Nâng cao hiểu biết về Chủ tịch Hồ Chí Minh trong thanh, thiếu niên, học sinh

Sáng 5/6, tại Hà Nội, Bộ Giáo dục và Đào tạo chủ trì, phối hợp với Ban Tuyên giáo Trung ương, Trung ương Đoàn Thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh tổ chức cuộc thi trực tuyến "Tuổi trẻ học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh" năm 2019. 
Thứ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Nguyễn Thị Nghĩa, Phó Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương Bùi Trường Giang và đại biểu gặp gỡ, động viên các thí sinh tham gia thi Vòng loại tại Học viện Báo chí và Tuyên truyền. Ảnh: Thanh Tùng/TTXVN
Thứ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Nguyễn Thị Nghĩa, Phó Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương Bùi Trường Giang và đại biểu gặp gỡ, động viên các thí sinh tham gia thi Vòng loại tại Học viện Báo chí và Tuyên truyền. Ảnh: Thanh Tùng/TTXVN
Đây là một trong những hoạt động quan trọng của ngành giáo dục hướng tới kỷ niệm 65 năm chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954-7/5/2019), 129 năm ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh (19/5/1890-19/5/2019), 108 năm ngày Bác Hồ ra đi tìm đường cứu nước và đẩy mạnh tuyên truyền 50 năm thực hiện Di chúc của Chủ tịch Hồ Chí Minh (1969-2019).

Tại lễ phát động, Thứ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Nguyễn Thị Nghĩa nhấn mạnh: Với mỗi người dân Việt Nam, Chủ tịch Hồ Chí Minh luôn là biểu tượng sáng ngời về đạo đức cách mạng, tấm gương hy sinh, dâng hiến trọn đời cho sự nghiệp cách mạng của Đảng, của dân tộc, hết lòng phục sự Tổ quốc, phục vụ nhân dân. Người đã để lại cho thế hệ sau một di sản tinh thần vô giá đó là tư tưởng, là đạo đức, là phong cách Hồ Chí Minh.

Nét mới của cuộc thi 2019 là thiết kế 3 bảng dành cho các nhóm đối tượng. Bảng A dành cho học sinh Trung học cơ sở, Trung học phổ thông, học viên các Trung tâm giáo dục thường xuyên. Bảng B dành cho sinh viên các trường đại học, cao đẳng, trung cấp sư phạm.

Bảng C dành cho nhà giáo, cán bộ quản lý giáo dục trẻ và những người quan tâm (dưới 35 tuổi) tham gia dự thi. So với các lần thi trước, cuộc thi năm nay bổ sung thêm bảng C, đồng thời tăng cường các điều kiện đảm bảo cuộc thi an toàn, nghiêm túc, nhằm tạo ra sân chơi bổ ích, lan tỏa, công bằng, bình đẳng cho tất cả các thí sinh. Với việc chia bảng, nội dung thi cũng được thiết kế phù hợp hơn với nhận thức, trình độ của mỗi nhóm thí sinh dự thi.

Thứ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Nguyễn Thị Nghĩa chia sẻ, cuộc thi này sẽ góp phần đẩy mạnh việc học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh ngày càng hiệu quả hơn trong đội ngũ nhà giáo, cán bộ quản lý giáo dục, học sinh, sinh viên, đoàn viên và thế hệ trẻ; nâng cao nhận thức của thế hệ trẻ để thay đổi hành động trong tu dưỡng đạo đức, trau đồi phẩm chất chính trị cho thế hệ tương lai của đất nước.

Cuộc thi “Tuổi trẻ học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh” năm nay sẽ có 3 vòng thi, gồm: vòng loại, vòng bán kết và vòng chung kết xếp hạng cá nhân toàn quốc. Mỗi thí sinh được đăng ký một tài khoản để tham gia các vòng thi trên mạng.

Mỗi bài thi, thí sinh trả lời 30 câu hỏi trong vòng 10 phút. Thí sinh được quyền thi tối đa 5 lần một vòng thi. Lần trả lời đúng nhất, nhanh nhất tại mỗi vòng của thí sinh sẽ được tính làm kết quả để lựa chọn tham gia tính điểm. Lễ tổng kết, trao giải cuộc thi dự kiến sẽ diễn ra tháng 11/2019, tại Hà Nội.

