Miu Lê chia sẻ 'hạnh phúc nhân gấp bội' nhờ NS Trịnh Công Sơn

"Hạnh phúc đó nhân lên gấp bội!" là tâm sự của Miu Lê khi khán giả dành nhiều lời khen khi hát “Còn tuổi nào cho em” của Trịnh Công Sơn trong “Em là bà nội của anh”.
Miu Lê chia sẻ 'hạnh phúc nhân gấp bội' nhờ NS Trịnh Công Sơn
Miu Lê chia sẻ 'hạnh phúc nhân gấp bội' nhờ NS Trịnh Công Sơn ảnh 1

Theo ca sĩ trẻ Miu Lê (Lê Ánh Nhật), nhạc Trịnh có sức sống mãnh liệt là vì các tác phẩm của ông mang một sự sâu sắc đủ để người ta cứ phải nghĩ về và cố tìm hiểu về nó.

-Là một ca sĩ trẻ, tại sao bạn lại chọn nhạc Trịnh?

- Cơ may được đến với nhạc Trịnh là do "Em là bà nội của anh" đã mang đến cho Miu. Vì tính chất và nội dung của bộ phim rất phù hợp với hai ca khúc nhạc Trịnh là: “Diễm xưa” và “Còn tuổi nào cho em”! Đạo diễn và nhà sản xuất của bộ phim đã quyết định và tin tưởng giao cho Miu thực hiện hai ca khúc này để ngày hôm nay, Miu được hưởng niềm may mắn và vinh dự là một người trẻ được tiếp xúc với nhạc Trịnh.

- Bạn có thấy mình liều và sợ không vượt qua được những tên tuổi đình đám như Khánh Ly, Hồng Nhung khi hát nhạc Trịnh?

- Miu hát nhạc Trịnh với một tâm lý nhẹ nhàng và đơn giản nhất, cảm và hiểu sao thì hát như vậy! Còn vấn đề làm sao để bằng những thế hệ trước thì chưa bao giờ Miu dám nghĩ tới, tuổi đời, tuổi nghề mình còn quá nhỏ và non nớt so với sự từng trải và chính chắn của họ, năng lực của mình cũng kém quá xa họ! Nên mình cứ là chính mình, hát theo những gì mình cảm nhận, vì Miu quan niệm: cảm xúc vẫn là chân thật nhất, nhẹ nhàng sẽ mang đến sự thanh thản! Đừng bao giờ ép bản thân mình làm những chuyện quá giới hạn.

Miu Lê chia sẻ 'hạnh phúc nhân gấp bội' nhờ NS Trịnh Công Sơn ảnh 2

Miu Lê: "Nhạc trịnh không bao giờ nhàm chán"

- Thị trường âm nhạc đang thay đổi từng ngày, bạn có lo một lúc nào đó hát nhạc Trịnh không còn được hâm mộ như hiện nay?

- Nhạc Trịnh là một dòng nhạc không bao giờ nhàm chán! Ví von một cách vui vui là nó giống như việc người Việt Nam mình ăn cơm vẫn là chính. Lui tới đó vẫn là cơm và bao nhiêu năm ăn đó, ngày qua ngày nhưng vì sao lại không chán! Bởi vì nó gần gũi, nó trở thành điều hiển nhiên, đầy đủ chất dinh dưỡng và hợp khẩu vị! Miu nghĩ nhạc Trịnh cũng vậy, quá gần gũi và xúc tích! Ai rồi cũng sẽ yêu mến nhạc Trịnh! Như Miu chẳng hạn, lúc nhỏ ba mẹ mở nghe hằng ngày thì Miu lại chưa cảm được, thấy dòng nhạc này xa lạ với mình quá! Đến khi lớn lên sau này, khi điềm tĩnh lại hơn thì mới nhận ra nhạc Trịnh rất bình yên và sâu sắc!

-Theo Miu Lê vì sao nhạc Trịnh lại có sức sống mãnh liệt đến vậy dù ca từ không hề dễ hiểu?

-Nhạc Trịnh ca từ thật sự không quá dễ hiểu, nó rất sâu sắc và hàm ý! Miu nghĩ điều để nhạc Trịnh mãi tồn tại chính là ở điều này: một sự sâu sắc đủ để người ta cứ phải nghĩ về và cố tìm hiểu lấy nó! Một bài hát có giai điệu giản dị, ca từ sâu sắc thì ai lại không muốn tận hưởng! (cười)

-Cảm xúc của Miu Lê khi thể hiện ca khúc "Còn tuổi nào cho em"?

-“Còn tuổi nào cho em” là một ca khúc quá tuyệt vời! Nó mang lại cho Miu một sự bất ngờ rất lớn, vì khi càng thể hiện nó thì mình càng cảm nhận được cái hay và ý nghĩa của nó! Một bài hát có thể cho mình cảm xúc, cho mình suy nghĩ nhiều hơn thì đó chính là một bài học vô giá.

Miu Lê chia sẻ 'hạnh phúc nhân gấp bội' nhờ NS Trịnh Công Sơn ảnh 3

- Bạn thấy sao khi khán giả phản ứng khá tích cực và dành nhiều lời khen khi hát “Còn tuổi nào cho em” trong “Em là bà nội của anh”?

