EU đóng biên giới

Lãnh đạo các nước Liên minh châu Âu nhất trí đóng biên giới toàn khối trong 30 ngày nhằm ngăn Covid-19 lây lan.
Ảnh minh họa
Ảnh minh họa

"Kẻ thù là nCoV và chúng ta phải làm hết sức để bảo vệ người dân, cũng như nền kinh tế. Chúng tôi sẵn sàng làm mọi điều cần thiết và không ngần ngại áp dụng các biện pháp bổ sung nếu tình hình thay đổi", Chủ tịch Ủy ban châu Âu (EC) Ursula von der Leyen cho biết trong cuộc họp báo tối 17/3.

Lãnh đạo các nước Liên minh châu Âu (EU) trước đó thống nhất đề xuất cấm hoạt động đi lại không cần thiết đến khối này trong vòng 30 ngày để đối phó Covid-19.

Biện pháp không áp dụng cho nhân viên và thiết bị y tế, cũng như nhu yếu phẩm. Các lãnh đạo EU cũng nhất trí thành lập tuyến thông quan nhanh ở biên giới nhằm bảo đảm khả năng vận chuyển hàng hóa.
Cảnh sát Tây Ban Nha tại một chốt kiểm soát biên giới hôm 17/3. Ảnh: AFP.

Biện pháp đóng biên giới EU sẽ có hiệu lực ngay khi chính phủ các nước thành viên hoàn tất bước chuẩn bị nội bộ, trong đó Đức dự kiến thực hiện ngay từ sáng 18/3. Hoạt động đi lại trong khối sẽ không bị cản trở.

Lệnh phong tỏa áp dụng cho 30 nước, gồm toàn bộ các quốc gia thành viên EU trừ Ireland, cùng 4 nước không thuộc EU nhưng nằm trong khối Schengen. Những người được miễn trừ gồm công dân EU và thân nhân, thường trú nhân, học giả, bác sĩ và các nhà nghiên cứu tham gia nỗ lực kiểm soát Covid-19.

Anh chưa đóng cửa biên giới dù được EU khuyến khích áp dụng biện pháp này, Chủ tịch EC cho biết thêm.

Đóng biên giới toàn khối được coi là một trong những giải pháp khôi phục đoàn kết sau khi Covid-19 gây chia rẽ giữa các nước trong EU. Ủy ban châu Âu trước đó cảnh báo các nước thành viên không ngăn cản hoạt động cung cấp thực phẩm và thuốc men khi siết chặt biên giới.

Covid-19 tiếp tục lan rộng khi xuất hiện tại 166 quốc gia và vùng lãnh thổ, khiến gần 200.000 người nhiễm nCoV và gần 8.000 người đã chết. Châu Âu trở thành tâm dịch toàn cầu với số ca nhiễm mới tăng mạnh ở một số quốc gia như Italy, Đức, Pháp.

EU hiện nay có 27 nước gồm Áo, Bỉ, Bulgaria, Cộng hòa Cyprus, Cộng hòa Czech, Croatia, Đan Mạch, Estonia, Phần Lan, Pháp, Đức, Hy Lạp, Hungary, Ireland, Italy, Latvia, Liva, Luxembourg, Malta, Hà Lan, Ba Lan, Bồ Đào Nha, Romania, Slovakia, Slovenia, Tây Ban Nha và Thụy Điển.

4 quốc gia không thuộc EU nhưng nằm trong khối Schengen gồm Thụy Sĩ, Iceland, Na Uy và Liechtenstein.

Theo Vnexpress
TIN LIÊN QUAN
Nhóm nhạc BTS tích cực quảng bá văn hóa Hàn Quốc. Ảnh: Bighit Entertainment
Giới trẻ châu Á kể chuyện văn hóa dân tộc
(Ngày Nay) - Người trẻ châu Á ngày nay không chỉ năng động, sáng tạo mà còn luôn ý thức gìn giữ và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc. Họ đang thổi bùng sức sống mới cho văn hóa truyền thống bằng những cách thức độc đáo và đầy cảm hứng.
Ảnh minh họa
Công an Hà Nội cảnh báo 24 thủ đoạn sử dụng công nghệ cao để lừa đảo chiếm tài sản
(Ngày Nay) - Theo Công an TP Hà Nội, tội phạm sử dụng công nghệ cao để lừa đảo chiếm đoạt tài sản vẫn diễn biến phức tạp, các đối tượng thường xuyên thay đổi phương thức, thủ đoạn hoạt động, lợi dụng không gian mạng để thực hiện hành vi phạm tội, gây thiệt hại đặc biệt lớn về kinh tế-xã hội.
Tầng lớp tỷ phú, giàu có tìm nơi tận hưởng cuộc sống “xa xỉ thầm lặng”
Tầng lớp tỷ phú, giàu có tìm nơi tận hưởng cuộc sống “xa xỉ thầm lặng”
(Ngày Nay) -  “Quiet luxury” - sự xa xỉ thầm lặng đang phát triển thành xu hướng sống, phong cách tận hưởng mới của giới thượng lưu. Bắt nguồn từ thời trang, xu hướng này “lấn sân” sang lĩnh vực bất động sản và được giới nhà giàu ưa chuộng. Điều này lý giải vì sao phân khu The Miyabi (thuộc Thành phố đảo Hoàng Gia - Vinhomes Royal Island) được săn đón ngay khi vừa ra mắt .
Ảnh minh họa
WHO ra mắt mạng lưới toàn cầu mới giám sát virus corona
(Ngày Nay) -  Ngày 27/3, Tổ chức Y tế thế giới (WHO) đã ra mắt mạng lưới toàn cầu mới về virus corona CoViNet để phát hiện, theo dõi và đánh giá sớm cũng như chính xác các virus SARS-CoV-2, MERS-CoV và các chủng virus corona mới đe dọa nghiêm trọng sức khỏe cộng đồng.