Ngày Nay số đặc biệt Tết Quý Mão

Tập tành cầm dao và rửa bát Vượt qua những quan niệm truyền thống cổ hủ, đàn ông Nhật Bản ngày càng chủ động hơn trong các công việc nội trợ. ÔngMasahiroYoshida treo chiếc áo vest của mình lên và mặc vào một chiếc tạp dề màu hồng. Sau gần 65 năm tránh xa căn bếp, người đàn ông này nhận thấy đã đến lúc thực hiện công việc nấu nướng nội trợ. Giống như hầu hết mọi gia đình Nhật Bản, trước đây tất cả các bữa trong nhà Yoshida đều do mẹ của ông chuẩn bị và sau này khi đã kết hôn, vai trò này lại do vợ ông đảm nhận. Thế nhưng, kể từ khi ông Yoshida nghỉ hưu, rời vị trí cán bộ trong chính phủ vào bốn năm trước, vợ của ông đã đề nghị chia sẻ công việc bếp núc trong gia đình. Ông Yoshida đã ngay lập tức đồng ý, nhưng sau đó ông gặp rất nhiều khó khăn trong việc chuẩn bị và nấu những món ăn cơ bản, với ông những video hướng dẫn trên YouTube quá khó hiểu. Chính vì vậy, ông Yoshida đã quyết định đăng ký học các lớp dạy nấu ăn. Đây cũng dần trở thành một xu hướng tại Nhật Bản, khi ngày càng có nhiều đàn ông lớn tuổi lựa chọn đi học các lớp dạy công việc nội trợ để chia sẻ việc nhà với vợ củamình. San sẻ những gánh nặng việc nhà với vợ đang dần trở thành xu thế chung của đàn ông Nhật Bản, nhằm hướng đến một xã hội công bằng, bình đẳng, xoá đi những định kiến phân biệt giới. Theo số liệu từ Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế có trụ sở tại Paris, Pháp, tỷ lệ đàn ông Nhật Bản chăm sóc con cái và làm việc nhà thấp nhất so với tất cả các quốc gia phát triển có mức thu nhập cao trên thế giới. Mỗi ngày, namgiới Nhật Bản trung bình chỉ dành khoảng 40 phút để thực hiện các công việc chung trong gia đình, con số này ít hơn năm lần so với vợ của họ. Ngoài ra, trong số những người được khảo sát, chỉ 14% cho biết họ thường xuyên vào bếp nấu ăn. Tuy nhiên, khi đất nước ngày càng phát triển và có tư duy cởi mở hơn trong các vấn đề về giới, cùng với đó là mức tăng tuổi thọ trung bình của đàn ông, phụ nữ Nhật Bản dần phân định rạch ròi hơn, yêu cầu có sự bình đẳng trong việc đảm nhận công việc trong gia đình. Họ tuyên bố không tiếp tục việc đi sau và dọn dẹp mớ hỗn độn mà chồng củamình bày ra. “Vấn đề lớn nhất đặt ra là những người đàn ông không nhận thức được rằng họ phải là những người có trách nhiệm trong công việc nhà” - ông Yasuyuki Tokukura, người điều hành nhómphi lợi nhuận Fathering Japan, đồng thời là thành viên tổ tư vấn chính phủ những vấn đề về giới trong các hộ gia đình, cho biết. Sự “phân công lao động” theo quan niệm truyền thống trong cuộc sống hôn nhân tại xứ sở Mặt trời mọc hiện vẫn còn tồn tại, bất chấp số lượng lớn phụ nữ cũng đang đi làm và phát triển sự nghiệp giống như nam giới. Theo thống kê mới nhất được công bố, tỷ lệ các hộ gia đình có thu nhập kép, từ cả người chồng và người vợ, cao hơn gấp đôi so với những hộ gia đình có thu nhập đơn lẻ. Khóa học sáu tháng tại trường dạy nấu ăn Better Home bao gồm các kỹ năng nhưbămtỏi, thái nấmvàcách chọn mua thịt tươi ngon. Tất cả đều là những công đoạn quan trọng để thực hiện một món ăn mà ông cần phải thực hành nhuần nhuyễn để có thể “tốt nghiệp” khoá học. “Tôi không biết rằng quá trình nấu nướng để có một món ăn ngon lại phức tạp đến như vậy”, ông Yoshida chia sẻ. Trên thực tế, những định kiến về việc phân chia công việc tronggiađình, giữangười chồng và người vợ, dựa trên đặcđiểmvềgiới vốnđã tồn tại rất lâu trong xã hội Nhật Bản. Trong quá khứ, namgiới Nhật Bản cảđời khôngbaogiờphải cầmdaohay động tay rửabát, cũng bởi như vậy, nên dù là công việc đơngiảnnhất trong gia đình, họ cũng không thể làm được nếu thiếu đi sự hiện diện của người phụ nữ. Không còn xấu hổ khi đứng bếp Ngạn ngữ Nhật Bản có câu: “Danshi chubo ni hairazu” (tạm dịch: Đàn ông nên cảm thấy xấu hổ khi bị bắt gặp đứng trong bếp). Chính những tư duy cổ hủ như vậy khiến các ông chồng cảmthấy rất sợ hãi và luôn né tránh hầu hết mọi công việc nội trợ. Tuy nhiên, ngay cả khi muốn giúp, họ cũng chẳng biết bắt đầu từ đâu và phải làm như thế nào để hỗ trợ bà xã của mình. PHẠMBÍCH NGỌC (theoWashington Post) Đàn ông Nhật Bản “rủ nhau” Buổi học nấu ăn tại cơ sở đào tạoBetter HomeởTokyo. Các học viên chuẩnbị nguyên liệu trướcmỗi buổi học. Khi đất nướcngày càngphát triểnvàcó tưduy cởimở hơn trongcác vấnđềvềgiới, cùngvới đó làmức tăng tuổi thọ trungbìnhcủađànông, phụnữNhật Bảndần phânđịnh rạch ròi hơn, yêucầucósựbìnhđẳng trong việcđảmnhậncôngviệc tronggiađình. N G A Y N A Y . V N 82 KHÁMPHÁ

RkJQdWJsaXNoZXIy MTA3Mzg1MA==