Ngày Nay số đặc biệt Tết Quý Mão

(Tiếp theo trang5) Xuất phát từ một người dân thuộc địa, Hồ Chí Minh đã nhận rõ mâu thuẫn đối kháng giữa thực dân đế quốc và dân tộc thuộc địa, và minh triết của Người là phải giải tán thực dân, giải phóng thuộc địa. Còn ách nô lệ, còn áp bức dân tộc thì không thể nói tới phát triển. Hay nói cách khác, “dù phải đốt cháy cả dãy Trường Sơn cũng phải kiên quyết giành cho được độc lập” là tiền đề, điều kiện tiên quyết cho sự phát triển. Có độc lập dân tộc rồi thì phải đi lên chủ nghĩa xã hội thì mới thực hiện được phát triển. Bởi vì, phát triển là “mở mang rộng ra, làm chomạnh hơn lên, tốt hơn lên”. Từ độc lập dân tộc đi lên chủ nghĩa xã hội là làm cho xã hội tốt hơn. Nhưng chủ nghĩa xã hội vừa là phương thức vừa mục tiêu của tiến trình cách mạng. Vậy nhận thức thế nào về triết lý phát triển khi bàn về chủ nghĩa xã hội? Phát triển là một quá trình từ thấp đến cao, từ đơn giản đến phức tạp và không bao giờ là một con đường thẳng tắp, bằng phẳng cho mọi dân tộc, trong mọi thời đại. Lịch sử là một quá trình lịch sử - tự nhiên, vì vậy phát triển không bao giờ là sự phát triển theo ý muốn chủ quan kiểu duy ý chí của con người, mà phát triển theo năng lực nhận thức, tôn trọng và hành động theo hệ thống quy luật khách quan của con người. Phát triển, vì vậy, bao giờ cũng xuất phát từ thực tế. Phát triển từ thấp đến cao, từ ít đến nhiều, từ yếu đến mạnh, nhưng điều đó không có nghĩa là một đường thẳng, ngược lại bao hàm trong đó một số giai đoạn phát triển có cả đường cong, đường dích dắc, vừa liên tục vừa đứt đoạn, vừa có tính phổ biến vừa mang tính đặc thù. Đó là một quá trình tích lũy và chuyển hóa không ngừng giữa lượng và chất, thông qua sự đấu tranh giữa các mặt đối lập theo con đường phủ định của phủ định. Nó bao hàm cả những bước tiệm tiến và cả những bước nhảy vọt. Cần có nhận thức đúng đắn, phân biệt giữa phương tiện, những nấc thang và tiêu chuẩn của sự phát triển. Không thể phủ nhận vai trò của lực lượng sản xuất. Bởi vì, “nhờ có được những lực lượng sản xuất mới, loài người thay đổi phương thức sản xuất của mình... Cái cối xay quay bằng tay đưa lại xã hội có lãnh chúa, cái cối xay chạy bằng hơi nước đưa lại xã hội có nhà tư bản đại công nghiệp”. Cũng như vậy, yếu tố con người, lực lượng sản xuất quan trọng nhất; năng suất lao động đều liên quan đến sự phát triển xã hội, nhưng đó chưa phải là tiêu chuẩn của sự phát triển. Phải chăng, khoa học công nghệ, tăng trưởng GDP, sự giàu có, ngay cả luật pháp là tiêu chuẩn, mục đích của phát triển? Phải coi đó là những nấc thang của sự phát triển và tiến đến mục đích của sự phát triển. Còn chất lượng dân sinh, hạnh phúc mới là tiêu chuẩn của sự phát triển. Sự phát triển của lực lượng xã hội, trước hết và quan trọng nhất phải đạt được “phát triển sự phong phú của bản chất con người, coi như là một mục đích tự thân”. Trên cơ sở kế thừa và phát triển sáng tạo những quan điểm của các nhà kinh điển, chủ nghĩa xã hội trong quan niệm của Hồ Chí Minh vừa là phương tiện, nấc thang vừa là mục tiêu của sự phát triển, trong đó điều quan trọng nhất cần nhận thức chủ nghĩa xã hội là mục tiêu của toàn bộ tiến trình cách mạng. Chủ tịch Hồ Chí Minh rất quan tâm tới khoa học công nghệ, tăng trưởng kinh tế, sự giàu có, nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa, năng suất lao động... Nhưng tất cả những điều đó chỉ là phương tiện và nấc thang cho chất lượng dân sinh và hạnh phúc của con người - mục tiêu cao nhất của sự phát triển. Chủ nghĩa xã hội như là mục tiêu trong triết lý phát triển xã hội Việt Nam của Hồ Chí Minh cần phải được nhìn nhận ở ba phương diện: phương diện vật chất - kinh tế; phương diện chính trị; phương diện văn hóa- xã hội. Trên thực tế, đi tới CNXH là một quá trình lâu dài, trải qua một một thời kỳ quá độ với nhiều bước quá độ trung gian. Cách mạng XHCN chứa đựng nhiều cuộc cách mạng, phản ánh các mặt của đời sống tư tưởng, kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội. Vì vậy, quá trình hoàn thiện và xây dựng CNXH cũng cần đạt được các phương diện cụ thể sau. Trên phương diện chính trị, theo Chủ tịch Hồ Chí Minh, đó là chế độ chính trị dân chủ, nhân dân là chủ và làm chủ. Người khẳng định: Nước ta là nước dân chủ. Bao nhiêu lợi ích đều vì Chủ tịchHồChíMinhđến thămNhàmáy xe lửaGia Lâm(ngày 19/5/1955). Ảnh: Tư liệu BácHồ tát nước chốnghạnvới bà connông dânở cánh đồngQuang Tó, xãĐại Thanh, huyện ThanhTrì, HàNội, ngày 12/1/1958. Ảnh: Tư liệu Chủ tịch Hồ Chí Minh - Kiến trúc sư của mô hình phát triển Việt Nam N G A Y N A Y . V N 64

RkJQdWJsaXNoZXIy MTA3Mzg1MA==