Khuyến mãi khủng mùa lễ hội, Vietjet tung 5 triệu vé chỉ từ 0 đồng bay khắp Việt Nam và Châu Á 13/12/2019 - 19:31
Ngôi làng tiến sĩ nổi danh nào từng được vua ban chiếu khen ngợi? Thứ Sáu, 15/11/2019 | 11:49 GMT+7 Your browser does not support the audio tag. Báo nói Ngày Nay (Ngày Nay) - Không chỉ là ngôi làng nổi tiếng từ rất xa xưa về truyền thống hiếu học mà nơi đây còn sản sinh ra biết bao bậc hiền tài, bậc trí thức phụng sự đất nước ta. Biệt danh ‘Chúa Chổm’ là của vị vua nước Việt nào? Ai còn nhớ chiếc trực thăng khổng lồ ‘huyền thoại’ của Không quân Việt Nam? Chất độc trong lá ngón giết người nhanh như thế nào? Ông vua nước Việt nào gắn liền với giai thoại 'Nịnh Tây'? 1. Ngôi làng tiến sĩ nổi danh nào từng được vua ban chữ? A. Đông Ngạc (Hà Nội) B. Mộ Trạch (Hải Dương) Là ngôi làng có nhiều tiến sĩ Nho học nhiều nhất cả nước, Mộ Trạch cũng bình dị như bao làng quê khác vùng đồng bằng Bắc Bộ, lấy nghề nông làm trọng nhưng vẫn thể hiện một sự mẫu mực về tính hiếu học được duy trì qua ngàn đời nay. C. Đình Bảng (Bắc Ninh) 2. Trải qua 4 thế kỷ, ngôi làng này có bao nhiêu tiến sĩ Nho học? A. Gần 20 người B. Gần 30 người C. Gần 40 người Làng Mộ Trạch nổi danh trong lịch sử Việt Nam là ngôi làng khoa bảng "độc nhất vô nhị" ở Việt Nam. Trải qua 4 thế kỷ thì làng Mộ Trạch có 36 tiến sĩ Nho học, trong đó có 1 Trạng nguyên (Lê Nại) và 11 Hoàng giáp. 3. Trong danh sách đại khoa, dòng họ nào chiếm đại đa số? A. Họ Vũ Trong danh sách đại khoa, họ Vũ chiếm đa số tuyệt đối với 29 vị, 5 vị họ Lê, 1 vị họ Nhữ, 1 vị họ Nguyễn. Khoa thi Bính Thân 1656, cả nước có 3.000 người đi thi, được 6 tiến sĩ thì làng Mộ Trạch có 3. B. Họ Lê C. Họ Nguyễn 4. Hai anh em được cho là khởi đầu truyền thống khoa bảng của làng Mộ Trạch là ai? A. Vũ Nghiêu Tá và Vũ Hán Bi Theo sách "Kể chuyện tấm gương hiếu học", truyền thống khoa bảng của làng Mộ Trạch trải dài suốt thời kỳ phong kiến. Người mở đầu cho bảng vàng tiến sĩ của làng Mộ Trạch là hai anh em ruột Vũ Nghiêu Tá và Vũ Hán Bi, cùng đỗ thái học sinh năm Giáp Thìn (1304) dưới triều vua Trần Anh Tông. B. Vũ Nghiêu Tá và Vũ Đức Lâm C. Vũ Nghiêu Tá và Vũ Ứng Khang 5. Ngôi làng có 36 tiến sĩ này đã được vua nào ban chiếu khen ngợi? A. Vua Quang Trung B. Vua Gia Long C. Vua Tự Đức Sau khi ghi nhận 36 vị tiến sĩ Nho học, làng Mộ Trạch còn được vua Tự Đức uyên thâm về chữ nghĩa, giỏi về chính trường phải tấm tắc khen và bút phê là “Nhất gia bán thiên hạ” tức là “một làng bằng nửa thiên hạ”. 