Bộ GD&ĐT yêu cầu chỉnh lý lỗi chính tả trong sách giáo khoa Ngữ văn lớp 8

(Ngày Nay) - Đại diện Bộ GD&ĐT khẳng định việc Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam viết Lý Công Uẩn thành “Lí Công Uẩn” trong sách giáo khoa Ngữ văn lớp 8 là chưa đúng quy định.
Bộ GD&ĐT yêu cầu chỉnh lý lỗi chính tả trong sách giáo khoa Ngữ văn lớp 8

Liên quan đến việc sách giáo khoa Ngữ văn lớp 8 do Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam ấn hành đã viết tên các vua đời Lý thành "Lí", ngày 25/5, trả lời PV báo Tin tức, PGS TS Nguyễn Xuân Thành - Vụ trưởng Vụ Giáo dục Trung học, Bộ Giáo dục và Đào tạo khẳng định, việc Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam viết Lý Công Uẩn thành “Lí Công Uẩn” trong sách giáo khoa Ngữ văn lớp 8 là chưa đúng với quy định.

“Chúng tôi đã ghi nhận những ý kiến kiến sâu sắc về sự vênh lệch chính tả trong quyết định và văn bản sách giáo khoa Ngữ văn 8 chương trình hiện hành. Tôi đã cho chuyên viên trong Vụ Giáo dục Trung học rà soát lại sách giáo khoa, cũng như các văn bản, quy định liên quan. Đồng thời, yêu cầu Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam giải trình về việc này", PGS.TS Nguyễn Xuân Thành cho hay.

Theo PGS TS Nguyễn Xuân Thành, năm 2018, Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) đã có Quyết định 1989 ngày 25/5/2018, do Bộ trưởng Bộ GD&ĐT ký, ban hành quy định về chính tả thực hiện trong chương trình giáo dục phổ thông mới, từ đó sử dụng trong sách giáo khoa mới, cũng như chương trình giáo dục phổ thông hiện hành. Quy định này có hiệu lực từ ngày ký.

Để ra được quyết định này, Bộ đã tổ chức nhiều hội thảo, trao đổi của nhiều nhà chuyên môn, thống nhất tên riêng cũng như các quy định chính tả. Trong đó, yêu cầu tôn trọng tên riêng của các tổ chức, cá nhân.

Cụ thể, trong chương I, điều 3 có viết "Thống nhất cách viết tên riêng trên cơ sở tôn trọng tên riêng của tổ chức, cá nhân". Vì thế, việc Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam viết Lý Công Uẩn thành "Lí Công Uẩn" trong sách giáo khoa Ngữ văn 8 là chưa vận dụng đúng tinh thần được nêu trong quy định về chính tả trong chương trình, sách giáo khoa giáo dục phổ thông.

Tuy nhiên chưa thể nói trường hợp này là cách dùng tùy tiện của người biên tập (có thể Nhà xuất bản vẫn căn cứ quy định cũ). Nhưng dù theo quy định mới hay cũ thì sách giáo khoa Ngữ văn 8 cũng không nên điều chỉnh cách viết tên riêng.

Trong giấy tờ hành chính ở nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam cũng như trong sử sách, chỉ có họ "Lý" mà không có họ "Lí". Do đó, việc Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam viết Lý Công Uẩn thành "Lí Công Uẩn" trong sách giáo khoa Ngữ văn 8 cần phải chỉnh lý theo hướng tôn trọng cách viết đã tồn tại lâu nay".

Bộ GD&ĐT yêu cầu chỉnh lý lỗi chính tả trong sách giáo khoa Ngữ văn lớp 8 ảnh 1

PGS TS Nguyễn Xuân Thành, Vụ trưởng Vụ Giáo dục Trung học, Bộ GD&ĐT. - Ảnh: Báo Tin Tức

Nói về hướng giải quyết của Bộ GD&ĐT trong thời gian tới, PGS TS Nguyễn Xuân Thành khẳng định: "Quy định về chính tả trong chương trình, sách giáo khoa giáo dục phổ thông đã quy định cụ thể, chi tiết về từng trường hợp. Do đó, khi áp dụng quy định này, các nhà xuất bản, ban biên tập sách giáo khoa, chương trình dục phổ thông cần đối chiếu, xem xét vấn đề toàn diện, có những vấn đề về lịch sử phải hết sức thận trọng, chuẩn mực, thuyết phục".

"Bộ GD&ĐT yêu cầu Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam có ý kiến phản hồi, đồng thời sẽ chỉ đạo Nhà xuất bản có hướng khắc phục phù hợp", ông Thành nhấn mạnh.

