Giáo viên Hải Phòng thừa nhận việc cho học sinh yếu ở nhà

Nhiều thầy cô ở Hải Phòng thừa nhận tình trạng chọn học sinh đi học tiết thi đánh giá giáo viên dạy giỏi và cho rằng, bản thân họ cũng chỉ là nạn nhân của cuộc thi.
Trường Tiểu học Chu Văn An. Ảnh: Dân trí
Trường Tiểu học Chu Văn An. Ảnh: Dân trí

Vừa qua, hàng loạt phụ huynh học sinh tại Hải Phòng lên tiếng phản ánh việc con em họ bị cho ở nhà suốt 3 ngày để các thầy cô thi giáo viên dạy giỏi. Trong số những học sinh nhận được thông báo nghỉ học, phần nhiều là học sinh có năng lực học tập chưa tốt.

Cho học sinh yếu kém nghỉ học là "vì danh dự"

Chiều ngày 14.1, bà Trần Thị Phượng, trú tại đường Thiên Lôi, quận Lê Chân xác nhận với phóng viên về việc con gái là cháu Nguyễn Nhất A. học sinh lớp 5 trường C.V.A, quận Ngô Quyền phải nghỉ học khi giáo viên thi dạy giỏi.

“Tôi rất bức xúc việc con tôi vì học yếu hơn các bạn mà không được đi học suốt 3 ngày liền. Cháu học chưa tốt nhưng việc phân biệt như vậy là phản giáo dục” - bà Phượng bày tỏ.

Trước phản ánh của phụ huynh, bà Nguyễn Thúy B, giáo viên trường C.V.A cho hay lớp bà có gần 50 học sinh nhưng khi tham gia cuộc thi giáo viên dạy giỏi cấp thành phố năm chỉ chọn 20 cháu vào danh sách đi học, các cháu còn lại phải ở nhà.

Giáo viên Hải Phòng thừa nhận việc cho học sinh yếu ở nhà ảnh 1

Tin nhắn điện thử thông báo chỉ học sinh được chọn mới được đi học. Ảnh: VietNamNet

Khi phóng viên đặt câu hỏi "Tại sao những học sinh có học lực yếu lại phải ở nhà?", bà B. lý giải: Vì phòng học chỉ chứa được khoảng 20 học sinh, còn lại phải dành chỗ cho đoàn dự giờ. Việc các cháu có thành tích học tốt mới được chọn đi học là đương nhiên vì đây là bộ mặt của nhà trường. Nếu để các cháu học yếu, có vấn đề về tâm lý đến lớp trong hoàn cảnh đó thì sẽ làm mất danh dự, uy tín nhà trường.

Giáo viên này giải thích thêm: “Nếu cho học sinh nghịch ngợm đi học thì tiết dạy không thể thành công được. Vì thế, các thầy cô đương nhiên chọn bạn thông minh, nhanh nhẹn, còn bạn nào chậm chạp thì phải để ở nhà. Việc lựa chọn này đã có từ lâu và chẳng có gì là lạ”.

Cô Trần B. H., giáo viên trung học sơ sở giảng dạy tại quận Hồng Bàng cũng thừa nhận việc phụ huynh phản ánh nhà trường lựa chọn học sinh khá giỏi đi học, còn yếu kém phải ở nhà để phục vụ thi đánh giá giáo viên giỏi là có thật.

Lý do của việc này, theo cô H., là giáo viên đi thi soạn giáo án, lên tiết dạy cho một đối tượng nhất định. Như việc lên khuôn cho một vở diễn, phải đủ cảnh và không được vượt quá thời gian. Nếu để trẻ nghịch, nhận thức yếu đi học mà xảy ra sự cố thì giáo viên phải đối mặt với nguy cơ “cháy” giáo án.

Giáo viên cũng chỉ là nạn nhân

Khi còn các cuộc thi đánh giá trình độ chuyên môn, năng lực giảng dạy của giáo viên chỉ gói gọn trong tiết dạy 45 phút thì sẽ còn việc chạy đua với bệnh thành tích.

Theo thầy giáo Trần M. Khánh, hiện đang công tác tại quận Ngô Quyền, thì Bộ giáo dục, Sở Giáo dục đang áp xuống những tiêu chuẩn mang tính công thức về việc đánh giá giáo viên. "Trên thực tế, những cuộc thi như thi giáo viên dạy giỏi ở Việt Nam gây áp lực rất lớn cho người giảng dạy. Các điều khoản trong các tiêu chuẩn đánh giá đó đang bị công thức hóa. Người thầy đã buộc phải diễn ngay trên bục giảng của mình" - thầy Khánh nhận xét.

“Dù 4 năm mới thi một lần nhưng suốt một năm nay, chúng tôi luôn trong tình trạng lo lắng, căng thẳng. Để thi tốt ở tiết đánh giá cấp thành phố, chúng tôi phải kinh qua cuộc thi cấp trường, cấp quận. Muốn đạt danh hiệu giáo viên giỏi như hiện nay, nhiều thầy cô đã chọn giải pháp mớm lời, tập duyệt, chỉ định học sinh nhằm phục vụ cho tiết dạy”.

