Bảo đảm an toàn cho học sinh trở lại lớp

Hôm nay (4-5), học sinh 2 đô thị lớn nhất nước là TP HCM và Hà Nội đi học trở lại sau đợt nghỉ học dài vì dịch bệnh. Mọi phương án bảo đảm an toàn cho học sinh được chuẩn bị chu đáo
Trường THPT Lương Thế Vinh chuẩn bị dụng cụ đo thân nhiệt khi học sinh lớp 12 đi học trở lại. Ảnh: TẤN THẠNH
Trường THPT Lương Thế Vinh chuẩn bị dụng cụ đo thân nhiệt khi học sinh lớp 12 đi học trở lại. Ảnh: TẤN THẠNH

Có hơn 150.000 học sinh (HS) lớp 9 và 12 của TP HCM quay trở lại trường hôm nay (4-5). Theo phương án của Sở Giáo dục và Đào tạo (GD-ĐT) TP HCM được UBND TP phê duyệt, trong ngày đầu tiên trở lại trường, nhà trường sẽ không tổ chức hoạt động dạy học mà HS sẽ cùng các thầy, cô thực hiện các biện pháp phòng chống dịch bệnh.

Huy động giáo viên làm vệ sinh trường, lớp

Theo ghi nhận của phóng viên, các trường phổ thông đều lên phương án chi tiết bảo đảm an toàn cho HS trở lại trường. Các trường đều phun khử trùng, sát khuẩn, vệ sinh sạch sẽ bàn ghế, khu vực vệ sinh, cầu thang… để đón HS.

Theo quy định của Sở GD-ĐT TP HCM chưa được mở căng-tin nên hầu hết các trường đều thông báo HS ăn sáng tại nhà, trong thời gian đầu cũng tự phục vụ nước uống. Các trường đều trang bị nước rửa tay, máy đo thân nhiệt và các điều kiện y tế cần thiết để bảo đảm an toàn cho HS.

Tại Trường THPT Trần Hữu Trang (quận 5), trong ngày đầu tiên trở lại trường, 7 lớp khối 12 được chia thành 3 khu vực riêng biệt để đo thân nhiệt và nhận khẩu trang. Nhà trường cũng yêu cầu các giáo viên chủ nhiệm phải đến trước 6 giờ 35 phút để nhận khẩu trang phát cho HS.

Tại trường này, phương án dạy học khi HS đi học trở lại là chia 1 lớp thành 2. Cụ thể, 1/2 lớp sẽ học buổi sáng và 1/2 lớp sẽ học buổi chiều và thực hiện sắp xếp lệch giờ vào học, giờ ra chơi và giờ ra về giữa các lớp trong từng buổi học. Mỗi buổi học 4 tiết theo thời khóa biểu. Riêng các môn thể dục, tin học, công nghệ thực hiện dạy 50% trực tiếp tại trường và 50% dạy trực tuyến. Các tiết tự chọn ở tất cả các môn có tiết tự chọn đều dạy trực tuyến.

Tại Trường THPT Bùi Thị Xuân (quận 1) cũng thực hiện việc chia tách lớp. Từ ngày 4 đến 9-5, chỉ có HS khối 12 đi học sáng thứ hai, tư, sáu. Từ ngày 11-5, cả 3 khối đi học nhưng cũng không tập trung đồng loạt. Khối 11 học sáng ba, năm, bảy và khối 10 học chiều ba, năm, bảy. Theo cô Vũ Thị Ngọc Dung, hiệu trưởng nhà trường, nhà trường vẫn tiếp tục tổ chức dạy học trực tuyến cho HS.

Tại Hà Nội, lãnh đạo Trường THCS-THPT Nguyễn Tất Thành cho biết chuẩn bị đủ số lượng nhiệt kế cho từng lớp; bổ sung vòi nước rửa tay, dung dịch sát khuẩn tại nhiều khu vực thuận tiện để sẵn sàng đón HS từ lớp 6 đến lớp 12 trở lại trường học an toàn. Chiều 3-5, nhà trường cũng đã tổ chức họp phụ huynh trực tuyến để trao đổi việc trở lại trường học của các HS.

Cô Trần Thị Thúy, giáo viên chủ nhiệm lớp 11 D4, Trường THCS-THPT Nguyễn Tất Thành, cho biết trước khi đến trường, giáo viên chủ nhiệm được giao nhiệm vụ trao đổi với các phụ huynh và nhắc nhở đến từng HS, bảo đảm không có HS nào quên không đeo khẩu trang hoặc ốm, sốt mà vẫn đến trường...

Chưa tổ chức ăn sáng, bán trú

Với mục tiêu bảo đảm an toàn cho HS, một trong những giải pháp quan trọng trong phương án tổ chức đón HS đi học trở lại là việc giảm sĩ số, giãn cách học sinh trong và ngoài lớp học. Phần lớn các trường học tại TP HCM và Hà Nội tổ chức học một buổi/ngày, không tổ chức bán trú, không tổ chức dịch vụ ăn uống tại trường và thực hiện nhiều biện pháp phòng chống dịch.

