EU điều chỉnh chiến lược chung để đối mặt với đại dịch COVID-19

0:00 / 0:00
0:00
(Ngày Nay) - Đây là cơ hội cho các nhà lãnh đạo EU giải quyết những vấn đề còn tồn tại liên quan đến chiến lược tiêm chủng vắcxin, hạn chế việc di chuyển tự do của người dân hay vấn đề lưu thông hàng hóa...
EU còn nhiều vấn đề liên quan đến chiến dịch tiêm chủng. (Ảnh: THX/TTXVN)
EU còn nhiều vấn đề liên quan đến chiến dịch tiêm chủng. (Ảnh: THX/TTXVN)

Theo phóng viên TTXVN tại Brussels, ngày 25/2, Hội nghị thượng đỉnh bất thường của các nhà lãnh đạo Liên minh châu Âu (EU) đã khai mạc, trong đó 27 nước sẽ thảo luận về cách tiếp cận chung được áp dụng khi đối mặt với các biến thể của virus SARS-CoV-2.

Đây là cơ hội cho các lãnh đạo châu Âu giải quyết những vấn đề còn tồn tại liên quan đến chiến lược tiêm chủng vắcxin của khối, hạn chế việc di chuyển tự do của người dân hay vấn đề lưu thông hàng hóa và dịch vụ.

Lãnh đạo châu Âu bắt đầu thảo luận chiều 25/2 với một phiên dành cho điều phối về dịch bệnh COVID-19. Ngày làm việc tiếp theo sẽ dành cho các vấn đề an ninh và quốc phòng.

Trang tin Euronews cho biết các kế hoạch nhằm chấm dứt đại dịch và trở lại cuộc sống bình thường sẽ chiếm phần lớn chương trình nghị sự cuộc họp. Các nhà lãnh đạo châu Âu sẽ cố gắng áp dụng một chiến lược chung khi đối mặt với các biến thể của virus SARS-CoV-2.

Theo kênh tin tức France 24 (Pháp), ngoài vấn đề vắcxin, các cuộc thảo luận sẽ tập trung vào những biện pháp hạn chế của một số quốc gia như việc siết chặt hoạt động di chuyển qua lại biên giới, khả năng thiết lập hệ thống chứng chỉ tiêm chủng và vấn đề cung cấp vắcxin cho các nước thứ ba, đặc biệt là ở châu Phi.

Chủ tịch Hội đồng châu Âu Charles Michel khẳng định ưu tiên hiện nay vẫn là tăng tốc độ tiêm chủng trên toàn EU, trong đó tập trung vào quá trình cấp phép cũng như sản xuất và phân phối vắcxin.

Ông Michel nhấn mạnh, những vấn đề trong quá trình cung ứng vắcxin đều có thể dự đoán được và các công ty dược phẩm tôn trọng cần phải tôn trọng những cam kết mà họ đưa ra.

Chủ đề này sẽ được thảo luận song song tại Nghị viện châu Âu. Tờ La Croix (Pháp) cho biết, một sự kiện chưa từng có tiền lệ sắp diễn ra, đó là ít nhất 4 Giám đốc điều hành của các phòng thí nghiệm dược phẩm có vắcxin ngừa COVID-19 sẽ tham dự phiên điều trần của các nghị sỹ châu Âu.

Tại hội nghị thượng đỉnh, lãnh đạo 27 nước thành EU cũng sẽ xem xét đề xuất về mục tiêu thành lập Cơ quan Ứng phó khẩn cấp Y tế (HERA) vào năm 2023.

Cơ quan này sẽ có chức năng tương đương với Cơ quan Nghiên cứu và Phát triển nâng cao trong lĩnh vực Y sinh (BARDA) ở Mỹ, với nhiệm vụ giúp đỡ các nhà sản xuất phát triển vắcxin chống lại các biến thể.

Ông Charles Michel cũng đề cập đến việc phải tìm ra sự cân bằng phù hợp giữa các hạn chế di chuyển và quá trình lưu thông hàng hóa trên thị trường đơn nhất.

