Kiến nghị đưa tiết đọc sách vào chính khóa

Sách thực sự có tác động mạnh mẽ, tích cực đến việc hình thành tri thức và nhân cách của học sinh. Đó là khẳng định của nhiều giáo viên, học sinh, phụ huynh, nhà nghiên cứu… tại tọa đàm “Thói quen đọc sách góp phần hình thành nhân cách cho HS như thế nào?” do Hội Xuất bản Việt Nam, Thành Đoàn TPHCM phối hợp với Sở GD&ĐT TPHCM tổ chức ngày 27/8 vừa qua. Đặc biệt, có ý kiến cho rằng cần đưa tiết đọc sách vào thời khóa biểu chính khóa.
Học sinh Trường TH Nguyễn Văn Trỗi, quận 4 trong tiết đọc sách tại thư viện
Học sinh Trường TH Nguyễn Văn Trỗi, quận 4 trong tiết đọc sách tại thư viện

Học sinh “lớn lên” cùng sách

Tham gia tham luận, em Nguyễn Phương Anh, HS lớp 10 Trường THPT Lê Quý Đôn, quận 3 cho biết, sách đã giúp em trưởng thành ra sao. Từ nhỏ, Phương Anh đọc rất nhiều sách và em có thành tích học tập rất tốt. Tuy nhiên, kết quả học tập tốt nhờ đọc sách chưa là gì đối với những thứ mà em đạt được khi đọc sách. Sách giúp em hình thành những ý tưởng “khởi nghiệp” khi học lớp 5. Và khi đọc cuốn Bí mật tư duy triệu phú, em tìm thấy cho mình một đam mê và thích thú công việc kinh doanh. Cũng từ đó, hoài bão trở thành một nhà kinh doanh xuất sắc và thành công xuất hiện trong đầu em. Sách đã cho em ước mơ và hoài bão. 

Phương Anh kể tiếp, em bị mắc chứng bệnh ngoài da, khó chữa nên bản thân rất tự ti về mình. Nhưng rồi khi em đọc sách Vượt lên chính mình đã giúp em thay đổi về suy nghĩ. 

Tương tự, em Lê Nguyễn Vân Anh, học sinh lớp 5, Trường Tiểu học Triệu Thị Trinh (quận 10) chia sẻ, trước đây, em không biết nhận khuyết điểm của bản thân, chưa biết nhường nhịn bạn, khi làm sai chưa biết nhận lỗi. Tuy nhiên, nhờ đọc quyển sách Hạt giống tâm hồn - Cho lòng dũng cảm và tình yêu cuộc sống, em đã thay đổi.

Bên cạnh đó, thói quen đọc sách giúp các em có được kiến thức để học tốt hơn, nói năng lưu loát, giao tiếp tốt, đồng thời có thể hiểu và phân biệt được những điều tốt, xấu xung quanh, nhận ra điểm mạnh, điểm tốt của bạn bè, giúp mạnh dạn nhận lỗi khi có lỗi, biết giữ trật tự, vệ sinh, ngăn nắp, đúng giờ... 

Chia sẻ về vấn đề này, cô Đỗ Hoàng Mai, giáo viên Trường Tiểu học Trần Văn Ơn (quận 11) cho biết, cô đã nhận ra học sinh của mình thay đổi rõ rệt như viết văn sáng tạo hơn, nói năng lưu loát, có ý thức tự học cao hơn nhờ đọc sách.

Kiến nghị đưa tiết đọc sách vào chính khóa ảnh 1
Học sinh tham gia Ngày hội đọc sách do Phòng GD&ĐT quận 4 tổ chức

Những “chiến binh” của văn hóa đọc

Cô Nguyễn Thị Mỹ, giáo viên Trường THCS-THPT Đinh Thiện Lý, quận 7 trao đổi, mặc dù trường dành 20 phút mỗi buổi học để học sinh đọc sách, nhưng với một số HS, nó giống như 20 phút… cực hình, mong từng giây trôi qua. Từ đó, cô trăn trở làm sao để 20 phút đọc sách ấy đối với tất cả học sinh chúng đều trân quý như nhau, đều sử dụng thật hiệu quả. Và cô bắt đầu chiến dịch “Mỗi tuần một cuốn sách” trong phạm vi lớp học. 

Cô Mỹ tâm sự, để học trò yêu thích, có thói quen đọc sách đã khó, nhưng làm sao để hướng dẫn một đứa trẻ đọc sách có hệ thống, có khoa học còn khó hơn. Vì vậy cô cùng đồng nghiệp của mình nghĩ ra kế sách xây dựng “Nhật ký đọc” cho mỗi học sinh. 

