Giáo sư Mỹ chỉ ra tâm lý sính bằng ngoại của người Việt

 GS Neal Koblitz (đến từ Trường ĐH Washington, Seattle, Mỹ) đã đưa ra một số quan điểm cũng như quan sát của mình về giáo dục Việt Nam và Mỹ tại buổi trò chuyện tại Viện Toán học ngày 25/12.

Những chia sẻ được nêu ra trong tổng thể bài giảng đại chúng Những thách thức trong giảng dạy toán học, từ bậc phổ thông đến bậc tiến sĩ của ông.

Giáo sư Mỹ chỉ ra tâm lý sính bằng ngoại của người Việt ảnh 1

GS Neal Koblitz là một nhà Toán học nổi tiếng và hoạt động xã hội rất tích cực. Theo chỉ số thống kê, GS Neal Koblitz được trích dẫn hơn 16.500 lần - con số "khủng khiếp" đối với một nhà Toán học

"Sinh viên, thạc sĩ, tiến sĩ Toán về nước sẽ làm việc tại đâu?"

Đây là câu hỏi của GS Neal Koblitz khi bắt đầu buổi nói chuyện.

Theo ông, ở Việt Nam thì họ có thể có công ăn việc làm tại các trường ĐH, tại các cơ quan nhà nước, công ty tư nhân, hoặc rời Việt Nam ra nước ngoài (thường gọi là chảy máu chất xám), hay cuối cùng thì họ có thể không làm Toán nữa mà tìm công việc khác.

"Mục đích của chúng ta ngày hôm nay là làm cho phương án 1 đến 3 khả thi, để việc chảy máu chất xám hay phải đi tìm một công việc khác không diễn ra", vị giáo sư chia sẻ.

Từ đó, ông nêu quan điểm của mình về phương án 1 (làm việc tại các trường ĐH) và phương 3 (làm việc tại các công ty tư nhân).

Theo ông, điều này chỉ có thể thực hiện được khi chúng ta mở rộng và nâng cao chất lượng các trường đại học (phát triển giáo dục đại học).

"Người Việt thường mong muốn con em mình được hưởng nền giáo dục hàng đầu, có công ăn việc làm ổn định và có bằng cấp danh giá. Tuy nhiên, hiện nhiều đơn vị tự xưng là trường đại học, nhưng thực chất không phải như vậy mà là các “đại học” vì lợi nhuận. Mục tiêu đầu tiên của họ không phải là làm giáo dục mà là làm kinh tế. Cao nhất là họ đào tạo nghề thích hợp với những nghề nghiệp mức thấp.

Chính vì lý do này nên Việt Nam cần ưu tiên cho việc cải thiện, cũng như nâng cấp chất lượng các trường ĐH quốc gia và địa phương. Điều này sẽ đáp ứng được nhu cầu của người Việt, và giúp đảm bảo  việc làm chất lượng cao cho nghiên cứu sinh nhận bằng tiến sỹ toán học thuần túy hay toán học ứng dụng" - ông bình luận.

"Ở Việt Nam cũng như hầu hết các quốc gia đang phát triển khác, câu trả lời, đáng buồn là, có rất ít. Điều này khá chính xác với các công ty quốc tế đang hoạt động ở Việt Nam. Họ phần lớn đang tập trung vào tiếp thị và sản xuất, rất ít các công ty có bộ phận nghiên cứu và phát triển". Vì vậy, theo GS, một câu hỏi lớn khác cho những thạc sĩ và tiến sỹ đang tìm việc là những công việc trình độ cao nào – nghĩa là công việc sử dụng kiến thức về toán mà họ được đào tạo – đang có trong công nghiệp?

“Trang web của Intel có một dòng chữ như sau: Trong TP.HCM sự có mặt của Intel bao gồm một cơ sở lắp ráp và 1 văn phòng bán hàng và tiếp thị. Nên tôi cảm thấy là dĩ nhiên ở đây không có chỗ cho người có bằng tiến sĩ” - ông nói. 

