Thi THPT Quốc gia 2019: Tăng cường sự tham gia của các trường đại học

Các trường đại học được tăng cường trong khâu coi thi và chấm thi. Trong đó ở khâu chấm thi, trường đại học sẽ giữ vai trò chủ trì chấm thi trắc nghiệm.
Thi THPT Quốc gia 2019: Tăng cường sự tham gia của các trường đại học

Ngày 25/6 tới, hơn 887.000 học sinh trên cả nước sẽ chính thức bước vào kỳ thi THPT Quốc gia năm 2019. Rút kinh nghiệm kỳ thi năm 2018, công tác tổ chức thi và chấm thi, kỳ thi được quan tâm đặc biệt để tránh xảy ra gian lận trong chấm thi năm ngoái. Bộ GD-ĐT, các địa phương, trường đại học và lực lượng chức năng đều quyết tâm tổ chức một kỳ thi an toàn, nghiêm túc và công bằng.

Kỳ thi THPT Quốc gia năm nay, tỉnh Bắc Giang có hơn 19.600 thí sinh đăng ký dự thi tại 36 điểm thi. Ban chỉ đạo thi của tỉnh đã huy động hơn 1.600 cán bộ của tỉnh và gần 1.000 cán bộ, giảng viên các trường đại học tham gia phối hợp làm nhiệm vụ coi thi.

thi thpt quoc gia 2019: tang cuong su tham gia cua cac truong dai hoc hinh 1
Kỳ thi THPT Quốc gia năm nay, Bộ GD-ĐT tăng cường sự tham gia của các trường đại học trong khâu coi thi và chấm thi (ảnh minh họa)

Trường THPT Chuyên Bắc Giang được chọn làm địa điểm tổ chức in đề thi được cách ly 3 vòng độc lập được lực lượng công an và thanh tra bảo vệ nghiêm ngặt. Công tác bảo mật, bảo đảm an toàn tại điểm thi, nơi in sao đề, chấm thi được Ban Chỉ đạo thi tăng cường. Hiện 36 điểm thi trên toàn tỉnh đã lắp đặt camera giám sát tại phòng bảo quản đề và bài thi; chuẩn bị máy phát điện, thiết bị cơ động phòng, chống cháy nổ.

Ông Bạch Đăng Khoa, Phó Giám đốc Sở GD-ĐT Bắc Giang cho biết: “Kỳ thi này phải được tổ chức hết sức công bằng, khách quan, trung thực đúng quy chế và vẫn đạt kết quả cao. Muốn như thế thì tất cả các vị trí, các thành viên tham gia vào kỳ thi này thì phải làm hết sức tròn vai, rõ vai của mình. Trong đó thực hiện nguyên tắc “5 rõ”: rõ người, rõ công việc, rõ quy trình, rõ trách nhiệm và rõ kết quả. Cứ ở vai nào thì hãy nghĩ về “5 rõ” đó để mình làm cho nó thật sự tròn vai của mỗi vị trí”.

Kỳ thi năm nay, Bộ GD-ĐT tăng cường sự tham gia của các trường đại học trong khâu coi thi và chấm thi, trong đó ở khâu chấm thi, trường đại học sẽ giữ vai trò chủ trì chấm thi trắc nghiệm. Bên cạnh việc bố trí cán bộ coi thi, chấm thi đã có nhiều kinh nghiệm thì do năm nay có nhiều điểm mới trong quy trình tổ chức nên các trường đều nâng cao công tác tuyển chọn và tập huấn cho cán bộ, giảng viên. Ông Trần Văn Tớp, Phó Hiệu trưởng trường Đại học Bách khoa Hà Nội, đơn vị tham gia coi thi, chấm thi tại tỉnh Thanh Hóa cho biết, nhà trường đã tập huấn rất kỹ cho cán bộ theo từng vị trí cụ thể, đặc biệt là khâu chấm thi trắc nghiệm.

Trường đã cử những đoàn đi tập huấn do Bộ GD-ĐT tổ chức, chúng tôi có những nhóm chuyên gia, cán bộ kỹ thuật cũng tìm hiểu rất là kỹ quy trình chấm. Chúng tôi đã lên phương án bám sát quy trình chấm và cũng đã bắt đầu đưa ra quy trình chặt chẽ tất cả các bước từ khi tiếp nhận cơ sở vật chất trong do Thanh Hóa bàn giao cho đến khi có kết quả thì chúng tôi đã tập huấn, đã cho chấm thử, tất nhiên chấm thử này dựa trên những giả định nhất định, chúng tôi tin chắc rằng, địa điểm thi do các trường đại học tổ chức chấm thi thì sự gian lận khó xảy ra”, ông Trần Văn Tớp nói.

Rút kinh nghiệm từ vụ việc gian lận trong kỳ thi THPT Quốc gia năm 2018, ngành Giáo dục triển khai nhiều giải pháp kỹ thuật như: thay đổi cách sắp xếp phòng thi, bốc thăm cách phát đề, bốc thăm chấm thi, mã hóa toàn bộ dữ liệu chấm thi, truy vết quá trình chấm, thậm chí là lùi thời hạn công bố điểm thi để rà soát lại tất cả điểm thi của các địa phương...

Tuy nhiên, theo ông Mai Văn Trinh, Cục trưởng Cục Quản lý chất lượng (Bộ GD-ĐT), các quy trình kỹ thuật có chặt chẽ đến đâu thì yếu tố quyết định của kỳ thi vẫn là sự công tâm và khách quan của cán bộ tham gia công tác gia kỳ thi. Vì vậy, Ban chỉ đạo thi Quốc gia đặt yêu cầu hàng đầu đối với các địa phương khi lựa chọn nhân sự.

