Cuộc phiêu lưu giữa cái Đẹp

(Ngày Nay) - Có lần vợ nghệ sĩ Dzũng Art (Nguyễn Quốc Dũng) ghen... Đó là hồi mới cưới, cô thấy chồng mình dù bên giá vẽ hay cầm máy ảnh loanh quanh vẫn một chủ đề: đàn bà mặc áo yếm, áo dài. Lâu ngày, nhà cửa “cơm vẫn lành, canh vẫn ngọt”, bởi Dzũng Art đeo đuổi nó thành sự nghiệp bằng thái độ đúng mực. Sự nghiêm túc và kiên trì của anh đã lấy được sự thấu hiểu, niềm tin của gia đình và các cộng sự.
Một tác phẩm áo dài của Dzũng Art
Một tác phẩm áo dài của Dzũng Art

Hơn 20 năm cầm máy, vậy mà Dzũng Art vẫn chẳng đổi thay quan niệm của mình về vẻ đẹp của phụ nữ Việt Nam: “Phụ nữ đẹp, phụ nữ xinh thì ai cũng thích nhưng cái xinh đẹp ấy không bền. Nó không giữ được cảm tình người khác giới bằng cốt cách bên trong. Một vẻ đẹp ẩn chứ không phải vẻ đẹp lộ ra bên ngoài, ví như một cái áo dài trắng mong manh đơn giản”...

Cuộc phiêu lưu giữa cái Đẹp ảnh 1Nhiếp ảnh gia Dzũng Art

Người tìm duyên dáng xa xưa

Bên trong tà áo dài ấy là tâm hồn người phụ nữ. Bởi phụ nữ Việt Nam đẹp ở tinh thần và từ tinh thần hình thành nên vẻ nền nã, nhu mì bên ngoài diện mạo. Tất nhiên, Dzũng Art vẫn nghĩ: “Phụ nữ bây giờ không phải là không đẹp” nhưng nhiều lý do riêng riêng khiến cách cảm, cách nghĩ của anh hướng về những người đàn bà ngày tháng cũ.

Đó là những năm 50, 60 của thế kỷ trước. Khi Dzũng Art còn rất nhỏ, xung quanh anh các bà, các mẹ, các dì, các cô đi chợ mặc áo dài, thậm chí đi ngủ cũng mặc áo dài, nó là trang phục hằng ngày. Những người chị xóm giềng mặc áo dài trắng tới trường học. Áo dài với anh là dung dị, là đời thường thân thuộc. Áo yếm cũng vậy, những năm tháng anh đi sơ tán trong thời kháng chiến chống Mỹ, anh đã nhìn thấy áo yếm ở nhà quê, rồi hình ảnh đẹp ấy hằn sâu trong trong tâm tưởng lúc nào không biết.

Cuộc phiêu lưu giữa cái Đẹp ảnh 2

Như bất cứ người làm văn nghệ nào, Dzũng Art chọn một đề tài xuyên suốt hành trành sáng tác. Áo yếm, áo dài đã trở đi trở lại thành một cái gu, anh không hề muốn buông bỏ hay trộn lẫn. Nhưng, cái gu này khiến anh càng ngày càng khó tính. Cách thể hiện áo dài của anh đâu phải ai nhìn cũng ưng, đôi khi những cô thiếu nữ của trong ảnh của anh mộc mạc, họ ngồi bên bờ ao vén quần vén áo lên, họ đi qua mưa cầm quạt, họ cầm nón lá hay chiếc khăn mềm... Dường như áo dài trong mắt và trong quan niệm của Dzũng Art khiến anh có phần lạc lõng: “Bây giờ mọi người chỉ diện áo dài dịp lễ, Tết, sự kiện quan trọng. Bóng dáng áo dài trên phố, nẻo quê thưa vắng hơn. Áo dài ngày nay cách tân cũng nhiều. Có kiểu mới thời thượng tôi cảm nhận được vẻ đẹp, có kiểu lại không... Tôi vẫn cứ đi tìm hình ảnh người con gái mặc áo dài trắng giản dị, đi chân đất” – Dzũng Art nói.