Cô giáo Nguyễn H., giáo viên lớp 2 Trường Tiểu học Chu Văn An, TP Hải Phòng, nêu ý kiến: "Muốn loại bỏ thành tích, ngăn chặn tính đối phó trong giáo dục thì tốt nhất nên loại bỏ những cuộc thì nặng bệnh hình thức để giáo viên chuyên tâm dạy chữ, rèn tâm cho trẻ".

Bà Cát Thu H., hiệu trưởng một trường cấp 2 tại huyện An Dương, đồng quan điểm. Bà H. cho biết việc phân biệt, lựa chọn trẻ học tốt để tham dự tiết dạy đánh giá giáo viên giỏi là có thật tại Hải Phòng và nhiều địa phương khác.

“Theo tôi, nên thay đổi hình thức và các cuộc thi như thi giáo viên giỏi. Kết luận một giáo viên giỏi không thể dựa vào 45 phút giảng bài. Để đánh giá họ nên tính đến sự hài lòng của phụ huynh và mức tiến bộ của học sinh cùng ghi nhận thực tế của đơn vị. Một tiết dạy ở trên bảng, giáo án được giáo viên chuẩn bị kỹ càng, ở dưới những học sinh đã qua chọn lọc thì không có giá trị gì để đánh giá” - bà Thu H. khẳng định.

Theo Vietnamnet
TIN LIÊN QUAN
Việc đánh đập trẻ em khiến sức khỏe tinh thần bị ảnh hưởng, học hành sa sút và tăng cao tỷ lệ bạo lực và lạm dụng. Ảnh: Getty Images
Anh quốc: Kêu gọi cấm phụ huynh đánh con
(Ngày Nay) - Các chuyên gia y tế kêu gọi chính phủ Vương quốc Anh (Vương quốc Liên hiệp Anh và Bắc Ireland, bao gồm nước Anh, Xứ Wales, Scotland và Bắc Ireland) đã ban hành lệnh cấm hoàn toàn hình phạt thể xác đối với trẻ em vì cho rằng việc này có hại cho sức khỏe tinh thần và thể chất của trẻ.
Vị trí đắc địa mang tới cảnh quan, sinh thái, môi trường sống vượt trội cho phân khu Quý Tộc
Phân khu Quý Tộc - BĐS “chữa lành” với vị trí sang quý bậc nhất Thành phố Đảo Hoàng Gia
(Ngày Nay) - Vừa ra mắt thị trường, phân khu Quý Tộc (Vinhomes Royal Island) đã được nhiều khách hàng và nhà đầu tư đánh giá là lựa chọn lý tưởng cho nhu cầu sống thụ hưởng đỉnh cao, cũng là sản phẩm giàu tiềm năng nhờ sở hữu vị trí sang quý bậc nhất trong lòng Thành phố Đảo Hoàng Gia.
Hai bộ xương cá Voi có chiều dài trên 22m và 18m được phục dựng phục vụ du khách tham quan ở huyện đảo Lý Sơn.
Ngọc cốt cá Voi lớn nhất Việt Nam ở đảo Lý Sơn hấp dẫn du khách
(Ngày Nay) - Ngư dân vùng biển Việt Nam nói chung, huyện đảo Lý Sơn (Quảng Ngãi) nói riêng có văn hóa tín ngưỡng thờ cúng cá Ông (tức cá Voi) nhằm cảm tạ và cầu mong cho người dân huyện đảo bình an trước sóng gió trùng khơi, khai thác được nhiều sản vật từ biển. Cũng vì vậy mà ở đảo Lý Sơn đang có hàng chục lăng mộ thờ cá Ông.
Giáo sư Nguyễn Quý Đạo chia sẻ về cuốn tự truyện của mình.
"Bốn mùa - Một cuộc đời" - Lời tự sự của nhà khoa học Việt Nam trên đất Pháp
(Ngày Nay) - “Bốn mùa - Một cuộc đời” vừa ra mắt công chúng tại Pháp là cuốn tự truyện của Giáo sư Nguyễn Quý Đạo, tác giả và đồng tác giả của hơn 300 công trình nghiên cứu khoa học, đồng thời là nhà hóa học người Việt Nam có tầm ảnh hưởng trong giới tri thức Pháp cũng như cộng đồng kiều bào Việt Nam tại Pháp.
Công tố viên cáo buộc ông Trump gian lận bầu cử
Công tố viên cáo buộc ông Trump gian lận bầu cử
(Ngày Nay) - Các công tố viên New York khẳng định cựu Tổng thống Donald Trump đã phạm luật và gây ảnh hưởng xấu tới cuộc bầu cử năm 2016 bằng cách cố gắng che đậy hành vi mua dâm với một diễn viên khiêu dâm, trong khi luật sư bào chữa tuyên bố ông Trump vô tội.