Trong khi đó, tại Trung Quốc hay Ấn Độ và một số ít các quốc gia khác thì Intel có bộ phận nghiên cứu  và phát triển. Do đó, Việt Nam cần gia nhập hàng ngũ các quốc gia có các công ty công nghệ cao thực hiện nghiên cứu.

“Việt Nam là quốc gia có trình độ dân trí cao hơn các quốc gia khác có cùng tốc độ phát triển về kinh tế. Điều này sẽ hấp dẫn các công ty công nghệ cao”.

GS Neal Koblitz cho rằng người Việt nên tự hào về những trường phổ thông và các ĐH của mình, và trình độ cao về giáo dục đã được duy trì qua lịch sử, thậm chí qua thời kỳ khó khăn nhất của chiến tranh và nạn đói.

“Tôi nghĩ các bạn tự hào về những trường đại học mà các bạn đang có, nhưng không phải tất cả mọi người có chung suy nghĩ này”.

Giáo sư Mỹ chỉ ra tâm lý sính bằng ngoại của người Việt ảnh 2

GS Phùng Hồ Hải, Viện trưởng Viện Toán học, theo dõi bài nói chuyện. Ảnh: Thanh Hùng.

Bằng ngoại không phải lúc nào cũng “xịn”

Vị giáo sư cũng chỉ ra một vấn đề khá lớn tại Việt Nam, Trung Quốc, Ấn Độ và nhiều quốc gia đang phát triển khác, đó là tâm lý sính ngoại. “Suy nghĩ đó là tất cả những gì thuộc về chế độ, hoặc những quốc gia phương Tây khác tốt hơn những gì mà quốc gia mình đang có”.

Ông dẫn các bình luận của các học giả nổi tiếng về vấn đề này: “Sau khi đạt được tự do về chính trị, những thuộc địa cũ sẽ phải thực hiện một cuộc đấu tranh dài và gian khó về tâm lý và trí tuệ. Họ phải vượt qua những sang chấn về tâm lý bởi nhiều năm bị áp bức bởi thế lực đế quốc. Ở các nước đang phát triển, người dân có xu hướng sùng bái tâng bốc những văn hóa, những đơn vị đào tạo của Mỹ hay các quốc gia châu Âu, và có xu hướng chê bai những trường và những viện của nước mình”.

GS Neal Koblitz đưa ra dẫn chứng: Rất nhiều người ở Ấn Độ, Trung Quốc tin rằng tấm bằng của Trường ĐH Alabama, là danh giá và có giá trị hơn tấm bằng của Viện công nghệ Ấn Độ hoặc của Trường ĐH Thanh Hoa - là những trường ĐH hàng đầu trên thế giới về chất lượng đào tại. Trong khi đó, Trường ĐH Alabama ở Mỹ chỉ nổi tiếng vì... đội bóng bầu dục của họ.

“HLV đội bóng bầu dục của họ nhận mưc lương rất cao, 11 triệu USD/năm. Một năm chi trả ngần đó cho HLV đội bóng thì tiền đâu chi trả cho học thuật, cho nghiên cứu?”.

GS Neal Koblitz cũng chỉ ra tác động tiêu cực từ việc coi trọng quá mức đối với bằng cấp nước ngoài. Đó là một người có trình độ thấp hơn lại được nhận việc thay vì những người trình độ cao hơn nhưng (chỉ) có bằng trong nước.

"Ở Việt Nam, một số người nghĩ rằng học tại Trường CĐ Cộng đồng Houston (chi nhánh tại Việt Nam) hay tại ĐH Fulbright tốt hơn tại ĐHQG Hà Nội. Sự ngớ ngẩn này là một ví dụ và nó có ảnh hưởng tiêu cực đối với các quốc gia như Ấn Độ, Trung Quốc, Việt Nam và các quốc gia khác”.

