Nghi án học sinh lớp 9 bị ép bán dâm: Phòng Giáo dục huyện nói gì?

(Ngày Nay) - Phòng GD&ĐT huyện Ba Vì cho biết các học sinh trong vụ mua bán trinh ở Ba Vì hiện đã đi học bình thường.
Một nạn nhân trong đường dây mua bán trinh trẻ em ở Ba Vì. - Ảnh cắt từ clip.
Một nạn nhân trong đường dây mua bán trinh trẻ em ở Ba Vì. - Ảnh cắt từ clip.

Liên quan vụ mua bán trinh học sinh tại Ba Vì gây chấn động dư luận, trao đổi với PV báo Dân Trí sáng 15/1, bà Đặng Thị Kim Tuyến, Phó Trưởng Phòng GD&ĐT huyện Ba Vì cho biết, lãnh đạo nhà trường đã có báo cáo sơ bộ gửi UBND huyện.

Theo đó, UBND huyện đã chỉ đạo Phòng LĐ, TB&XH, công an huyện phối hợp điều tra nắm bắt tình hình. Khi có kết luận cuối cùng sẽ công bố theo quy định.

UBND huyện Ba Vì cũng đã họp chỉ đạo các ngành và công an vào cuộc để điều tra, tìm hiểu sự việc, báo cáo các cấp.

Cũng theo bà Tuyến, trong báo cáo sơ bộ gửi đến các đơn vị chức năng, lãnh đạo nhà trường có cho biết, biểu hiện của các học sinh này trên lớp rất bình thường. Các em học đủ số tiết, không vắng học. Học lực của các em này bình thường, không có gì nổi bật.

Đặc biệt, qua tìm hiểu ban đầu của nhà trường, một số bé gái liên quan đến sự việc có hoàn cảnh gia đình khiếm khuyết như bố mẹ li hôn, không được gia đình quan tâm sát sao. Các học sinh này ở vùng sâu vùng xa, bị đối tượng xấu lợi dụng lôi kéo.

Ban đầu địa phương xác định có một số em ở trường THCS Khánh Thượng và Trường THPT Dân tộc nội trú.

“Hiệu trưởng nhà trường cho biết, trên đường đi làm đã phát hiện thấy taxi lạ ở gần trường và có học sinh lên xe. 

Nghi án học sinh lớp 9 bị ép bán dâm: Phòng Giáo dục huyện nói gì? ảnh 1

Trường THCS Khánh Thượng, nơi có một số nữ sinh bị lừa ép bán dâm. Ảnh: Dân Trí.

Qua làm việc với các em thì phát hiện các em này có liên quan đến một đường dây môi giới mại dâm với một đối tượng ngoài địa phương. Sau đó, trường THCS Khánh Thượng đã báo cáo vụ việc với chính quyền xã.

Xác định đây là vụ việc vượt quá thẩm quyền của chính quyền xã, nên đơn vị này đã báo cáo UBND huyện Ba Vì, và sau đó UBND huyện đã có công văn gửi các đơn vị chức năng và Công an huyện Ba Vì để vào cuộc điều tra, làm rõ.

Nhà trường đã phát hiện và ngăn chặn kịp thời, dù khoảng thời gian diễn ra sự việc đều xảy ra vào ngày nghỉ hoặc sau giờ học”, bà Tuyến cho biết.

Hiện, nhà trường và Phòng GD&ĐT chủ động nắm bắt tư tưởng của học sinh, giúp các em ổn định học tập bình thường.

Trước đó, clip của VTV24 quay bằng camera giấu kín ghi nhận một số trường hợp bị ép bán trinh tại huyện Ba Vì, Hà Nội. Vụ việc đặc biệt gây sốc khi các nạn nhân của đường dây này là các bé gái mới 14-15 tuổi. Nạn nhân đầu tiên là nữ sinh học lớp 9. Cô bé bị một nữ sinh lớp 11 trên địa bàn lôi kéo vào đường dây.

Những kẻ trong đường dây bán trinh dụ dỗ các nạn nhân bằng lời lẽ ngon ngọt như việc nhẹ nhàng, lương cao. Mỗi lần có thể thu về đến 500.000 đồng, chỉ cần làm việc trong thời gian rảnh rỗi, không ảnh hưởng đến việc học tập. Và hầu hết các nạn nhân đều “sập bẫy”.

