Những đứa trẻ đi học vui hơn ở nhà

Điều kiện sinh hoạt ở trường nội trú chật chội, còn thiếu thốn đủ thứ nhưng đối với những đứa trẻ đang học tập ở ngôi trường dưới chân núi Mẫu Sơn, mọi thứ hầu như đầy đủ và vui hơn ở nhà.
Những đứa trẻ đi học vui hơn ở nhà ảnh 1

Trường Phổ thông dân tộc bán trú Tiểu học và THCS xã Mẫu Sơn cách thị trấn Cao Lộc khoảng 35km. Ảnh: Nguyễn Thảo

Thiếu đủ thứ

Trông có vẻ bạo dạn nhất nhóm, cô bé Dương Múi Nảy chia sẻ, em thích học nội trú hơn vì về nhà phải đi chăn trâu. Nảy đang học lớp 4 ở Trường Phổ thông dân tộc bán trú Tiểu học và THCS xã Mẫu Sơn, huyện Cao Lộc, tỉnh Lạng Sơn. Em là một trong số 86 đứa trẻ đang học nội trú ở đây.

Trường có 107 học sinh cả cấp tiểu học và THCS thì 100% là người dân tộc thiểu số. Cách đây 2 năm, trường Mẫu Sơn vẫn còn 5 điểm lẻ, có nơi cách điểm chính tới 19km. Có cô giáo từng bật khóc trên đường vào nhà học sinh vì quá xa và vất vả.

Cố gắng đưa tất cả học sinh điểm lẻ về điểm chính, 86 học sinh phải sinh hoạt vỏn vẹn trong 2 căn phòng, mỗi phòng chưa đến 30m2. Mỗi phòng được xếp 10 chiếc giường tầng sát nhau. Cứ 2 giường ghép lại thì mỗi tầng ngủ được 4-5 học sinh.

Những đứa trẻ đi học vui hơn ở nhà ảnh 2

Mỗi phòng có 10 chiếc giường tầng được xếp sát nhau để nằm 4-5 đứa trẻ/ giường. Ảnh: Nguyễn Thảo

Không gian sinh hoạt chỉ có thế, khu vực vệ sinh tắm rửa còn chật chội hơn. Một nhà vệ sinh 2 gian nam nữ nằm ở cuối dãy phòng học nhưng lại xa dãy phòng nội trú, nên khi “đi nhẹ” các em vẫn sử dụng nhà vệ sinh cũ không có mái che, không có cửa, bên trong lẫn đầy rác.

Nơi tắm rửa có vẻ là một cái bếp củi cũ. Ở trong góc chỉ có một vòi nước mà nếu không được giới thiệu thì không ai nghĩ đây là nơi tắm rửa hằng ngày của 86 đứa trẻ.

Thiếu thốn là thế nhưng khi được hỏi, đứa nào cũng bảo thích đi học hơn. Ít nhất, đến trường chúng được ăn đủ ngày 3 bữa, có thịt có rau, lại có bạn bè để cùng chơi, cùng học. Ở nhà, có khi bạn còn không có mà chơi vì mỗi quả đồi chỉ có 2-3 hộ dân, cơm thì bữa đực bữa cái.

Qua lời kể của các thầy cô Mẫu Sơn, hầu hết học sinh của trường đều thuộc diện hộ nghèo, trừ con em một số cán bộ xã.

Trong câu chuyện của các thầy cô, họ vẫn nhớ như in hoàn cảnh cùng cực của những học sinh mà mình đã từng đến thăm nhà. “Có em nhà chẳng có gì, lấy tre dựng lên làm giường ngủ. Cả nhà có 2 cái nồi thì 1 cái đứt quai - một để xào rau, một để nấu cơm. Hỏi ‘Sao không đi học?’, em bảo bố mẹ đi làm ở Trung Quốc, em phải nghỉ ở nhà chăm lợn gà. Mà lợn nuôi thuê, không phải của mình. Đến Tết thì người ta trả công một nửa con lợn”.

Có nhà nghèo đến mức cô giáo đến vận động đi học, quý lắm mới nấu nồi cơm và đĩa măng xào, còn bình thường chỉ ăn cháo.