Giáo sư Mỹ chỉ ra tâm lý sính bằng ngoại của người Việt ảnh 3

Ảnh: Thanh Hùng

“Hầu hết các trường ĐH ở Mỹ, kể cả trường tôi, chấp nhận ngày càng nhiều sinh viên đến từ Trung Quốc. Trong số này có nhiều sinh viên xuất sắc, xuất sắc hơn rất nhiều sinh viên Mỹ, nhưng một số sinh viên kém vẫn được nhận học mặc dù khả năng tiếng Anh thấp. Thiên vị này là một dạng ưu tiên đối với những gia đình có điều kiện kinh tế tốt, có thể chi trả mức học cao. Điều này có nghĩa là những người trẻ có công việc thu nhập cao vì gia đình họ giàu chứ không phải vì thực lực của họ".

"Nhiều gia đình Trung Quốc có khả năng chi trả số tiền lớn, họ chi trả tiền học cho sự danh giá của tấm bằng ĐH của con cái họ. Điều gì sẽ xảy ra với những sinh viên này? Câu trả lời là sinh viên kém thường giao du, thậm chí gian lận để vượt qua thi cử.

Trong một số trường hợp, họ quay về nước, có công việc tốt vì các công ty tin rằng họ có bằng cấp được công nhận tại Mỹ, thành thạo tiếng Anh và có kinh nghiệm quốc tế. Tất cả điều này là sai. Các trường ĐH Mỹ mở chi nhánh ở các quốc gia đang phát triển chủ yếu vì lý do tài chính, họ thu được khoản lợi nhuận khổng lồ vì học phí cao. Họ bán thương hiệu và đang tạo điều kiện cho các con các gia đình khá giả, dù có lực học không tốt có cơ hội công việc tốt hơn”, vị giáo sư thẳng thắn nói.

Theo GS Neal Koblitz, Giáo dục ĐH Mỹ có 2 điểm tốt đó là hệ thống giáo dục được tổ chức phi tập trung (khi các trung tâm nghiên cứu hàng đầu được phân bổ ở nhiều vùng và thành phố) và giảng dạy tích hợp rất tốt với nghiên cứu (hầu hết các nhà toán học hàng đầu của Mỹ làm việc tại các trường ĐH, dạy sinh viên và hướng dẫn nghiên cứu sinh.

Trong một số trường hợp, ông phản đối quan điểm Việt Nam nên bắt chước hệ thống giáo dục của Mỹ. Tuy nhiên, trong lĩnh vực phát triển toán học có 2 bài học tích cực mà Việt Nam có thể học hỏi từ Mỹ.

“Đầu tiên là cải thiện mở rộng các trường ĐH khu vực. Những nhà toán học nên trực tiếp giảng dạy các cử nhân, những sinh viên đã tốt nghiệp (nhưng không quá nhiều và đảm bảo cho việc nghiên cứu). Việc các nhà nghiên cứu hoạt động hay làm việc tại các trường ĐH giúp tăng thứ hạng cho trường ĐH, và điều này có ảnh hưởng trực tiếp tới thế hệ toán học sau này. Ngoài ra, nếu giảng dạy không quá nặng nề thì cũng kích thích sự đam mê nghiên cứu của họ”.