Như báo điện tử VTV News đã đưa tin, trước đó, khi học đến bài Ngữ văn có liên quan đến vị vua Lý Công Uẩn, các em học sinh lớp 8 phát hiện tất cả chữ "Lý" trong sách giáo khoa Ngữ văn lớp 8 do Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam ấn hành đều đã được chuyển sang chữ "Lí".

Trong khi đó, quy định viết tên riêng của vị vua thời Lý này là "Lý Công Uẩn" hay "Lý Thái Tổ".

Quy định viết chính tả, chữ hoa, tên riêng đã được Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) ban hành ngày 25/5/2018. Về cách viết với chữ "y" và "i", quy định nêu rất rõ tại khoản 2, Điều 9: Cách viết âm i sau phụ âm đầu trong các âm tiết không có âm đệm và âm cuối.

Trường hợp âm i đứng ngay sau phụ âm đầu thì được viết bằng chữ i, ví dụ: hi vọng, kỉ niệm, lí luận, mĩ thuật, bác sĩ, tỉ lệ…

Trường hợp âm tiết chứa âm I là tên riêng thì viết theo đúng tên riêng đó, ví dụ: bảy Vy, Vi Văn Định, Nguyễn Vỹ, Thy Ngọc…Như vậy, cách viết của Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam đã không theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo.

Ngày khi phát hiện ra lỗi sai trên, Bộ GD&ĐT đã khẳng định, cách viết của Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam đã không theo quy định của Bộ.

TIN LIÊN QUAN
Ảnh minh họa
Công an Hà Nội cảnh báo 24 thủ đoạn sử dụng công nghệ cao để lừa đảo chiếm tài sản
(Ngày Nay) - Theo Công an TP Hà Nội, tội phạm sử dụng công nghệ cao để lừa đảo chiếm đoạt tài sản vẫn diễn biến phức tạp, các đối tượng thường xuyên thay đổi phương thức, thủ đoạn hoạt động, lợi dụng không gian mạng để thực hiện hành vi phạm tội, gây thiệt hại đặc biệt lớn về kinh tế-xã hội.
Tầng lớp tỷ phú, giàu có tìm nơi tận hưởng cuộc sống “xa xỉ thầm lặng”
Tầng lớp tỷ phú, giàu có tìm nơi tận hưởng cuộc sống “xa xỉ thầm lặng”
(Ngày Nay) -  “Quiet luxury” - sự xa xỉ thầm lặng đang phát triển thành xu hướng sống, phong cách tận hưởng mới của giới thượng lưu. Bắt nguồn từ thời trang, xu hướng này “lấn sân” sang lĩnh vực bất động sản và được giới nhà giàu ưa chuộng. Điều này lý giải vì sao phân khu The Miyabi (thuộc Thành phố đảo Hoàng Gia - Vinhomes Royal Island) được săn đón ngay khi vừa ra mắt .
Ảnh minh họa
WHO ra mắt mạng lưới toàn cầu mới giám sát virus corona
(Ngày Nay) -  Ngày 27/3, Tổ chức Y tế thế giới (WHO) đã ra mắt mạng lưới toàn cầu mới về virus corona CoViNet để phát hiện, theo dõi và đánh giá sớm cũng như chính xác các virus SARS-CoV-2, MERS-CoV và các chủng virus corona mới đe dọa nghiêm trọng sức khỏe cộng đồng.
Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam Phạm Thu Hằng
Việt Nam hoan nghênh Nghị quyết về việc ngừng bắn tại Dải Gaza
(Ngày Nay) - Ngày 27/3, trả lời câu hỏi của phóng viên đề nghị cho biết phản ứng của Việt Nam trước việc Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc thông qua Nghị quyết 2728 về việc ngừng bắn tại Dải Gaza, Người Phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam Phạm Thu Hằng khẳng định:
Ảnh minh họa
Giả danh cán bộ, công chức Sở Thông tin và Truyền thông để lừa đảo
(Ngày Nay) -  Ngày 28/3, ông Bùi Thanh Toàn, Giám đốc Sở Thông tin và Truyền thông tỉnh Bạc Liêu cho biết, thời gian qua, Sở liên tục nhận được phản ánh có dấu hiệu lừa đảo khi một số đối tượng giả danh cán bộ, công chức Sở Thông tin và Truyền thông tỉnh Bạc Liêu gọi điện cho cán bộ lãnh đạo của một số sở, ngành, địa phương và người dân.