Người về vườn quê, nếp cũ

Thế rồi anh đi miết, dọc ba miền đất nước quê hương. Xem ảnh Dzũng Art chụp, người xem rất dễ bắt gặp bức tường than làng cổ Bát Tràng, bó sen mùa hạ, nhà Bắc Bộ 3 gian 2 chái, cầu ao đá, giếng chùa, cổng làng, ao bèo. Những cô gái tuổi mới lớn áo yếm chơi chuyền hoặc xem chỉ tay cho nhau, thiếu nữ áo dài lặng lẽ thả hoa đăng trên sông Hương, khua mái chèo trên sông Hoài, mẹ tết tóc cho con, trẻ con chơi ô ăn quan trên nền đất... Khảo sát những địa điểm chụp để chắt lọc những cái hay, đẹp của văn hóa Việt tất nhiên là mất công. Ấy vậy, Dzũng Art chẳng nặng nề, như một chuyến đi dạo, thả hồn nghĩ: “Cảnh đẹp quá, sau phải quay lại chụp bằng được”.

Cuộc phiêu lưu giữa cái Đẹp ảnh 3

Phong cảnh mà Dzũng Art chọn làm nền cũng là những cảnh cũ, như vườn quê, bậc thềm, tường rêu ẩm ướt. Anh thường dẫn vợ, 2 cô con gái “rượu” đi chụp hay đưa những cô người mẫu mà anh coi như thân thích đến Chùa Mía, Đường Lâm; chùa Bổ Đà, Bắc Ninh... hay tới các di tích còn tương đối cũ theo lối kiến trúc xưa để sáng tác. Nhưng thời gian trôi thấm thoắt, có những địa Dzũng Art trở lại, trải qua khoảng 10-15 năm, người ta đã sửa sang chỉnh trang khiến anh thất vọng: “Họ sửa chùa, nâng chùa từ một tầng thành hai tầng, mái ngói đỏ chói, bức tường mới, tôi chán quá”. Vì thế, Dzũng Art ngày lại càng bận rộn, gắng tranh thủ đi chụp những gì còn sót lại trên nền không gian cũ.

Chụp áo dài suốt hai thập kỷ, nhưng thi thoảng giữa những quán cà phê nho nhỏ Hà Nội, ngồi với người thân tình, Dzũng Art vẫn kêu: “Chụp áo dài khó đấy”. Với người bình thường, khi chụp áo dài đứng như gỗ, tay chân buông ra chẳng biết làm gì. Gương mặt người mẫu đã hiếm gặp, chuyển động của người mẫu áo dài không đơn giản, nhiếp ảnh gia rất khó sắp xếp dáng. Nhưng khi đã chụp quen, anh vào việc, biết việc là tập trung cao độ.

Chẳng thể chụp cái ăn ngay được, Dzũng Art thừa nhận anh chụp hỏng cũng nhiều. Ví như một lần, anh đi với các cô gái ghé chơi đầm Vân Long. Ban đầu, không có ý định chụp, nhưng bỗng nhiên thấy đàn cò trắng, anh nảy ra ý tưởng, bèn bảo hai cô gái mặc áo dài đi lại ở bờ đê. Các cô gái thấy đàn cò trắng liền vui đùa, nô nức đi như khi được về quê chơi. Dzũng Art cầm chắc máy, qua ống kính ánh mắt đuổi bắt như muốn nắm lại một ký ức, một giấc mơ, một điều quý báu. Chụp rất nhanh chỉ 5-7 phút được khoảng 50-60 tấm, anh chọn được một bức đẹp nhất lấy ra – tấm mang tính chuyển mạch trong hành trình nhiếp ảnh. Dzũng Art khẳng định: “Sau bức này, tôi chụp ảnh tươi mới hơn”.

Cuộc phiêu lưu giữa cái Đẹp ảnh 4

Dù cho “đêm dài lắm mộng”

Tháng 8 vừa qua, Dzũng Art cho ra mắt cuốn sách ảnh “Mùa nắng phai” tại Hà Nội. Sách gồm 130 bức ảnh, là những tác phẩm đẹp nhất anh chụp phụ nữ Việt Nam. Sách chia làm 3 chương: ảnh màu, ảnh đen trắng và ảnh xử lý photoshop. Cuốn sách này khiến người nghệ sĩ thêm dày những bâng khuâng và cuộc hẹn với những người yêu, muốn được thưởng thức cái đẹp. Bởi ngay sau Hà Nội, Dzũng Art lại gói ghém đem “Mùa nắng phai” vào Hội An chia sẻ với khán giả. Vào ngày 9-12 đến 16-12 tới, Dzũng Art lại chọn điểm dừng cho cuốn sách tâm huyết tại Sài Gòn.

