Bộ GD-ĐT dùng 400 tỷ làm SGK để ‘đuổi theo’ xã hội hóa là lãng phí

Bộ GD-ĐT không làm sách sẽ đúng hơn, hãy để các bộ sách trên một mặt bằng, không thể đẩy một bộ sách nào lên cao hơn, gây ra tâm lý xã hội".
Bộ GD-ĐT dùng 400 tỷ làm SGK để ‘đuổi theo’ xã hội hóa là lãng phí

Từ năm học 2020-2021, một chương trình sẽ có nhiều SGK. Theo tinh thần Nghị quyết 88/NQ-QH của Quốc hội, Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD-ĐT) sẽ chịu trách nhiệm biên soạn một bộ sách giáo khoa (SGK) từ lớp 1 đến lớp 12 cho chương trình giáo dục phổ thông mới. Song nhiều chuyên gia giáo dục cho rằng, việc này là không cần thiết, gây lãng phí ngân sách, trong khi việc xã hội hóa làm SGK đang được tiến hành thuận lợi. 

Theo Đại biểu Quốc hội Lưu Bình Nhưỡng có 2 lĩnh vực nên xã hội hóa là giáo dục, đào tạo và y tế.  Đi kèm với xã hội hóa phải đảm bảo được vấn đề quản lý, phải luôn có cơ chế kiểm soát.

Luôn theo sát các Nghị quyết của Quốc hội nên khi xuất hiện các ý kiến đề nghị Bộ GD-ĐT phải biên soạn một bộ sách giáo khoa theo đúng yêu cầu của Nghị quyết 88, đại biểu Lưu Bình Nhưỡng đã đưa ra quan điểm ngay. Ông cho rằng, chủ trương xã hội hóa sách giáo khoa đã thành công với 5 bộ sách giáo khoa lớp 1 được thẩm định và phê duyệt ban hành.

Đại biểu Lưu Bình Nhưỡng cho rằng, việc Bộ GD-ĐT không tham gia biên soạn sách giáo khoa vừa là giải pháp chống độc quyền lại vừa tiết kiệm được cho ngân sách, giúp nhà nước giảm được số nợ ODA.

“Gần như là toàn bộ trí tuệ của ngành Giáo dục đã tập trung vào công tác xã hội hóa này; những nhà khoa học đầu ngành, những người lão luyện nhất lại là những người đứng ra biên soạn sách giáo khoa theo phương thức xã hội hóa. Vì vậy, nếu Bộ tiếp tục làm có nghĩa là chúng ta sẽ phải bỏ ra 16 triệu USD, tương đương khoảng 400 tỷ để “đuổi theo” 5 bộ sách kia. 

Điều này là không cần thiết, lãng phí ngân sách, trong khi đây đang là giai đoạn khó khăn do chịu ảnh hưởng của dịch bệnh Covid-19. Chưa nói, toàn bộ tinh hoa đã tập trung làm sách xã hội hóa rồi thì ai sẽ làm sách của Bộ? Và liệu chất lượng có đảm bảo?”, ông Nhưỡng nhấn mạnh.

Bộ GD-ĐT dùng 400 tỷ làm SGK để ‘đuổi theo’ xã hội hóa là lãng phí ảnh 1

Đại biểu Quốc hội Lưu Bình Nhưỡng cho rằng Bộ GD-ĐT không nên làm bộ SGK riêng. 

Bộ làm sách dễ khiến người dân hiểu lầm sách xã hội hóa chất lượng kém

Lý giải thêm, đại biểu Lưu Bình Nhưỡng cho rằng, nếu Bộ GD-ĐT làm bộ sách riêng thì 5 bộ sách xã hội hóa đã được phê duyệt sẽ bị đặt vào tình thế khó xử, đương nhiên 5 bộ sách kia sẽ phải cạnh tranh của Bộ. Người dân không hiểu hết về chất lượng, chỉ hiểu là bộ sách này của Bộ GD-ĐT thì chất lượng tốt hơn, những bộ còn lại là xã hội hóa chất lượng kém hơn. Từ đó dẫn tới sự hiểu lầm của người dân.

Vì vậy, theo đại biểu Lưu Bình Nhưỡng, Bộ GD-ĐT không làm sách sẽ đúng hơn, hãy để các bộ sách trên một mặt bằng, không thể đẩy một bộ sách nào lên cao hơn, bộ sách nào ở thấp hơn, gây ra tâm lý xã hội không cần thiết.

Ông Nhưỡng cho biết thêm, trước đó, ông đã có văn bản đề nghị Thủ tướng Chính phủ dừng việc giao Bộ GD-ĐT biên soạn một bộ sách giáo khoa và báo cáo lại Quốc hội về vấn đề này. “Khi Quốc hội thấy cần thiết cũng phải dừng, bởi vì không thể để lãng phí được. Việc gì tốt cho dân thì Quốc hội sẽ làm. Nghị quyết 88 của Quốc hội đã thúc đẩy xã hội hóa, đó chính là ưu điểm của Nghị quyết”, đại biểu Lưu Bình Nhưỡng nhấn mạnh./.

Theo VOV
TIN LIÊN QUAN
Ảnh minh họa
WHO ra mắt mạng lưới toàn cầu mới giám sát virus corona
(Ngày Nay) -  Ngày 27/3, Tổ chức Y tế thế giới (WHO) đã ra mắt mạng lưới toàn cầu mới về virus corona CoViNet để phát hiện, theo dõi và đánh giá sớm cũng như chính xác các virus SARS-CoV-2, MERS-CoV và các chủng virus corona mới đe dọa nghiêm trọng sức khỏe cộng đồng.
UNESCO kêu gọi thúc đẩy giáo dục hòa nhập. Ảnh: UNESCO/Marie ETCHEGOYEN
Tôn vinh và ủng hộ sự hòa nhập trong giáo dục
(Ngày Nay) - Kỷ niệm 30 năm Tuyên bố Salamanca hồi giữa tháng 3/2024, cộng đồng quốc tế đã cam kết tiếp tục nỗ lực hướng tới môi trường giáo dục hòa nhập và công bằng cho tất cả mọi người.
Viện Tim TP Hồ Chí Minh
Trang web của Viện Tim TP Hồ Chí Minh bị tấn công lấy số khám bệnh
(Ngày Nay) - Thông tin từ Sở Y tế Thành phố Hồ Chí Minh chiều 27/3, cho biết, trang web lấy số khám bệnh Viện Tim Thành phố Hồ Chí Minh đã bị hacker tấn công gây nên tình trạng gia tăng đột biến số lượt đăng ký khám bệnh. Công an Thành phố Hồ Chí Minh đã vào cuộc và chưa ghi nhận rò rỉ thông tin người bệnh ra bên ngoài.