6. Để nối dài truyền thống hiếu học cho thế hệ mai sau, người dân làng Mộ Trạch đã làm gì? A. Dựng đền thờ các vị tiến sĩ B. Dựng nhà bia lưu tên những tiến sĩ Để nối dài truyền thống hiếu học cho thế hệ mai sau, người dân ở đây đã làm nhà bia lưu tên những tiến sĩ và trạng nguyên đỗ đạt ở nhiều dòng. Đây là một trong những vinh dự đặc biệt mà không phải ngôi làng nào cũng có. C. Cả 2 đáp án trên 7. Ngôi làng tiến sĩ Mộ Trạch còn được mệnh danh là...? A. Văn miếu Quốc Tử Giám thu nhỏ B. Làng Tiến sĩ xứ Đông C. Cả 2 đáp án trên Bên cạnh được vinh danh là "Làng tiến sĩ xứ Đông" khi có nhiều tiến sĩ Nho học nhất cả nước, ngôi làng này còn được người dân địa phương ví như "Văn miếu Quốc Tử Giám thu nhỏ" của làng. 8. Làng Mộ Trạch nay thuộc huyện nào của tỉnh Hải Dương? A. Bình Giang Làng Mộ Trạch là một ngôi làng cổ, nay thuộc xã Tân Hồng, huyện Bình Giang, tỉnh Hải Dương. Làng nằm cách Hà Nội khoảng 50 km trên quốc lộ 5 đường Hà Nội - Hải Phòng, cách thành phố Hải Dương về phía Tây Nam khoảng 30 km. Làng có nhiều dòng họ khác nhau: họ Vũ, họ Lê, họ Nhữ, họ Nguyễn, họ Tạ, họ Cao, họ Đương, họ Trương... Trong đó, họ Vũ chiếm tỷ lệ cao nhất 87,3%. B. Cẩm Giàng C. Nam Sách 9. Đâu là tên gọi khác của làng Mộ Trạch? A. Làng Khả Mộ B. Làng Chằm Thượng C. Cả 2 đáp án trên Theo truyền thuyết, làng được Vũ Hồn lập ra với tên ban đầu là Khả Mộ trang. Vào khoảng thế kỷ thứ IX, cả khu vực quanh thôn đều gọi là làng Chằm (nghĩa là một vùng đất trũng). Làng này vốn có tên là làng Chằm Thượng, hai làng bên là Chằm Hạ và Chằm Trung (sau gọi là Nhuận Đông, Nhuận Tây, hay còn gọi là Hạ Trong, Hạ Ngoài). Truyền thuyết kể lại rằng Vũ Hồn cho nơi này là đất có phong thủy tốt, giữ làng này làm nguyên quán thì đời đời sẽ tiến phát về đường khoa bảng. Dưới mắt phong thủy, Vũ Hồn cho rằng cả vùng Hải Dương là một đại cuộc, huyện Đường An là huyệt trường và làng Chằm Thượng là huyệt kết. Vì vậy ông quyết định cắm đất lập trại và đặt tên làng là Khả Mộ. Nghĩa là vùng đất khi đó còn cằn cỗi nghèo nàn nhưng có thể sau này sẽ trở nên trù phú hơn và sẽ được mến mộ. Mãi đến sau này, vào khoảng triều nhà Trần (1226-1400) mới đổi tên là Mộ Trạch, nghĩa là vùng đất được mến mộ. 10. Lễ hội làng Mộ Trạch diễn ra khi nào? A. 8 tháng Giêng (Âm lịch) hàng năm Thành thông lệ, ngày mồng 8 tháng Giêng hàng năm là ngày hội làng Mộ Trạch. Hậu duệ dòng họ Vũ làng Mộ Trạch khắp mọi nơi sẽ tìm về với quê hương vui ngày lễ hội và thắp nén hương tưởng nhớ người đã sinh ra dòng họ mình cùng các thế hệ ông cha đã góp phần lưu danh thơm làng Mộ Trạch nói riêng và mảnh đất xứ Đông địa linh nhân kiệt nói chung này. B. Rằm tháng Giêng (Âm lịch) hàng năm C. 22 tháng Giêng (Âm lịch) hàng năm Kết quả: 0/10 Kim Dung