Theo Vietnamnet
Tạo hành lang pháp lý cho ứng dụng trợ lý ảo phát triển
Tạo hành lang pháp lý cho ứng dụng trợ lý ảo phát triển
(Ngày Nay) - Theo ông Nguyễn Phú Tiến, Phó Cục trưởng Cục Chuyển đổi số Quốc gia (Bộ Thông tin và Truyền thông), tiến trình nghiên cứu quy định pháp lý liên quan đến trợ lý ảo nói riêng và các ứng dụng trí tuệ nhân tạo (AI) nói chung tại Việt Nam đã và đang tiến hành tích cực.
Khai quật, khảo cổ học hệ thống nền móng điện Cần Chánh trong Đại Nội Huế.
Thừa Thiên-Huế: Sẵn sàng khởi công phục dựng Điện Cần Chánh
(Ngày Nay) - Giám đốc Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế Hoàng Việt Trung cho biết, dự án Tu bổ, phục hồi và tôn tạo di tích Điện Cần Chánh đang được trình Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch thẩm định. Sau khi hoàn thành các thủ tục, dự kiến dự án sẽ được khởi công trong quý IV năm 2024.
Ban tổ chức tặng sách cho các thư viện công cộng, thư viện trường học, tủ sách tư nhân có phục vụ cộng đồng; các trại giam, trại tạm giam trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên - Huế.
Ngày Sách Việt Nam: Khơi dậy khát vọng cống hiến của tuổi trẻ
(Ngày Nay) - Ngày 19/4, tại Thư viện Tổng hợp tỉnh Thừa Thiên - Huế, Sở Văn hóa và Thể thao tỉnh phối hợp với Đại học Huế, Sở Giáo dục và Đào tạo, Viện Nghiên cứu phát triển tỉnh tổ chức khai mạc Ngày Sách và Văn hóa đọc Việt Nam; giới thiệu 2 ấn phẩm mới của Tủ sách Huế và phát động cuộc thi Đại sứ Văn hóa đọc năm 2024.
Không giữ giới có năm điều suy hao
Không giữ giới có năm điều suy hao
(Ngày Nay) - Sống ở đời ai cũng mong muốn gia đạo bình an, sự nghiệp ổn định và phát triển. Tuy vậy, không nhiều người biết rằng nền tảng của những mong ước thiện lành đó chính là phước đức.
Đức Phật và những di huấn sau cùng
Đức Phật và những di huấn sau cùng
(Ngày Nay) - Theo kinh Đại bát Niết-bàn (Trường bộ kinh), trước lúc viên tịch, Thế Tôn an cư mùa mưa tại Baluvā, bị bệnh trầm trọng, rất đau đớn. Nhưng Ngài giữ tâm chánh niệm, tỉnh giác, chịu đựng cơn đau ấy, không một chút ta thán.
Người xuất gia cần tránh những cơ hiềm, tổn hại cho đạo
Người xuất gia cần tránh những cơ hiềm, tổn hại cho đạo
(Ngày Nay) - Người tu không nên bất cẩn, mà phải luôn quan tâm đến cơ hiềm của thế gian, tránh để người đời đánh mất niềm tin vào Tam bảo. Phật dạy: “Luôn luôn tự thức tỉnh và tự dò xét, không để lầm lỗi có thể có được, như thế là trong Chánh pháp của Như Lai, người ấy có khả năng thực hiện giải thoát”.
Bảy pháp tôn kính làm cho Chánh pháp tăng trưởng
Bảy pháp tôn kính làm cho Chánh pháp tăng trưởng
(Ngày Nay) - Tôn kính là sự kính trọng cao tột. Khi tôn kính điều gì thì điều ấy trở thành thiêng liêng, là ngọn đuốc sáng soi đường, là biểu tượng cao cả để hướng đến. Mỗi người có đối tượng tôn kính khác nhau để dẫn lối cho cuộc đời.
Sở Văn hoá, Thể thao và Du lịch tỉnh Hà Nam yêu cầu quán bar H2 Club không được tổ chức các hoạt động biểu diễn, sau khi dư luận phản ánh việc quán bar này tổ chức cho nhân viên mặc trang phục Phật giáo biểu diễn nhảy múa dung tục cùng các vũ nữ ăn mặc hở hang vào tối ngày 6/4/2024 trước đó. (Ảnh cắt từ clip)
Vụ mặc áo cà sa trong quán bar: Tỉnh Hà Nam yêu cầu dừng các hoạt động biểu diễn
(Ngày Nay) - Liên quan đến vụ việc quán bar H2 Club (phường Duy Hải, thị xã Duy Tiên, tỉnh Hà Nam) tổ chức cho nhân viên mặc trang phục Phật giáo biểu diễn nhảy múa dung tục cùng các vũ nữ ăn mặc hở hang; Sở Văn hoá, Thể thao và Du lịch tỉnh Hà Nam đã lập tức vào cuộc và có văn bản yêu cầu quán bar này không được tổ chức hoạt động biểu diễn.