Cô Chỏi - một giáo viên lâu năm ở Mẫu Sơn - nói, mặc dù đi học không mất gì, tiền ăn, học phí đã có Nhà nước hỗ trợ nhưng nhiều gia đình ít người, không có người làm, vẫn muốn con ở nhà. Với người dân ở đây, cho con đi học không mất gì đã là mất đi một nhân công để lên nương rẫy.

Vì thế, những đứa trẻ lên lớp, ăn ở từ đầu tuần tới cuối tuần, ngoài bộ sách giáo khoa, chẳng có gì hết.

Những đứa trẻ đi học vui hơn ở nhà ảnh 3

Nhà vệ sinh cũ vẫn được đám trẻ sử dụng vì gần khu phòng ở hơn. Ảnh: Nguyễn Thảo

Những đứa trẻ đi học vui hơn ở nhà ảnh 4

Phòng tắm của 86 đứa trẻ ở nội trú. Ảnh: Nguyễn Thảo

Ngoài giờ học chính khóa và học phụ đạo mỗi buổi chiều, tối, các em tha thẩn chơi ở sân trường. Ngoài cổng, mấy cậu bé say mê chơi bắn bi bằng hạt cây rừng. Một cậu nhỏ ôm khư khư chiếc chai nhựa đựng đầy hạt như một kho báu, ngay cả lúc ăn cơm cũng không chịu rời.

Cô Hoàng Thị Tám - giáo viên Tiếng Anh - mới lên Mẫu Sơn được một tháng nhưng đã cảm nhận được sự thiếu thốn cùng cực của những học sinh nghèo nơi núi cao. Cô Tám kể, một hôm mang chiếc bánh mỳ đến lớp nhưng để quên, nguội ngắt. Cô định mang đi bỏ thì có em xin cô bánh mỳ. “Thấy thương vô cùng. Trẻ dưới xuôi thì bắt ăn từng thìa mà trên này các em thèm cả chiếc bánh mỳ nguội ngắt”.

“Những ngày đầu lên trường, tôi mua mấy gói kẹo chia cho các em. Chia xong, các em vẫn xúm xít quanh cô. Nghĩ mà rơi nước mắt”.

Những đứa trẻ đi học vui hơn ở nhà ảnh 5

Đám con trai chơi bắn bi bằng hạt rừng. Ảnh: Nguyễn Thảo

Những đứa trẻ đi học vui hơn ở nhà ảnh 6

Chai đựng hạt rừng là "kho báu" của cậu bé. Ảnh: Nguyễn Thảo

Học 10 chỉ biết 2, 3

Khi được hỏi về những khó khăn nhất của Mẫu Sơn, các thầy cô không nói nhiều về thiếu thốn vật chất, mà lo lắng đến khả năng tiếp thu của các em. Cô Lăng Thúy Mười – giáo viên dạy Tiếng Anh của trường – cho biết: “Nếu như trẻ dưới kia học đến đâu biết đến đó thì trẻ ở đây dạy 10 chỉ biết 2, 3. Khả năng tiếp thu của các em chậm, vì thế các thầy cô phải nỗ lực gấp nhiều lần”.

Những đứa trẻ đi học vui hơn ở nhà ảnh 7

"Cô bảo phải viết 2 lần bài thơ này" - cậu bé lớp 2 nói. Ảnh: Nguyễn Thảo

Những đứa trẻ đi học vui hơn ở nhà ảnh 8

Tiết 'Văn hóa đọc' ngoài giờ được dạy ở khoảng sân trước phòng nội trú vì không có đủ phòng học. Ảnh: Nguyễn Thảo

7 năm công tác ở Mẫu Sơn, thầy Đức cho rằng có 2 nguyên nhân chính khiến khả năng tiếp thu của các em không tốt bằng học sinh những trường khác, thậm chí là trong cùng huyện.

Thứ nhất là phạm vi tiếp xúc xã hội của trẻ ở đây quá hẹp. Tivi không có, báo đài không xem, tất cả những gì các em biết chỉ là người thân trong gia đình. Thậm chí, bạn bè cũng hiếm vì mỗi quả đồi chỉ có 2-3 hộ dân.

Nguyên nhân thứ 2 là yếu tố dân trí. “Ngày trước, dân ở đây ít, anh chị em, họ hàng lấy nhau rất phổ biến, con sinh ra bị khuyết tật. Hiện nay, trường Mẫu Sơn có 3 em thuộc diện thiểu năng trí tuệ vì bố mẹ kết hôn cận huyết. Ngoài ra, tuổi kết hôn sớm của bố mẹ (14,15 tuổi) cũng ảnh hưởng tới trí não của các em”.

Dân trí thấp dẫn tới nhiều hệ quả khác. Trời rét, các cô gọi bố mẹ mang quần áo lên cho con nhưng chẳng thấy đâu. Cô lại phải tìm quần áo từ thiện cho con mặc. “Ngày vẫn còn điểm lẻ, con đang ở trong lớp, bố mẹ xuống gọi về đi chăn trâu là chuyện bình thường” – cô Chỏi kể.

Thầy Đức nói thêm, nếu như học sinh dưới xuôi được bố mẹ kèm cặp, hướng dẫn học hành nhiều thì ở đây các em học được gì trên lớp thì biết cái đó. Về nhà, các em có trình độ cao nhất, không ai dạy được. Hầu như người dân Mẫu Sơn chỉ đạt trình độ xóa mù, thậm chí vẫn còn những người không biết chữ.

Những đứa trẻ đi học vui hơn ở nhà ảnh 9
Những đứa trẻ đi học vui hơn ở nhà ảnh 10

Những cô bé tha thẩn chơi ở sân trường. Ảnh: Nguyễn Thảo

Thời điểm tôi trở về cũng là lúc 5 phòng học của trường được phá dỡ để xây lên 8 phòng học mới. Đó là niềm vui lớn của thầy trò Mẫu Sơn. Nhưng trong gần một năm học tới đây, các em phải học tạm trong những căn phòng công vụ của thầy cô, còn thầy cô phải ở tạm phòng bảo vệ, phòng họp. Theo thầy Đức, 2 năm nữa phòng nội trú của các em sẽ được xây mới lên 8 phòng theo dự án THCS dành cho những trường khó khăn.

“Những năm trước, tỷ lệ học sinh học tiếp lên cấp 3 rất ít. Nhưng năm ngoái, nhờ vận động, tuyên truyền, 100% học sinh của trường học tiếp lên phổ thông hoặc học nghề. Trường có mời các thầy trường nghề về tư vấn trực tiếp cho các em”.

Mong muốn của thầy Đức chỉ đơn giản là tiếp tục duy trì loại hình nội trú và nhận được sự đầu tư lớn hơn về cơ sở vật chất để thầy cô và các em có chỗ ăn học khang trang, rộng rãi hơn.

Những đứa trẻ đi học vui hơn ở nhà ảnh 11

Bữa cơm trưa ngày thứ Sáu trước khi về với gia đình. Ảnh: Nguyễn Thảo

Những đứa trẻ đi học vui hơn ở nhà ảnh 12

Một cô bé được mẹ đến đón. Ảnh: Nguyễn Thảo

Những đứa trẻ đi học vui hơn ở nhà ảnh 13

Balo của cậu bé lớp 1 này là chiếc túi lưới được bố mẹ tự khâu. Ảnh: Nguyễn Thảo

Những đứa trẻ lớp 1 ôn lại bảng chữ cái:

