Cảnh giác giả mạo tuyển sinh chương trình quốc tế để lừa sinh viên

Ngày 24/7, đại diện Trường ĐH Sài Gòn cho biết, đơn vị này vừa phát đi thông báo về việc phát hiện văn bản giả mạo trường để tuyển sinh các chương trình liên kết quốc tế và học bổng nhằm lừa tiền từ phụ huynh học sinh.
Sinh viên Trường ĐH Sài Gòn trong một chương trình tổ chức tại trường
Sinh viên Trường ĐH Sài Gòn trong một chương trình tổ chức tại trường

Đơn vị bị giả mạo là Trung tâm Đào tạo quốc tế (thuộc Trường ĐH Sài Gòn). Theo đại diện trung tâm này, vừa qua trung tâm nhận thông tin phản ánh của một phụ huynh khi liên hệ về nội dung chương trình liên kết đào tạo.

Qua kiểm tra, trung tâm này phát hiện có một văn bản giả mạo thông báo tuyển sinh các chương trình đào tạo quốc tế theo phương thức xét tuyển. Nội dung giả mạo gồm 2 nội dung là chương trình liên kết đào tạo IMC - KREM, đào tạo trong 4 năm. Đối tượng tuyển sinh là học sinh tốt nghiệp trung học phổ thông hoặc tương đương và đáp ứng các yêu cầu tuyển chọn của chương trình.

Nội dung giả mạo thứ hai là Học bổng giáo dục Châu Á - Singapore. Đối tượng và tiêu chí tuyển sinh là học sinh tốt nghiệp THPT hoặc tương đương và đáp ứng các yêu cầu tuyển sinh của chương trình. Phương thức tuyển sinh sẽ do Tập đoàn Giáo dục quốc tế Singapore phỏng vấn xét tuyển.

Cảnh giác giả mạo tuyển sinh chương trình quốc tế để lừa sinh viên ảnh 1

 Văn bản giả mạo Trung tâm Đào tạo quốc tế, Trường ĐH Sài Gòn.

Văn bản giả mạo này còn hứa hẹn trợ cấp mỗi tháng 200 đô la Singapore; thu nhập hằng tháng từ 2.500 đô la Singapore. Nơi làm việc là các bệnh viện hàng đầu Singapore như Bệnh viện Tan Tock Seng hoặc Bệnh viện John Hopkins.

Tuy nhiên, để nhận phân biệt thật giả này thì không khó bởi văn bản không có ngày, tháng, năm; ở phần chữ ký và đóng dấu lại ghi PGS.TS Phạm Hoàng Quân là là Phó Hiệu trưởng phụ trách Trường Đại học Sài Gòn (thực tế ông Quân là Hiệu trưởng nhà trường từ năm 2016 đến nay-PV).

Cảnh giác giả mạo tuyển sinh chương trình quốc tế để lừa sinh viên ảnh 2

Đại diện Trung tâm Đào tạo quốc tế Trường Đại học Sài Gòn cho biết, hiện đã có trường hợp sinh viên mang văn bản giả này về xin gia đình 150 triệu đồng để đăng ký để được học bổng. Hiện Trung tâm Đào tạo quốc tế (Trường ĐH Sài Gòn) đã cảnh báo phụ huynh, sinh viên cần cảnh giác nếu nhận được những văn bản này để tránh bị lừa.

Đây không phải lần đầu tiên xảy ra tình trạng lợi dụng thương hiệu các trường ĐH để lừa đảo chiếm đoạt học phí người học. Trước đó, vào năm 2019, Trường ĐH Kinh tế TPHCM và trường ĐH Bách Khoa TPHCM cũng đã lên tiếng cảnh báo về việc xuất hiện đơn vị giả mạo thông tin, chữ ký, con dấu về chương trình cử nhân quốc tế - chu trình đào tạo liên kết doanh nghiệp quốc tế năm học 2019 và 2018.

Theo Tiền Phong
Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam Phạm Thu Hằng
Việt Nam hoan nghênh Nghị quyết về việc ngừng bắn tại Dải Gaza
(Ngày Nay) - Ngày 27/3, trả lời câu hỏi của phóng viên đề nghị cho biết phản ứng của Việt Nam trước việc Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc thông qua Nghị quyết 2728 về việc ngừng bắn tại Dải Gaza, Người Phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam Phạm Thu Hằng khẳng định:
Ảnh minh họa
Giả danh cán bộ, công chức Sở Thông tin và Truyền thông để lừa đảo
(Ngày Nay) -  Ngày 28/3, ông Bùi Thanh Toàn, Giám đốc Sở Thông tin và Truyền thông tỉnh Bạc Liêu cho biết, thời gian qua, Sở liên tục nhận được phản ánh có dấu hiệu lừa đảo khi một số đối tượng giả danh cán bộ, công chức Sở Thông tin và Truyền thông tỉnh Bạc Liêu gọi điện cho cán bộ lãnh đạo của một số sở, ngành, địa phương và người dân.
UNESCO kêu gọi thúc đẩy giáo dục hòa nhập. Ảnh: UNESCO/Marie ETCHEGOYEN
Tôn vinh và ủng hộ sự hòa nhập trong giáo dục
(Ngày Nay) - Kỷ niệm 30 năm Tuyên bố Salamanca hồi giữa tháng 3/2024, cộng đồng quốc tế đã cam kết tiếp tục nỗ lực hướng tới môi trường giáo dục hòa nhập và công bằng cho tất cả mọi người.