Nâng cao hiểu biết về Chủ tịch Hồ Chí Minh trong thanh, thiếu niên, học sinh ảnh 1
Thí sinh tham gia thi vòng loại tại Học viện Báo chí và Tuyên truyền. Ảnh: Thanh Tùng/TTXVN

Ngay sau lễ phát động, rất đông đoàn viên, sinh viên đã tham gia cuộc thi. Sinh viên Võ Nguyên Đan Phương (Học viện Báo chí và Tuyên truyền) cho biết: các câu hỏi không chỉ cung cấp kiến thức rộng, còn khá sâu về các sự kiện, thời điểm, tác phẩm… của Chủ tịch Hồ Chí Minh. Điểm mới là các câu trả lời đúng sẽ có điểm, trả lời sai không bị trừ điểm. Tuy nhiên, điểm không hiển thị sau mỗi câu hỏi, chỉ khi kết thúc bài thi mới có tổng điểm.

Thiết kế các bài thi trên mạng khá hợp lý, hấp dẫn giới trẻ. Các sinh viên dự thi với thái độ nghiêm túc, hào hứng nhưng vẫn được trao đổi nhỏ để hỗ trợ nhau tìm ra câu trả lời chính xác cho phần thi của mình.

Với cách thức như vậy, cuộc thi tạo động lực cho học sinh, sinh viên tích cực tìm hiểu thông tin, tự trau dồi kiến thức của bản thân; giúp đợt sinh hoạt chính trị học tập và làm theo tấm gương, tư tưởng, đạo đức và phong cách Hồ Chí Minh thực sự trở thành phong trào được giới trẻ yêu thích.

Sau 4 lần tổ chức, cuộc thi “Tuổi trẻ học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh” ngày càng thu hút đông đảo thí sinh dự thi. Năm 2013, thu hút hơn 31.000 lượt thí sinh; năm 2015 là 75.000 lượt thí sinh; năm 2016 có hơn 330 nghìn lượt thí sinh và đến 2018 đã có hơn 1,2 triệu lượt thí sinh dự thi.

Cuộc thi là cơ hội để các đoàn viên, thanh thiếu niên, học sinh, sinh viên trong và ngoài nước nâng cao hiểu biết về Chủ tịch Hồ Chí Minh, tìm hiểu sâu những giá trị trong Di chúc của Người; tìm hiểu về tư tưởng Hồ Chí Minh gắn liền với biển, đảo Việt Nam, giúp học sinh, sinh viên, đoàn viên thanh niên đẩy mạnh việc học tập và làm theo tư tưởng đạo đức, lối sống văn hóa, bồi dưỡng lý tưởng cách mạng cho thế hệ trẻ.

Theo TTXVN
Ảnh minh họa
WHO ra mắt mạng lưới toàn cầu mới giám sát virus corona
(Ngày Nay) -  Ngày 27/3, Tổ chức Y tế thế giới (WHO) đã ra mắt mạng lưới toàn cầu mới về virus corona CoViNet để phát hiện, theo dõi và đánh giá sớm cũng như chính xác các virus SARS-CoV-2, MERS-CoV và các chủng virus corona mới đe dọa nghiêm trọng sức khỏe cộng đồng.
Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam Phạm Thu Hằng
Việt Nam hoan nghênh Nghị quyết về việc ngừng bắn tại Dải Gaza
(Ngày Nay) - Ngày 27/3, trả lời câu hỏi của phóng viên đề nghị cho biết phản ứng của Việt Nam trước việc Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc thông qua Nghị quyết 2728 về việc ngừng bắn tại Dải Gaza, Người Phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam Phạm Thu Hằng khẳng định:
Ảnh minh họa
Giả danh cán bộ, công chức Sở Thông tin và Truyền thông để lừa đảo
(Ngày Nay) -  Ngày 28/3, ông Bùi Thanh Toàn, Giám đốc Sở Thông tin và Truyền thông tỉnh Bạc Liêu cho biết, thời gian qua, Sở liên tục nhận được phản ánh có dấu hiệu lừa đảo khi một số đối tượng giả danh cán bộ, công chức Sở Thông tin và Truyền thông tỉnh Bạc Liêu gọi điện cho cán bộ lãnh đạo của một số sở, ngành, địa phương và người dân.
UNESCO kêu gọi thúc đẩy giáo dục hòa nhập. Ảnh: UNESCO/Marie ETCHEGOYEN
Tôn vinh và ủng hộ sự hòa nhập trong giáo dục
(Ngày Nay) - Kỷ niệm 30 năm Tuyên bố Salamanca hồi giữa tháng 3/2024, cộng đồng quốc tế đã cam kết tiếp tục nỗ lực hướng tới môi trường giáo dục hòa nhập và công bằng cho tất cả mọi người.