“Việc lựa chọn nhân sự cho tất cả các khâu đây là nhiệm vụ mà Ban chỉ đạo thi cấp tỉnh phải thực hiện nghiêm túc. Có chọn được con người rồi thì tiếp tục làm công tác tập huấn rất kỹ càng. Năm nay chúng tôi tập huấn rất kỹ càng và có sự tham gia ngoài các vụ, cục thanh tra đồng bộ rồi thì có sự tham gia của PA03 của 63 tỉnh thành ngay từ ban đầu. Rõ người, rõ việc, rõ chức năng nhiệm vụ, rõ sản phẩm làm ra để có sự phối hợp chặt chẽ. Với cách làm đồng bộ như thế cộng với việc tăng cường giám sát và thanh tra thì chúng ta hi vọng là sẽ có một kỳ thi an toàn, nghiêm túc”, ông Mai Văn Trinh nói.

Từ nay đến trước và trong kỳ thi, các đoàn kiểm tra của Bộ GD-ĐT tăng cường đi các địa phương để rà soát, kiểm tra công tác chuẩn bị thi THPT Quốc gia, nhằm kịp thời tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc trong quá trình chuẩn bị thi. Lãnh đạo Bộ cũng đề nghị các địa phương tuyệt đối không chủ quan, dù là ở những khâu nhỏ nhất, nhằm tổ chức kỳ thi đạt được mục tiêu giảm áp lực, an toàn, công bằng, khách quan, tạo được niềm tin trong xã hội./.

Theo VOV
Phó Thủ tướng yêu cầu rà soát điều chỉnh dự án thu hồi đất sân bay Long Thành
Phó Thủ tướng yêu cầu rà soát điều chỉnh dự án thu hồi đất sân bay Long Thành
Văn phòng Chính phủ vừa có Văn bản số 2705/VPCP-CN, truyền đạt ý kiến Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà yêu cầu UBND tỉnh Đồng Nai rà soát, hoàn thiện hồ sơ điều chỉnh Dự án thu hồi đất, bồi thường, hỗ trợ, tái định cư Cảng hàng không quốc tế Long Thành theo hướng xác định chính xác diện tích đất sử dụng cho sân bay và diện tích đất tái định cư cho dự án xây dựng sân bay Long Thành, gửi Bộ Kế hoạch và Đầu tư thẩm định bổ sung, trình Thủ tướng Chính phủ xem xét, phê duyệt.
WHO: Các loại vaccine cứu 154 triệu mạng người trong 50 năm
WHO: Các loại vaccine cứu 154 triệu mạng người trong 50 năm
Các nỗ lực tiêm chủng trên toàn cầu đã giúp cứu được 154 triệu mạng sống trong 50 năm qua. Đáng chú ý, phần lớn những người được hưởng lợi là trẻ sơ sinh. Đây là kết quả mới được Tổ chức Y tế thế giới (WHO) công bố ngày 24/4, phản ánh hiệu quả của các chiến dịch tiêm chủng trên toàn cầu trong nhiều thập niên qua.
Du lịch Thái Lan bội thu từ lễ hội Songkran
Du lịch Thái Lan bội thu từ lễ hội Songkran
Bộ Du lịch và Thể thao Thái Lan cho biết việc kéo dài lễ hội Songkran trong vòng 3 tuần đã giúp tạo ra khoản doanh thu lên tới 140 tỷ baht (3,7 tỷ USD) cho ngành du lịch nước này, thu hút 1,9 triệu khách du lịch nước ngoài đến thăm trong thời gian diễn ra lễ hội.
Hang Táu (Mộc Châu) đem đến hình ảnh một ngôi làng nguyên thủy.
Công nhận Mộc Châu là Khu du lịch quốc gia
(Ngày Nay) - Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch (VHTT&DL) đã ký Quyết định số 1077/QĐ-BVHTTDL về việc công nhận Khu du lịch Mộc Châu, tỉnh Sơn La là Khu du lịch quốc gia.
Bangkok gia nhập mạng lưới Thành phố học tập toàn cầu. Ảnh: UNESCO/S. Ussavasodhi
Bangkok gia nhập mạng lưới Thành phố học tập toàn cầu
(Ngày Nay) - Thành phố Bangkok, Thái Lan đã chính thức gia nhập mạng lưới Thành phố học tập toàn cầu (GNLC) của UNESCO vào đầu năm 2024, đánh dấu cột mốc quan trọng trong nỗ lực biến Thủ đô của Thái Lan thành trung tâm giáo dục hàng đầu khu vực và thế giới.
Cuộc thảo luận diễn ra trong bối cảnh có những thay đổi xã hội sâu sắc. Ảnh: Shutterstock
Ứng phó với những thách thức toàn cầu thông qua sáng kiến hợp tác
(Ngày Nay) - Trong bối cảnh những thay đổi xã hội sâu sắc ở khu vực châu Á - Thái Bình Dương, hội thảo “Định hình Chương trình Nghiên cứu Khoa học Xã hội và Nhân văn ở châu Á” sẽ tập trung vào việc xác định các ưu tiên nghiên cứu và các sáng kiến hợp tác để giải quyết các thách thức toàn cầu và khu vực.
Sự kiện "Phổ cập Giáo dục Truyền thông và Thông tin tại Ecuador" đã diễn ra tại thủ đô Quito (Ecuador). Ảnh: UNESCO
Ecuador đẩy mạnh giáo dục truyền thông và thông tin
(Ngày Nay) - Sự kiện nhấn mạnh tầm quan trọng của “Phổ cập giáo dục truyền thông và thông tin tại Ecuador” (MIL) trong việc phát triển công dân kỹ thuật số có trách nhiệm, loại bỏ thứ ngôn từ thù hận và thông tin sai lệch.