TIN LIÊN QUAN
Đại tá Nguyễn Hữu Tài và Đại tá, PGS, TS Nguyễn Mạnh Hà tham gia buổi giao lưu, tọa đàm.
70 năm - Vang mãi bản hùng ca Điện Biên
(Ngày Nay) - Nhân dịp kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954 - 7/5/2024), ngày 16/4, tại Hà Nội, Thư viện Quân đội (Tổng cục Chính trị Quân đội nhân dân Việt Nam) tổ chức giao lưu, tọa đàm với chủ đề “70 năm - Vang mãi bản hùng ca Điện Biên”.
Ảnh minh hoạ.
Xác thực trên 96,4 triệu thông tin nhân khẩu giữa Cơ sở dữ liệu quốc gia về bảo hiểm và dân cư
(Ngày Nay) - Thông tin về triển khai Đề án 06 (Đề án phát triển ứng dụng dữ liệu về dân cư, định danh BHXH Việt Nam cho biết, thực hiện kết nối, chia sẻ dữ liệu, đến nay, trên 96,4 triệu thông tin nhân khẩu có trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về bảo hiểm đã được xác thực với Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư, trong đó có khoảng 87,7 triệu người đang tham gia, thụ hưởng BHXH, BHYT, bảo hiểm thất nghiệp.
Tập quán xã hội và tín ngưỡng Mo Mường của đồng bào dân tộc Mường (Nho Quan, Ninh Bình) được công nhận Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia.
Bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa phi vật thể
(Ngày Nay) - Chính phủ vừa ban hành Nghị định số 39/2024/NĐ-CP quy định biện pháp quản lý, bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa phi vật thể trong các Danh sách của UNESCO và Danh mục di sản văn hóa phi vật thể quốc gia.
Lễ dâng hương Miếu Ông, Miếu Bà tại Lễ hội Chợ Phong lưu Khâu Vai 2023.
Nhiều hoạt động đặc sắc sẽ diễn ra tại Lễ hội Chợ phong lưu Khâu Vai 2024
(Ngày Nay) - Lễ hội Chợ phong lưu Khâu Vai 2024 bao gồm nhiều hoạt động văn hóa, nghệ thuật, thể thao phong phú, đa dạng, như: Lễ dâng hương miếu Ông, miếu Bà; giao lưu văn hóa, văn nghệ, trò chơi dân gian truyền thống thi leo cột chinh phục tình yêu, đánh yến, trình diễn thổi khèn Mông, múa nhảy lửa, múa trống đồng; điệu nhảy trên cây của dân tộc Lô Lô, trưng bày và giới thiệu các sản phẩm nông sản đặc trưng...
Ảnh minh hoạ.
Thêm một cây xanh – thêm một hành động bảo vệ môi trường
(Ngày Nay) - Triển khai Đề án “Trồng một tỷ cây xanh giai đoạn 2021-2025” của Thủ tướng Chính phủ, năm 2024 Bộ Tài nguyên và Môi trường tiếp tục giao cho các đơn vị chức năng phối hợp tổ chức trồng cây phục hồi hệ sinh thái rừng, rừng đầu nguồn, khu bảo tồn, rừng cây chắn sóng… với số lượng cây dự kiến trên 250.000 cây.
Đèn Maple Leaf của Tiffany Studios. Ảnh: The Lamps of Louis Comfort Tiffany
Họa tiết lá phong: Khi nghệ thuật hòa quyện cùng thiên nhiên trên đèn kính màu Tiffany
(Ngày Nay) - Cuốn hút như những chiếc lá phong mùa thu, đèn Maple Leaf của Tiffany Studios là một kiệt tác nghệ thuật kết hợp tinh tế giữa vẻ đẹp tự nhiên và sự sáng tạo của con người. Từng đường nét, từng sắc thái màu sắc đều được trau chuốt tỉ mỉ, mang đến một bức tranh đầy ấn tượng.
Đồng chí Bí thư Tỉnh ủy Đoàn Minh Huấn khởi trống khai mạc lễ hội.
Ninh Bình: Khai mạc Lễ hội Đền Thánh Nguyễn năm 2024
(Ngày Nay) - Tối 16/4, tại Khu di tích kiến trúc nghệ thuật Quốc gia Đền Thánh Nguyễn (xã Gia Thắng và Gia Tiến, huyện Gia Viễn, tỉnh Ninh Bình), UBND huyện Gia Viễn khai mạc Lễ hội Đền Thánh Nguyễn năm 2024. Đây là lễ hội gắn liền với cuộc đời, sự nghiệp và truyền thuyết về Thiền sư Nguyễn Minh Không.