Hỏi bây giờ Dzũng Art đã lấy làm hài lòng với con đường nhiếp ảnh anh chọn, Dzũng Art lại cười hiền bảo anh vẫn dang dở một ước mơ: “Từ lâu tôi ấp ủ về một cuốn ảnh nude mang tên “Đi đêm”, bởi trước nay tôi đi đêm quá nhiều rồi”. Năm 2014, anh từng nộp đơn xin làm triển lãm ảnh nude, được 2-3 tháng lại rút đơn về vì thấy khó... Sau đó, anh không làm triển lãm mà chỉ ra mắt bộ sưu tập ảnh “Đi đêm” tại một quán cà phê Hà Nội nhằm chia sẻ với bạn bè thân sơ. Hồi ấy, anh e ngại, không dám bày lâu, chóng vánh chỉ ba ngày, lén lút đúng nghĩa “đi đêm”.

Mươi mười lăm năm trở lại đây, Dzũng Art dành một phần thời gian sáng tác ảnh nude. Chụp áo dài khó một đằng, chụp nude cũng khó một nẻo. “Cái giới hạn trong ảnh nude rất mong manh, quan trọng nhất phải biết tiết chế, tiết chế giữa cái nghệ thuật và cái dung tục. Đi quá một chút sẽ thành ảnh hở hang kích dục, mà nếu khô khan quá thì nó lại không có tình” – Dzũng Art bộc bạch. Anh coi chụp nude là lối rẽ trên con đường, vừa nhạy cảm cho anh, lại nhạy cảm cho cả người xem.

Cuộc phiêu lưu giữa cái Đẹp ảnh 5

Điều lạ là, thường người nghệ sĩ phải thuê những cô người mẫu chụp nude rất tốn kém, nhưng khi biết đến tác phẩm chụp nude của Dzũng Art, lại có những nữ khách hàng trả tiền để được đặt lịch chụp, tiếng thơm lan xa, những người phụ nữ Sài Gòn, Việt Kiều về nước tin cậy tính tình và tài Dzũng Art đã chủ động ngỏ lời mời anh chụp ảnh nude để lưu giữ những khoảnh khắc đẹp của tuổi thanh xuân. Cơ thể khỏa thân của người phụ nữ là một hình ảnh đẹp không thể chối cãi, song, Dzũng Art tâm niệm anh không nên đòi hỏi phụ nữ chụp nude, đó là điều riêng tư. Đồng thời, anh nhìn ảnh với con của con mắt của người họa sĩ thì bức ảnh phải kể ra câu chuyện, phía trong việc thể hiện vẻ đẹp cơ thể là ẩn chứa một tâm hồn.

Cuộc phiêu lưu giữa cái Đẹp ảnh 6

Và cái điều lạ kia giờ tự nhiên buộc Dzũng Art vào một thế khó: “Muốn triển lãm ảnh nude mà ảnh hiện diện gương mặt thì phải có sự đồng ý của người mẫu. Các cô gái năm xưa tôi chụp có người lấy chồng được trên dưới 15 năm, sợ chồng, ngại chồng nên chưa dám đồng ý cho tôi bày”.

Từ ngày 9-12 đến 16-12, tại tại 97A Phó Đức Chính (Bảo tàng Mỹ thuật) Q1,Tp. Hồ Chí Minh, Việt Nam sẽ diễn ra triển lãm “Vườn xưa” của NSNA Nguyễn Quốc Dũng. Vẫn là ảnh áo dài như nhiều triển lãm trước, nhưng trong “Vườn xưa”, các cô trong ảnh tươi mới, lạc quan, cười nhiều hơn… Màu sắc, bố cục chuyển động nhanh hơn, không tĩnh tại. Nhân vật, không gian không bó hẹp ở phía Bắc, mà cả các cô gái Huế, Hội An, Sài Gòn...

38 bức ảnh được trưng bày là 38 câu chuyện nhỏ, 38 góc của người phụ nữ Việt Nam. Cũng nhân dịp này, nghệ sĩ Dzũng Art phát hành sách ảnh “Mùa nắng phai” (tái bản có bổ sung) lần đầu tiên ở Sài Gòn. Sách gồm 130 bức ảnh áo dài, là tuyển tập những bức đẹp nhất trong 20 năm cầm máy. 