Trước tình hình các biến thể mới của SARS-CoV-2 đang lây lan mạnh mẽ, một số quốc gia như Đức, Bỉ, Đan Mạch, Phần Lan, Thụy Điển và Hungary đã thực hiện các biện pháp chặt hạn chế qua lại biên giới, điều thường xuyên bị các nhà lãnh đạo EU chỉ trích do gây ảnh hưởng đến cơ chế tự do đi lại ở châu Âu.

Vấn đề giấy chứng nhận tiêm chủng mà một số quốc gia như Hy Lạp đang thúc đẩy trong khi những quốc gia khác như Pháp lại đang muốn kìm hãm, cũng sẽ được giải quyết. Nội dung này đang trong tình trạng "treo", khi mà chiến dịch tiêm chủng ở châu Âu nhìn chung vẫn đang diễn ra khá chậm chạp.

Một nhà ngoại giao chia sẻ trên France 24 rằng, việc đề cập đến chứng chỉ tiêm chủng khi mà chỉ có 4,2% người châu Âu mới nhận được ít nhất một liều vắcxin là điều vô nghĩa.

Theo chuyên gia Alberto Alemanno tại Đại học HEC Paris (Pháp), "hộ chiếu vắcxin" theo một cách nào đó sẽ trao đặc quyền tiếp cận tự do đi lại cho một nhóm công dân nhất định mà không phải cho tất cả người dân và điều này sẽ gây khó khăn cho việc dung hòa tự do đi lại ở EU.

Do đó, các nhà lãnh đạo có thể hài lòng với việc kêu gọi theo đuổi một cách tiếp cận chung, bằng cách hứa quay trở lại chủ đề này vào thời gian tới.

Hội nghị thượng đỉnh của EU diễn ra trong bối cảnh WHO thông báo châu Âu vừa chạm mốc 850.000 người tử vong do dịch bệnh COVID-19.

Giám đốc WHO phụ trách khu vực châu Âu, ông Hans Kluge lưu ý rằng dù tốc độ lây nhiễm đã giảm trong tháng qua nhưng số người nhiễm bệnh vẫn cao gấp 10 lần so với hồi tháng 5 năm ngoái. Đến nay, toàn khu vực châu Âu đã báo cáo gần 38 triệu trường hợp mắc COVID-19.

Theo TTXVN
Nhóm nhạc BTS tích cực quảng bá văn hóa Hàn Quốc. Ảnh: Bighit Entertainment
Giới trẻ châu Á kể chuyện văn hóa dân tộc
(Ngày Nay) - Người trẻ châu Á ngày nay không chỉ năng động, sáng tạo mà còn luôn ý thức gìn giữ và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc. Họ đang thổi bùng sức sống mới cho văn hóa truyền thống bằng những cách thức độc đáo và đầy cảm hứng.
Ảnh minh họa
Công an Hà Nội cảnh báo 24 thủ đoạn sử dụng công nghệ cao để lừa đảo chiếm tài sản
(Ngày Nay) - Theo Công an TP Hà Nội, tội phạm sử dụng công nghệ cao để lừa đảo chiếm đoạt tài sản vẫn diễn biến phức tạp, các đối tượng thường xuyên thay đổi phương thức, thủ đoạn hoạt động, lợi dụng không gian mạng để thực hiện hành vi phạm tội, gây thiệt hại đặc biệt lớn về kinh tế-xã hội.
Ảnh minh họa
WHO ra mắt mạng lưới toàn cầu mới giám sát virus corona
(Ngày Nay) -  Ngày 27/3, Tổ chức Y tế thế giới (WHO) đã ra mắt mạng lưới toàn cầu mới về virus corona CoViNet để phát hiện, theo dõi và đánh giá sớm cũng như chính xác các virus SARS-CoV-2, MERS-CoV và các chủng virus corona mới đe dọa nghiêm trọng sức khỏe cộng đồng.
Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam Phạm Thu Hằng
Việt Nam hoan nghênh Nghị quyết về việc ngừng bắn tại Dải Gaza
(Ngày Nay) - Ngày 27/3, trả lời câu hỏi của phóng viên đề nghị cho biết phản ứng của Việt Nam trước việc Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc thông qua Nghị quyết 2728 về việc ngừng bắn tại Dải Gaza, Người Phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam Phạm Thu Hằng khẳng định: