Phụ huynh Trung Quốc gặp khó với phương pháp học online

(Ngày Nay) - Các trường học Trung Quốc đã coi việc dạy học trực tuyến như một biện pháp để đối phó với sự gián đoạn do dịch Covid-19 gây ra, nhưng chính việc sắp xếp việc học cho các con ở nhà lại đang khiến nhiều phụ huynh đau đầu.


Phụ huynh Trung Quốc gặp khó với phương pháp học online

Trong khi những đứa trẻ phải dán mắt vào màn hình thậm chí nhiều giờ hơn mỗi ngày so với bình thường, cha mẹ và ông bà cũng có nghĩa vụ phải theo dõi sát sao, kiểm tra bài tập về nhà được đăng tải trong các nhóm chat trực tuyến, chụp ảnh bài tập đã hoàn thành và gửi cho giáo viên.

Tình cảnh này hiện đang hết sức phổ biến tại Trung Quốc, hiện quốc gia này vẫn chưa cho hệ thống trường học mở cửa lại dù tình hình dịch bệnh đã có dấu hiệu được cải thiện.

Trên các trang mạng xã hội, nhiều bậc cha mẹ đã phàn nàn về các khóa học trực tuyến là “quá hình thức” và đang ngốn rất nhiều quỹ thời gian làm việc của họ. Các bậc cha mẹ cũng bày tỏ lo ngại rằng học trực tuyến quá lâu có thể gây hại cho thị lực cho con mình.

“Việc học online gây tác động lớn nhất đối với các bậc phụ huynh trẻ tuổi, vì các trường học và giáo viên đều mong muốn họ hỗ trợ cho con cái mình học ở nhà”, Liu Yuanju, nhà nghiên cứu tại Học viện Tài chính và Luật Thượng Hải, cho biết.

Theo vị chuyên gia, các khóa học trực tuyến cũng không tránh khỏi việc tồn tại những khuyết điểm cố hữu.

“Có một số nhược điểm. Giáo dục trực tuyến đòi hỏi các gia đình phải truy cập internet và điện thoại thông minh, dựa vào sự hiểu biết về công nghệ của cha mẹ và buộc họ phải có nền tảng kiến thức vững chắc liên quan tới lĩnh vực này” ông Liu nói.

Anh Sun - cha của một học sinh lớp 4 ở Thượng Hải chia sẻ rằng con trai mình thường tham dự 7 lớp học qua chiếc máy tính xách tay ở nhà, từ 8h50 sáng đến 5h chiều.

Phụ huynh Trung Quốc gặp khó với phương pháp học online ảnh 1

Các giáo viên Trung Quốc đang làm quen với việc lên lớp một mình để ghi hình các bài giảng cho học sinh. Ảnh: SCMP

Sau khi chỉ bảo cho con về cách sử dụng máy tính và quan sát ngày học đầu tiên, Sun giao trách nhiệm giám sát việc học ở nhà của con trai mình cho ông bà nội.

Mỗi lớp học online kéo dài 40 phút bao gồm hai phần: một bài giảng video 20 phút được phát trực tiếp, tiếp theo là hướng dẫn tương tác kéo dài 20 phút cùng với giáo viên thông qua ứng dụng gọi hội nghị của Alibaba - DingTalk.

Nhiều phụ huynh được yêu cầu đăng ký tài khoản DingTalk thay cho con mình, yêu cầu liên kết số điện thoại di động của họ. Trong trường hợp này, chúng có thể bị ngập trong các thông báo cho bài tập về nhà và lời nhắc bài giảng, theo Sun.

"Mỗi lần cô giáo đăng thông báo về bài tập trên Dingtalk thì tôi cũng nhận được – điều này thực sự gây khó chịu”, Sun cho biết anh cũng sử dụng DingTalk cho công việc, và liên tục bị “tra tấn” bởi âm thanh thông báo từ ứng dụng này. “Đối với các bậc phụ huynh, điều này khá phiền nhiễu”, anh nói.

Sun tin rằng mặc dù các khóa học trực tuyến là rất hữu ích đối với học sinh trong mùa dịch bệnh, nhưng chúng vẫn đòi hỏi quá nhiều sự tham gia của phụ huynh.

“Các cơ quan giáo dục cho rằng, mỗi gia đình đều có một thành viên rảnh rỗi và có thể chăm sóc đứa trẻ cả ngày cũng như giúp nó hoàn thành bài tập - nhưng điều này hoàn toàn không hợp lý”, theo Sun. “Bạn không thể yêu cầu người dân tiếp tục công việc trong khi đồng thời mong đợi phụ huynh giám sát con cái ở nhà. Quả bóng trách nhiệm đang được các nhà chức trách đá sang cho từng phụ huynh một”.

Phụ huynh Trung Quốc gặp khó với phương pháp học online ảnh 2

Trẻ em Trung Quốc đang phải thích nghi với phương pháp học mới tại nhà. Ảnh: AP

Vào giữa tháng 2, Bộ Giáo dục Trung Quốc đã phát động một chương trình giáo dục trực tuyến cũng như một kênh truyền hình dành cho học sinh học tập tại nhà.

Và nhiều giáo viên đã bắt đầu cung cấp các khóa học trực tuyến để đảm bảo rằng các học sinh của mình - đặc biệt là những học sinh đang chuẩn bị tham gia kỳ thi tuyển sinh đại học vào tháng 6, vẫn đủ kiến thức như học trên lớp.

Tuy nhiên, các lớp học trực tuyến đã nhận được phản ứng trái chiều từ cả học sinh và giáo viên, các chuyên gia giáo dục đã gợi ý rằng phương pháo này thậm chí có thể làm gia tăng khoảng cách giáo dục giữa thành thị và nông thôn, do sự khó khăn trong việc tiếp cận Internet.

Nhiều gia đình vốn phụ thuộc vào ông bà để chăm sóc trẻ nhỏ cũng đang gặp rắc rối trong việc giám sát con em học tập, bởi người cao tuổi thường không thông thạo các công nghệ hiện đại.

Trong khi đó, nhiều phụ nữ tại các vùng ở Trung Quốc phải gánh vác thêm trách nhiệm giám sát con cái học tập song song  với việc chăm sóc gia đình.

Các quan chức giáo dục ở thành phố Tế Nam (Sơn Đông) gần đây cũng đã nhận nhiều chỉ trích sau khi đề nghị các bà mẹ xin nghỉ phép để ở nhà và chăm sóc con cái, thay vì là các ông bố.

Chen Wenxin, mẹ của một bé gái 7 tuổi ở Thượng Hải, cho biết rằng kể từ khi con gái bắt đầu tham gia các khóa học online vào tuần trước, cô đã nghi ngờ về hiệu quả của phương tiện học trực tuyến này.

Mặc dù con gái cô khá chủ động với việc học của mình và không cần sự giám sát chặt chẽ, Chen cho biết cô bé vẫn thấy các khóa học nhàm chán và đôi khi trở nên mất tập trung.

Đối với Chen - người vốn làm việc trong ngành giáo dục trực tuyến, các lựa chọn học từ xa hiện đang thiếu đi các tính năng để đảm bảo sự tương tác giữa giáo viên và học sinh.

Theo Sixth Tone
Dùng AI để dự đoán chính xác hơn nguồn gốc các khối u
Dùng AI để dự đoán chính xác hơn nguồn gốc các khối u
(Ngày Nay) - Một nhóm các nhà khoa học Trung Quốc đã thiết kế một công cụ sử dụng trí tuệ nhân tạo (AI) dự đoán nguồn gốc của các khối u khó xác định với độ chính xác ngang bằng hoặc thậm chí vượt qua khả năng phán đoán của các nhà bệnh lý học.
Lên Tinder để tìm việc
Lên Tinder để tìm việc
(Ngày Nay) - Đối mặt với tỷ lệ thất nghiệp cao và sự cạnh tranh khốc liệt, một bộ phận giới trẻ tại Trung Quốc đang sử dụng Tinder và các ứng dụng hẹn hò khác như một công cụ tìm kiếm cơ hội việc làm.
Những điều cần biết về Met Gala 2024
Những điều cần biết về Met Gala 2024
(Ngày Nay) - Trong vòng ba tuần nữa, các nhà thiết kế cùng những "nàng thơ" thời trang, giới mộ điệu và người có tầm ảnh hưởng nhất thế giới sẽ quy tụ tại Bảo tàng Nghệ thuật Metropolitan ở Thành phố New York cho đêm hội thời trang có quy mô lớn bậc nhất: Met Gala.
Tạo hành lang pháp lý cho ứng dụng trợ lý ảo phát triển
Tạo hành lang pháp lý cho ứng dụng trợ lý ảo phát triển
(Ngày Nay) - Theo ông Nguyễn Phú Tiến, Phó Cục trưởng Cục Chuyển đổi số Quốc gia (Bộ Thông tin và Truyền thông), tiến trình nghiên cứu quy định pháp lý liên quan đến trợ lý ảo nói riêng và các ứng dụng trí tuệ nhân tạo (AI) nói chung tại Việt Nam đã và đang tiến hành tích cực.
Khai quật, khảo cổ học hệ thống nền móng điện Cần Chánh trong Đại Nội Huế.
Thừa Thiên-Huế: Sẵn sàng khởi công phục dựng Điện Cần Chánh
(Ngày Nay) - Giám đốc Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế Hoàng Việt Trung cho biết, dự án Tu bổ, phục hồi và tôn tạo di tích Điện Cần Chánh đang được trình Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch thẩm định. Sau khi hoàn thành các thủ tục, dự kiến dự án sẽ được khởi công trong quý IV năm 2024.
Ban tổ chức tặng sách cho các thư viện công cộng, thư viện trường học, tủ sách tư nhân có phục vụ cộng đồng; các trại giam, trại tạm giam trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên - Huế.
Ngày Sách Việt Nam: Khơi dậy khát vọng cống hiến của tuổi trẻ
(Ngày Nay) - Ngày 19/4, tại Thư viện Tổng hợp tỉnh Thừa Thiên - Huế, Sở Văn hóa và Thể thao tỉnh phối hợp với Đại học Huế, Sở Giáo dục và Đào tạo, Viện Nghiên cứu phát triển tỉnh tổ chức khai mạc Ngày Sách và Văn hóa đọc Việt Nam; giới thiệu 2 ấn phẩm mới của Tủ sách Huế và phát động cuộc thi Đại sứ Văn hóa đọc năm 2024.