Cô giáo Nguyễn Thu Hà, giáo viên Trường THPT Võ Trường Toản, quận 12 lại có một cách khá đặc biệt để học trò tìm tới sách. Cô mở quán cà phê nhỏ ở nhà, trang bị rất nhiều sách để khách tới có thể lấy đọc. Để khuyến khích học trò đọc sách, cô dùng “chiêu”, đọc và tóm tắt được một quyển sách sẽ được thưởng một ly thức uống tự chọn của quán. “Lúc đầu, các em đến với cà phê sách của tôi chỉ là để được uống nước “miễn phí”, chỉ cần “cố” đọc cho xong một quyển sách. Về sau, dần dần các em thấy “nghiện” nơi đây, “nghiện” đọc sách và các em đã chủ động tìm những quyển sách đem đến góp vào “thư viện” nho nhỏ của tôi”.

Cô Nguyễn Thị Ngọc Hạnh, giáo viên Trường Tiểu học Trần Thị Trinh (quận 10) kiến nghị, cần có 1 tiết đọc sách trong thời khóa biểu chính khóa để các giáo viên có thời gian giúp học sinh có thói quen đọc sách tốt hơn. Trước mắt, Sở GD&ĐT TP nên cho phép các trường thực hiện tích hợp tiết đọc sách trong tiết sinh hoạt lớp giúp học sinh phát triển tốt về mặt trí tuệ và tình cảm.

Theo GD&TĐ
Khách tham quan triển lãm “Tranh truyện Hàng Trống”.
Khai mạc Triển lãm “Tranh truyện Hàng Trống”
(Ngày Nay) - Lễ khai mạc Triển lãm “Tranh truyện Hàng Trống” đã diễn ra chiều 18/3 tại Bảo tàng Phụ nữ Việt Nam (số 36, Lý Thường Kiệt, Hoàn Kiếm, Hà Nội). Triển lãm do Bảo tàng Phụ nữ Việt Nam phối hợp với Họa sỹ Phan Ngọc Khuê, nhà nghiên cứu nghệ thuật các dân tộc Việt Nam tổ chức.
Chương trình hòa tấu nhạc cụ dân tộc tại lễ hội.
Thanh Hoá: Nhiều hoạt động đặc sắc tại lễ hội Mường Xia
(Ngày Nay) - Tối 18/3, tại xã Sơn Thủy, huyện miền núi Quan Sơn (Thanh Hóa), Lễ hội Mường Xia đã diễn ra với sự tham gia của hàng nghìn đồng bào dân tộc Thái và người dân nước bạn Lào ở khu vực biên giới miền Tây Thanh Hóa và tỉnh Hủa Phăn (Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào).
Những quan điểm cần “gác qua một bên”
Những quan điểm cần “gác qua một bên”
(Ngày Nay) - Sinh thời, khi được hỏi về các vấn đề siêu hình thì Thế Tôn im lặng, “gác qua một bên”. Sau khi Thế Tôn nhập diệt, một số người đã đến hỏi Tôn giả A-nan vấn đề này. Hiện nay, các quan điểm này vẫn đang được đặt ra.
Bầu trời Iceland rực đỏ vì núi lửa phun trào
Bầu trời Iceland rực đỏ vì núi lửa phun trào
(Ngày Nay) - Đài truyền hình RÚV của Iceland đưa tin, hiện tượng núi lửa phun trào ở Bán đảo Reykjanes đã buộc người dân sống xung quanh Vũng biển Blue nổi tiếng và thị trấn Grindavik gần đó phải sơ tán khẩn cấp.
Tràn lan nội dung độc hại do AI sáng tạo trên TikTok
Tràn lan nội dung độc hại do AI sáng tạo trên TikTok
(Ngày Nay) - Theo báo cáo của tổ chức phi lợi nhuận Media Matters, người dùng TikTok đang có xu hướng kiếm tiền từ các video đưa ra những thông tin vô căn cứ về những “thuyết âm mưu” liên quan đến ngày tận thế của thế giới.
Khai mạc Lễ hội Nữ tướng Lê Chân
Khai mạc Lễ hội Nữ tướng Lê Chân
(Ngày Nay) - Tối 17/3, tại Tượng đài Nữ tướng Lê Chân, UBND quận Lê Chân (thành phố Hải Phòng) khai mạc Lễ hội truyền thống Nữ tướng Lê Chân năm 2024.
Hơn 13.000 trẻ em Gaza thiệt mạng do chiến tranh
Hơn 13.000 trẻ em Gaza thiệt mạng do chiến tranh
(Ngày Nay) - Tổ chức UNICEF cho biết hơn 13.000 trẻ em đã thiệt mạng sau khi xung đột nổ ra tại Dải Gaza và cảnh báo vấn nạn suy dinh dưỡng khiến những trẻ còn sống "thậm chí không còn sức để khóc”.