Theo bà Phạm Thị Lệ Hằng, Trưởng Phòng GD-ĐT quận Hà Đông (Hà Nội), 22 trường THCS trên địa bàn quận đều không tổ chức bán trú, các lớp học cũng được chia làm hai nhóm nhằm bảo đảm giãn cách. Để giảm mật độ HS tập trung tại trường, các trường đã phân chia, bố trí cho các khối lớp vào học lệch giờ nhau, lớp học sớm nhất vào buổi sáng là 7 giờ 30 phút, các lớp còn lại vào học sau đó 30 phút…

Trước đó, để chuẩn bị đón HS đi học trở lại, Sở GD-ĐT Hà Nội đã có văn bản gửi các phòng GD-ĐT của 30 quận, huyện, thị xã và các đơn vị, trường học yêu cầu rà soát, khẩn trương chuẩn bị các điều kiện bảo đảm an toàn cho HS đi học trở lại.

Ông Phạm Xuân Tiến, Phó Giám đốc Sở GD-ĐT Hà Nội, cho biết căn cứ vào điều kiện thực tế, các nhà trường chủ động xây dựng phương án phù hợp để thực hiện tốt hai nhiệm vụ, vừa dạy học tốt, bảo đảm kết thúc năm học trước ngày 15-7-2020, vừa phòng chống dịch Covid-19 lâu dài. Tuy nhiên, các trường cần lưu ý giám sát, nhắc nhở để HS thực hiện giãn cách cả ở bên ngoài lớp học, nhất là vào giờ ra chơi và khi tan trường, đồng thời duy trì các biện pháp phòng chống dịch, như đeo khẩu trang đúng quy định, rửa tay thường xuyên…

Theo quy định của Sở GD-ĐT TP HCM, khi HS trở lại trường, tất cả cán bộ, giáo viên, nhân viên đều phải đeo khẩu trang và thực hiện nghiêm việc rửa tay, đo thân nhiệt. Phụ huynh và người dân ở khu vực cổng trường cũng phải thực hiện nghiêm việc đeo khẩu trang. Tất cả các HS, từ lớp 1 đến lớp 12 đều phải đeo khẩu trang khi đi học. Các trường cũng phải dùng quạt máy, mở cửa sổ, không dùng máy lạnh.

Theo Người Lao động
Lên Tinder để tìm việc
Lên Tinder để tìm việc
(Ngày Nay) - Đối mặt với tỷ lệ thất nghiệp cao và sự cạnh tranh khốc liệt, một bộ phận giới trẻ tại Trung Quốc đang sử dụng Tinder và các ứng dụng hẹn hò khác như một công cụ tìm kiếm cơ hội việc làm.
Những điều cần biết về Met Gala 2024
Những điều cần biết về Met Gala 2024
(Ngày Nay) - Trong vòng ba tuần nữa, các nhà thiết kế cùng những "nàng thơ" thời trang, giới mộ điệu và người có tầm ảnh hưởng nhất thế giới sẽ quy tụ tại Bảo tàng Nghệ thuật Metropolitan ở Thành phố New York cho đêm hội thời trang có quy mô lớn bậc nhất: Met Gala.
Tạo hành lang pháp lý cho ứng dụng trợ lý ảo phát triển
Tạo hành lang pháp lý cho ứng dụng trợ lý ảo phát triển
(Ngày Nay) - Theo ông Nguyễn Phú Tiến, Phó Cục trưởng Cục Chuyển đổi số Quốc gia (Bộ Thông tin và Truyền thông), tiến trình nghiên cứu quy định pháp lý liên quan đến trợ lý ảo nói riêng và các ứng dụng trí tuệ nhân tạo (AI) nói chung tại Việt Nam đã và đang tiến hành tích cực.
Khai quật, khảo cổ học hệ thống nền móng điện Cần Chánh trong Đại Nội Huế.
Thừa Thiên-Huế: Sẵn sàng khởi công phục dựng Điện Cần Chánh
(Ngày Nay) - Giám đốc Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế Hoàng Việt Trung cho biết, dự án Tu bổ, phục hồi và tôn tạo di tích Điện Cần Chánh đang được trình Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch thẩm định. Sau khi hoàn thành các thủ tục, dự kiến dự án sẽ được khởi công trong quý IV năm 2024.
Ban tổ chức tặng sách cho các thư viện công cộng, thư viện trường học, tủ sách tư nhân có phục vụ cộng đồng; các trại giam, trại tạm giam trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên - Huế.
Ngày Sách Việt Nam: Khơi dậy khát vọng cống hiến của tuổi trẻ
(Ngày Nay) - Ngày 19/4, tại Thư viện Tổng hợp tỉnh Thừa Thiên - Huế, Sở Văn hóa và Thể thao tỉnh phối hợp với Đại học Huế, Sở Giáo dục và Đào tạo, Viện Nghiên cứu phát triển tỉnh tổ chức khai mạc Ngày Sách và Văn hóa đọc Việt Nam; giới thiệu 2 ấn phẩm mới của Tủ sách Huế và phát động cuộc thi Đại sứ Văn hóa đọc năm 2024.
Không giữ giới có năm điều suy hao
Không giữ giới có năm điều suy hao
(Ngày Nay) - Sống ở đời ai cũng mong muốn gia đạo bình an, sự nghiệp ổn định và phát triển. Tuy vậy, không nhiều người biết rằng nền tảng của những mong ước thiện lành đó chính là phước đức.