- Được khán giả đón nhận "Còn tuổi nào cho em" là điều hạnh phúc nhất! Được thể hiện một bài hát hay mà mình yêu thích đã là quá hạnh phúc, mà còn được khán giả đón nhận thì hạnh phúc đó nhân lên gấp bội! Còn tuổi nào cho em mang Miu gần hơn với khán giả: khán giả lớn tuổi thì yêu thương, khán giả trẻ thì khen ngợi! Và điều hạnh phúc hơn nữa chính là Miu đã mang một số lượng lớn khán giả trẻ tuổi tiếp xúc với nhạc Trịnh! Vì trước giờ khán giả trẻ hoặc nhỏ tuổi họ chưa tiếp xúc với nhạc Trịnh nhiều.

- Theo bạn, điểm khác biệt lớn nhất giữa nhạc Trịnh và các thể loại nhạc khác là gì?

- Mỗi dòng nhạc đều có cái hay của nó và nó phù hợp với hoàn cảnh và thời điểm! Không thể nói dòng nhạc nào là hay nhất! Chỉ là khán giả họ cần gì, muốn gì! Ví dụ như mẹ Miu, bà là fan cuồng của nhạc Trịnh! Bạn bè Miu họ là fan cuồng của pop hay nhạc điện tử...! Theo riêng Miu, điều khác biệt lớn nhất giữa nhạc Trịnh và các thể loại nhạc khác là tính chất thời gian, nhạc Trịnh sẽ trường tồn mãi theo năm tháng và không bao giờ lỗi thời vì nó chưa bao giờ hiện đại! Nhạc Trịnh luôn nằm ở một vị trí riêng của nhạc Trịnh! Cái gì tân tiến rồi cũng sẽ lỗi thời!

- Người ta thường nói, nhạc Trịnh sâu sắc, khó hiểu, cá nhân bạn đã thấy mình đủ trải nghiệm để hiểu được ý nghĩa của nhạc Trịnh?

Như Miu đã chia sẽ, Miu còn quá nhỏ và non nớt để có thể thấu hiểu nhạc Trịnh một cách toàn vẹn nhất! Tất cả chỉ là cảm xúc và cảm nhận riêng của bản thân bên chắc chắn sai sót vẫn sẽ còn rất nhiều! Nhưng Miu hy vọng khán giả sẽ hiểu và cảm thông giúp mình!

Cám ơn Miu Lê, chúc bạn luôn thành công với nhạc Trịnh!

>> Xem thêm: Trịnh Công Sơn và mối tình 300 trang thư gửi cô gái tuổi 15

Quốc Huy

Dùng AI để dự đoán chính xác hơn nguồn gốc các khối u
Dùng AI để dự đoán chính xác hơn nguồn gốc các khối u
(Ngày Nay) - Một nhóm các nhà khoa học Trung Quốc đã thiết kế một công cụ sử dụng trí tuệ nhân tạo (AI) dự đoán nguồn gốc của các khối u khó xác định với độ chính xác ngang bằng hoặc thậm chí vượt qua khả năng phán đoán của các nhà bệnh lý học.
Lên Tinder để tìm việc
Lên Tinder để tìm việc
(Ngày Nay) - Đối mặt với tỷ lệ thất nghiệp cao và sự cạnh tranh khốc liệt, một bộ phận giới trẻ tại Trung Quốc đang sử dụng Tinder và các ứng dụng hẹn hò khác như một công cụ tìm kiếm cơ hội việc làm.
Những điều cần biết về Met Gala 2024
Những điều cần biết về Met Gala 2024
(Ngày Nay) - Trong vòng ba tuần nữa, các nhà thiết kế cùng những "nàng thơ" thời trang, giới mộ điệu và người có tầm ảnh hưởng nhất thế giới sẽ quy tụ tại Bảo tàng Nghệ thuật Metropolitan ở Thành phố New York cho đêm hội thời trang có quy mô lớn bậc nhất: Met Gala.
Tạo hành lang pháp lý cho ứng dụng trợ lý ảo phát triển
Tạo hành lang pháp lý cho ứng dụng trợ lý ảo phát triển
(Ngày Nay) - Theo ông Nguyễn Phú Tiến, Phó Cục trưởng Cục Chuyển đổi số Quốc gia (Bộ Thông tin và Truyền thông), tiến trình nghiên cứu quy định pháp lý liên quan đến trợ lý ảo nói riêng và các ứng dụng trí tuệ nhân tạo (AI) nói chung tại Việt Nam đã và đang tiến hành tích cực.
Khai quật, khảo cổ học hệ thống nền móng điện Cần Chánh trong Đại Nội Huế.
Thừa Thiên-Huế: Sẵn sàng khởi công phục dựng Điện Cần Chánh
(Ngày Nay) - Giám đốc Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế Hoàng Việt Trung cho biết, dự án Tu bổ, phục hồi và tôn tạo di tích Điện Cần Chánh đang được trình Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch thẩm định. Sau khi hoàn thành các thủ tục, dự kiến dự án sẽ được khởi công trong quý IV năm 2024.
Ban tổ chức tặng sách cho các thư viện công cộng, thư viện trường học, tủ sách tư nhân có phục vụ cộng đồng; các trại giam, trại tạm giam trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên - Huế.
Ngày Sách Việt Nam: Khơi dậy khát vọng cống hiến của tuổi trẻ
(Ngày Nay) - Ngày 19/4, tại Thư viện Tổng hợp tỉnh Thừa Thiên - Huế, Sở Văn hóa và Thể thao tỉnh phối hợp với Đại học Huế, Sở Giáo dục và Đào tạo, Viện Nghiên cứu phát triển tỉnh tổ chức khai mạc Ngày Sách và Văn hóa đọc Việt Nam; giới thiệu 2 ấn phẩm mới của Tủ sách Huế và phát động cuộc thi Đại sứ Văn hóa đọc năm 2024.