Khai quật, khảo cổ học hệ thống nền móng điện Cần Chánh trong Đại Nội Huế.
Thừa Thiên-Huế: Sẵn sàng khởi công phục dựng Điện Cần Chánh
(Ngày Nay) - Giám đốc Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế Hoàng Việt Trung cho biết, dự án Tu bổ, phục hồi và tôn tạo di tích Điện Cần Chánh đang được trình Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch thẩm định. Sau khi hoàn thành các thủ tục, dự kiến dự án sẽ được khởi công trong quý IV năm 2024.
Ban tổ chức tặng sách cho các thư viện công cộng, thư viện trường học, tủ sách tư nhân có phục vụ cộng đồng; các trại giam, trại tạm giam trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên - Huế.
Ngày Sách Việt Nam: Khơi dậy khát vọng cống hiến của tuổi trẻ
(Ngày Nay) - Ngày 19/4, tại Thư viện Tổng hợp tỉnh Thừa Thiên - Huế, Sở Văn hóa và Thể thao tỉnh phối hợp với Đại học Huế, Sở Giáo dục và Đào tạo, Viện Nghiên cứu phát triển tỉnh tổ chức khai mạc Ngày Sách và Văn hóa đọc Việt Nam; giới thiệu 2 ấn phẩm mới của Tủ sách Huế và phát động cuộc thi Đại sứ Văn hóa đọc năm 2024.
Không giữ giới có năm điều suy hao
Không giữ giới có năm điều suy hao
(Ngày Nay) - Sống ở đời ai cũng mong muốn gia đạo bình an, sự nghiệp ổn định và phát triển. Tuy vậy, không nhiều người biết rằng nền tảng của những mong ước thiện lành đó chính là phước đức.
Đức Phật và những di huấn sau cùng
Đức Phật và những di huấn sau cùng
(Ngày Nay) - Theo kinh Đại bát Niết-bàn (Trường bộ kinh), trước lúc viên tịch, Thế Tôn an cư mùa mưa tại Baluvā, bị bệnh trầm trọng, rất đau đớn. Nhưng Ngài giữ tâm chánh niệm, tỉnh giác, chịu đựng cơn đau ấy, không một chút ta thán.
Người xuất gia cần tránh những cơ hiềm, tổn hại cho đạo
Người xuất gia cần tránh những cơ hiềm, tổn hại cho đạo
(Ngày Nay) - Người tu không nên bất cẩn, mà phải luôn quan tâm đến cơ hiềm của thế gian, tránh để người đời đánh mất niềm tin vào Tam bảo. Phật dạy: “Luôn luôn tự thức tỉnh và tự dò xét, không để lầm lỗi có thể có được, như thế là trong Chánh pháp của Như Lai, người ấy có khả năng thực hiện giải thoát”.
Bảy pháp tôn kính làm cho Chánh pháp tăng trưởng
Bảy pháp tôn kính làm cho Chánh pháp tăng trưởng
(Ngày Nay) - Tôn kính là sự kính trọng cao tột. Khi tôn kính điều gì thì điều ấy trở thành thiêng liêng, là ngọn đuốc sáng soi đường, là biểu tượng cao cả để hướng đến. Mỗi người có đối tượng tôn kính khác nhau để dẫn lối cho cuộc đời.
Sở Văn hoá, Thể thao và Du lịch tỉnh Hà Nam yêu cầu quán bar H2 Club không được tổ chức các hoạt động biểu diễn, sau khi dư luận phản ánh việc quán bar này tổ chức cho nhân viên mặc trang phục Phật giáo biểu diễn nhảy múa dung tục cùng các vũ nữ ăn mặc hở hang vào tối ngày 6/4/2024 trước đó. (Ảnh cắt từ clip)
Vụ mặc áo cà sa trong quán bar: Tỉnh Hà Nam yêu cầu dừng các hoạt động biểu diễn
(Ngày Nay) - Liên quan đến vụ việc quán bar H2 Club (phường Duy Hải, thị xã Duy Tiên, tỉnh Hà Nam) tổ chức cho nhân viên mặc trang phục Phật giáo biểu diễn nhảy múa dung tục cùng các vũ nữ ăn mặc hở hang; Sở Văn hoá, Thể thao và Du lịch tỉnh Hà Nam đã lập tức vào cuộc và có văn bản yêu cầu quán bar này không được tổ chức hoạt động biểu diễn.