Theo Vietnamnet
Phó Thủ tướng yêu cầu rà soát điều chỉnh dự án thu hồi đất sân bay Long Thành
Phó Thủ tướng yêu cầu rà soát điều chỉnh dự án thu hồi đất sân bay Long Thành
Văn phòng Chính phủ vừa có Văn bản số 2705/VPCP-CN, truyền đạt ý kiến Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà yêu cầu UBND tỉnh Đồng Nai rà soát, hoàn thiện hồ sơ điều chỉnh Dự án thu hồi đất, bồi thường, hỗ trợ, tái định cư Cảng hàng không quốc tế Long Thành theo hướng xác định chính xác diện tích đất sử dụng cho sân bay và diện tích đất tái định cư cho dự án xây dựng sân bay Long Thành, gửi Bộ Kế hoạch và Đầu tư thẩm định bổ sung, trình Thủ tướng Chính phủ xem xét, phê duyệt.
Thúc đẩy phổ cập công nghệ blockchain và AI
Thúc đẩy phổ cập công nghệ blockchain và AI
Ngày 24/4, tại Diễn đàn thường niên về Công nghệ chuỗi khối (Blockchain) và trí tuệ nhân tạo (AI): Cuộc cách mạng tương lai, Hiệp hội Blockchain Việt Nam đã ra mắt Viện Công nghệ Blockchain và Trí tuệ nhân tạo (ABAII).
WHO: Các loại vaccine cứu 154 triệu mạng người trong 50 năm
WHO: Các loại vaccine cứu 154 triệu mạng người trong 50 năm
Các nỗ lực tiêm chủng trên toàn cầu đã giúp cứu được 154 triệu mạng sống trong 50 năm qua. Đáng chú ý, phần lớn những người được hưởng lợi là trẻ sơ sinh. Đây là kết quả mới được Tổ chức Y tế thế giới (WHO) công bố ngày 24/4, phản ánh hiệu quả của các chiến dịch tiêm chủng trên toàn cầu trong nhiều thập niên qua.
Du lịch Thái Lan bội thu từ lễ hội Songkran
Du lịch Thái Lan bội thu từ lễ hội Songkran
Bộ Du lịch và Thể thao Thái Lan cho biết việc kéo dài lễ hội Songkran trong vòng 3 tuần đã giúp tạo ra khoản doanh thu lên tới 140 tỷ baht (3,7 tỷ USD) cho ngành du lịch nước này, thu hút 1,9 triệu khách du lịch nước ngoài đến thăm trong thời gian diễn ra lễ hội.
Hang Táu (Mộc Châu) đem đến hình ảnh một ngôi làng nguyên thủy.
Công nhận Mộc Châu là Khu du lịch quốc gia
(Ngày Nay) - Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch (VHTT&DL) đã ký Quyết định số 1077/QĐ-BVHTTDL về việc công nhận Khu du lịch Mộc Châu, tỉnh Sơn La là Khu du lịch quốc gia.
Bangkok gia nhập mạng lưới Thành phố học tập toàn cầu. Ảnh: UNESCO/S. Ussavasodhi
Bangkok gia nhập mạng lưới Thành phố học tập toàn cầu
(Ngày Nay) - Thành phố Bangkok, Thái Lan đã chính thức gia nhập mạng lưới Thành phố học tập toàn cầu (GNLC) của UNESCO vào đầu năm 2024, đánh dấu cột mốc quan trọng trong nỗ lực biến Thủ đô của Thái Lan thành trung tâm giáo dục hàng đầu khu vực và thế giới.
Cuộc thảo luận diễn ra trong bối cảnh có những thay đổi xã hội sâu sắc. Ảnh: Shutterstock
Ứng phó với những thách thức toàn cầu thông qua sáng kiến hợp tác
(Ngày Nay) - Trong bối cảnh những thay đổi xã hội sâu sắc ở khu vực châu Á - Thái Bình Dương, hội thảo “Định hình Chương trình Nghiên cứu Khoa học Xã hội và Nhân văn ở châu Á” sẽ tập trung vào việc xác định các ưu tiên nghiên cứu và các sáng kiến hợp tác để giải quyết các thách thức toàn cầu và khu vực.
Sự kiện "Phổ cập Giáo dục Truyền thông và Thông tin tại Ecuador" đã diễn ra tại thủ đô Quito (Ecuador). Ảnh: UNESCO
Ecuador đẩy mạnh giáo dục truyền thông và thông tin
(Ngày Nay) - Sự kiện nhấn mạnh tầm quan trọng của “Phổ cập giáo dục truyền thông và thông tin tại Ecuador” (MIL) trong việc phát triển công dân kỹ thuật số có trách nhiệm, loại bỏ thứ ngôn từ thù hận và thông tin sai lệch.