nhưng bậc thềm ấu thơ vẫn nhắc nhở tôi giá trị tìnhthânđộ lượngbất tận. Bậc thềm ấu thơ lặng lẽ góc phố nghèo vẫn tỏa ra một vùng sáng bao dung, để nhắc nhở tôi cách sống chậm lại giữa bao nhiêu thị phi lẫn lộn đen trắng. Có phút giây nao núng tôi nghĩ, những người cùng mìnhđi qua cõi đời này, không phải ai cũng chìa bàn tay dìu dắt như bà nội, không phải ai cũng chìabàn tay chở chenhư mẹ. Tuy nhiên, dẫu gặp nghiệt ngã chừng nào, dẫu gặp bội bạc đến đâu, tôi vẫn ngoảnh lại bậc thềm ấu thơ để được kiêu hãnh làm người sống chậm lương thiện! n Tôi đãđặt chânđếnnhiều kháchsạnnguynga, tôi đãđặt chânđếnnhiều biệt thự lộng lẫy, nhưng chưa từngnguôi ngoai hoài niệmngôi nhàđơn sơởcốhương. Ngôi nhà đơnsơngàyxưađãđược sửasangnhiều lần, đã thaynhiềumàusơnkhác, tôi vẫnmường tượng đượcbậc thềmcũvới khuônmặtmẹ tôi hiuhiu chiềugióbấc. Tranhminhhọa trong trangnàyđượcTạp chí NgàyNay thực hiệnbằng côngnghệTrí tuệnhân tạo (AI) N G A Y N A Y . V N 51 VĂNNGHỆ

RkJQdWJsaXNoZXIy MTA3Mzg1MA==