Đeo tấm chắn giọt bắn khi ngồi học: Thương hay hại con?

 Một trong những hình ảnh ấn tượng nhất của ngày 4/5 chính là việc học sinh không chỉ đeo khẩu trang mà còn đeo cả tấm chắn giọt bắn trong lớp học khi trở lại trường, để phòng chống dịch Covid-19.
Phụ huynh trang bị với mong muốn đảm bảo an toàn tuyệt đối cho con khi tới lớp
Phụ huynh trang bị với mong muốn đảm bảo an toàn tuyệt đối cho con khi tới lớp

Các trường ngày 4/5 có học sinh đi học trở lại đã nghiêm túc thực hiện các biện pháp phòng, chống dịch Covid-19 như vệ sinh trường lớp, khử khuẩn, đo thân nhiệt học sinh trước khi vào lớp...

Tuy nhiên, có những phụ huynh và nhà trường còn "cẩn thận" hơn nữa.

Phụ huynh của một lớp khối 1, Trường Tiểu học Núi Thành (Quận Hải Châu, Đà Nẵng) đã tự trang bị mũ chống giọt bắn để phòng chống dịch Covid-19 cho con em và giáo viên.
Hay như Trường THPT Trần Quang Khải (Quận 11, TP.HCM) đã trang bị 2.400 nón chống giọt bắn, để học sinh mang trong ngày đi học lại. Được biết, đây là sản phẩm do Mạnh thường quân, phụ huynh nhà trường tài trợ, với tổng kinh phí hơn 32 triệu đồng.

Trên mạng xã hội Facebook cũng lan truyền hình ảnh các học sinh lớp 1.1, Trường Tiểu học Nhị Đồng (phường Dĩ An, TP Dĩ An, Bình Dương) đeo khẩu trang, đội nón ngăn giọt bắn trong lớp học.
Tuy nhiên, hình ảnh các học sinh đeo cả khẩu trang lẫn tấm chắn trong suốt buổi học nhận được những phản ứng trái chiều.

Chị Thanh Hòa, một phụ huynh có con học lớp 4 tại Quận 3, TP.HCM rất ủng hộ việc làm này của phụ huynh Đà Nẵng. "Các con còn nhỏ, nhiều khi vì đeo khẩu trang lâu sẽ khó chịu mà kéo ra, lúc đó sẽ vẫn còn một lớp bảo vệ bên ngoài nữa. Tôi nghĩ rằng sẽ đề xuất với cô giáo chủ nhiệm và các phụ huynh trong lớp của con để mua cho các con sử dụng khi trở lại trường vào đầu tuần sau".

Chị Hồng Thu có con học lớp 6 và lớp 8 tại Quận Tân Bình, TP.HCM cũng cho rằng đây là một biện pháp phòng dịch đáng lưu ý. Theo chị Thu, mặc dù hơn nửa tháng nay đã không còn ca lây nhiễm trong cộng đồng, nhưng phải đến khi nào hết dịch hoàn toàn mới có thể yên tâm. "Còn bây giờ, các con đi học thì vẫn phải đi, nhưng thêm được biện pháp an toàn nào thì người làm cha mẹ như tôi càng đỡ phấp phỏng". Chị Thu cho biết mình sẽ xem xét việc cho con sử dụng tấm chắn này khi tới lớp. "Dù sao Sài Gòn cũng sắp vào mùa mưa, trời sẽ bớt nóng, tôi hy vọng các con sẽ không bị quá khó chịu nếu dùng loại trang bị phòng hộ này".

Tuy nhiên, số người ủng hộ biện pháp này không nhiều. Cũng có con trong độ tuổi tiểu học, đang chờ đi học lại, nhưng anh Thành Nam (Quận 10, TP.HCM) thẳng thắn bình luận đây là biện pháp "dở".

"Tôi không hiểu sao phụ huynh và nhà trường lại có thể để các cháu nhỏ phải khổ sở đến vậy khi tới trường. Người lớn lẽ ra nên thử tự đeo khẩu trang, tấm chắn rồi ngồi yên một chỗ với thời gian của một buổi học xem có chịu nổi không rồi hãy áp dụng cho trẻ nhỏ. Cá nhân tôi thì chắc chắn là không thể. Đến trường mà khổ thế thà ở nhà học online, còn được hít thở thoải mái, được đi ra đi vào vận động".

Vốn làm trong ngành y, chị Minh Thu (Quận Ba Đình, Hà Nội) thì lưu ý tới tác hại của tấm chắn đối với mắt của trẻ nhỏ.

"Hãy nghĩ mà xem, khi chúng ta kiếm một cái kính không số dùng để chắn bụi cho mắt thôi cũng đã phải tìm mắt kính tốt, nếu không mắt sẽ mỏi nhất nhanh và khó chịu. Còn đây chỉ là những tấm nhựa rẻ tiền, lại còn bị bẻ cong theo khuôn đầu, thì chắc chỉ một vài ngày mắt các cháu sẽ có vấn đề hết. Đó là còn chưa tính đến việc đeo cái này lên mặt cúi xuống không dễ, quay trái quay phải cũng vướng, chắc các cháu chỉ có thể nhìn thẳng về phía. Người lớn sao lại nghĩ ra việc hại mắt hại sức khỏe của trẻ đến vậy"...

Theo Vietnamnet
Nhóm nhạc BTS tích cực quảng bá văn hóa Hàn Quốc. Ảnh: Bighit Entertainment
Giới trẻ châu Á kể chuyện văn hóa dân tộc
(Ngày Nay) - Người trẻ châu Á ngày nay không chỉ năng động, sáng tạo mà còn luôn ý thức gìn giữ và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc. Họ đang thổi bùng sức sống mới cho văn hóa truyền thống bằng những cách thức độc đáo và đầy cảm hứng.
Ảnh minh họa
Công an Hà Nội cảnh báo 24 thủ đoạn sử dụng công nghệ cao để lừa đảo chiếm tài sản
(Ngày Nay) - Theo Công an TP Hà Nội, tội phạm sử dụng công nghệ cao để lừa đảo chiếm đoạt tài sản vẫn diễn biến phức tạp, các đối tượng thường xuyên thay đổi phương thức, thủ đoạn hoạt động, lợi dụng không gian mạng để thực hiện hành vi phạm tội, gây thiệt hại đặc biệt lớn về kinh tế-xã hội.
Tầng lớp tỷ phú, giàu có tìm nơi tận hưởng cuộc sống “xa xỉ thầm lặng”
Tầng lớp tỷ phú, giàu có tìm nơi tận hưởng cuộc sống “xa xỉ thầm lặng”
(Ngày Nay) -  “Quiet luxury” - sự xa xỉ thầm lặng đang phát triển thành xu hướng sống, phong cách tận hưởng mới của giới thượng lưu. Bắt nguồn từ thời trang, xu hướng này “lấn sân” sang lĩnh vực bất động sản và được giới nhà giàu ưa chuộng. Điều này lý giải vì sao phân khu The Miyabi (thuộc Thành phố đảo Hoàng Gia - Vinhomes Royal Island) được săn đón ngay khi vừa ra mắt .
Ảnh minh họa
WHO ra mắt mạng lưới toàn cầu mới giám sát virus corona
(Ngày Nay) -  Ngày 27/3, Tổ chức Y tế thế giới (WHO) đã ra mắt mạng lưới toàn cầu mới về virus corona CoViNet để phát hiện, theo dõi và đánh giá sớm cũng như chính xác các virus SARS-CoV-2, MERS-CoV và các chủng virus corona mới đe dọa nghiêm trọng sức khỏe cộng đồng.