Ngày Nay số đặc biệt Tết Quý Mão

1. Sung sướng nhất của đời người lúc trẻ, còn là gì nữa nhỉ? Câuhỏi này, xét rabí hiểmvà tối nghĩa quá. Hỏi một cách chung chung, khó có thể trả lời. Thôi thì, xin nói luôn cho nó vuông, nói gọn cho nó trọn, rằng, thuở còn trẻ cái lúc mà chân đi không chạm đất, trí tưởng tượng bay bổng trên mây, những tưởng co chân nhảy lên một phát đã chạm tới “Bạch vân thiên tải không du du”; những tưởng dẫu bia bọt tràn trề như sông như suối chỉ cần ngửa cổ nốc cạn, nuốt cái ực một phát là xong; những tưởng chỉ một cú mắt liếc tình đưa là cả hàng vạn giai nhânmỹ nữ đều xao xuyến tâm can lẫn mê tít thò lò rồi cả thẩy ngã nhào vào lòngmìnhmà cất lên tiếng thơ: “Đây rượu nồng. Và hồn của em đây/ Em cung kính đặt dưới chân hoàng tử” (Xuân Diệu), rồi lảnh lót tiếng hát nồng nàn như lúc Lưu Nguyễn lạc tới Đào nguyên: “ThiênTiên chúng emxin dâng hai chàng trái đào thơm”(Văn Cao)… Oách quá. Đúng là thuở ấy, mình thiệt oách xà lách. Tóm lại cái thời còn trẻ ấy, sung sướng nhất vẫn là những lúc phóng bút làm thơ tình tràng giang đại hải tha hồ tặng cho mai, lan, cúc, trúcmột cáchhàohứngnhất. Nói nôm na, dân dã nghe tức cười hơn là hễ “thích thì nhích”, chẳng sợ gấu mẹ lù lù canh me trông phát khiếp. Chẳng e dè. Không lo sợ. Thích thì tán tỉnh. Thích thì tỏ tình. Ấy là lúc ai đóbước ra từ thơHuyCận: “Mắt tin cậy và tóc vừa dưỡng rẽ” đã thốt lên tiếng lòng như của chàng trai cực kỳ đángyêu trongcâucadaohơn4.000năm, nay vẫn còn vang vọng: Mình về ta chẳng cho về Ta nắmvạt áo ta đề câu thơ Muốn đề thơ lên đó, ít ra bấy giờ“Tình trong như đã mặt ngoài còn e” (Truyện Kiều), chứ mới ban đầu tri ngộ, mới nhìn thấy dung nhan “chim sa cá lặn, nguyệt thẹn hoa nhường” mà đã sỗ sàng “nắm vạt áo”ắt không thể.Vậy nên, bấy giờphải vận dụng đến sự thông minh miệng lưỡi: “Chim khôn hót tiếng rảnh rang/ Người khôn ăn nói dịu dàng dễ nghe”. Ấy cũng là nghệ thuật“omèo”đó thôi. 2. Ngày xửa ngày xưa, như một lẽ tự nhiên, trong quá trình lao động, nhằm xua tan đi mệt nhọc thì lúc đó, sinh hoạt “văn nghệ văn gừng” ra đời. “Nguyên lý văn học”này, ta có thể nhìn thấy qua hò kéo lưới, kéo gỗ, kéo thuyền, giã gạo, đánh cá, hát đối đáp... Ngoài việc tạo nên sự nhịpnhàngnhằmtập trung cùng thể hiện động tác, còn là dịp trao duyên gửi tình, phát sinh tình cảm. Bởi vậy, một khi đã về quê khi đi lại trên bến đò cũ, nhìn lại dòng sông đã tắm mát trưa hè, có thể“nhập cuộc”với họ. Hơn cả thế, phải nhìnnhậnrằngcó lúchọnói huỵchtoẹtnọ kia là cũngnhằmmục đíchgây cười, tạo ra tiếng cười vui vẻ, xua tan đi mệt nhọc, chứ không đầu không hề có ý nghĩ vẩn đục. Hiểunhư thế làcảmthông, làchia sẻvới sự khỏe khoắn của bà con chân lấm tay bùn đã sáng tạo ra vănhọc bìnhdân. nghĩa xóm nên sự bỡn cợt có lúc khiến họ… đỏ mặt. Phải nói ngay rằng, một khi đã đi vào văn học bình dân, trên đồng cạn dưới đồng sâu, trăng thanh gió mát, chèo thuyền trên sông… ta không thể đến bằng tâm thế nghiêm nghị đạo mạo, khuôn phép đạo đức một cách thái quá mà cần phải mở lòng chung vui thì mới đi ngang qua bờ ruộng đã từng thả diều saumùa gặt hái, ai lại không bồi hồi nhớ về năm tháng thanh xuân tươi trẻ? Mà thuở ấy, có gì? Có câu hò đối đáp bay bướm, lẫn thử thách lúc trao duyên tán tỉnh xa vời nhung nhớ. Đôi lúc đùamà thật, thật mà đùa, đơn giản người “vấn”, kẻ “đáp” cùng tình làng NămMèo bàn chuyện... omèo LÊ MINHQUỐC N G A Y N A Y . V N 78 KHÁMPHÁ

RkJQdWJsaXNoZXIy MTA3Mzg1MA==