Thủ tướng chỉ đạo Bộ Giáo dục nghiên cứu đề xuất dạy học qua truyền hình

Hiệp hội Các trường đại học, cao đẳng Việt Nam nhận được ý kiến từ Văn phòng Chính phủ về kiến nghị trước đó của Hiệp hội gửi Thủ tướng Chính phủ. 
Dạy học trên truyền hình đặc biệt trong thời điểm học sinh nghỉ học phòng tránh dịch Covid-19 cần được nhân rộng. Ảnh: Chụp màn hình truyền hình Đồng Nai.
Dạy học trên truyền hình đặc biệt trong thời điểm học sinh nghỉ học phòng tránh dịch Covid-19 cần được nhân rộng. Ảnh: Chụp màn hình truyền hình Đồng Nai.

Ngày 28/2, Văn phòng Chính phủ có chỉ đạo Bộ Giáo dục và Đào tạo xem xét kiến nghị trước đó của Hiệp hội Các trường đại học, cao đẳng Việt Nam gửi Thủ tướng Chính phủ. 

Theo đó, văn bản gửi Bộ Giáo dục và Đào tạo nêu rõ, xét kiến nghị của Hiệp hội Các trường đại học, cao đẳng Việt Nam tại văn bản số 04/HH-VP ngày 20/2/2020 về giải pháp cho học sinh, sinh viên được chuyển sang học đại trà qua các kênh truyền hình trong cả nước trong mùa dịch Covid-19, Thủ tướng Chính phủ có ý kiến như sau: 

Giao Bộ giáo dục và Đào tạo nghiên cứu tiếp thu các kiến nghị của Hiệp hội Các trường đại học, cao đẳng Việt Nam tại văn bản nêu trên trong quá trình chỉ đạo, điều hành ngành giáo dục ứng phó với diễn biến của dịch Covid-19; báo cáo Thủ tướng Chính phủ những vấn đề vượt thẩm quyền.

Trước đó, ngày 20/2, Hiệp hội có kiến nghị gửi Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc về giải pháp học tập cho học sinh, sinh viên trong mùa dịch Covid-19.

Theo đó, Hiệp hội Các trường đại học, cao đẳng Việt Nam cho biết, dịch viêm phổi cấp Covid-19 vẫn đang diễn biến phức tạp với độc tính cao và lan truyền nhanh. Tổ chức y tế thế giới (WHO) vẫn chưa đánh giá được mức độ thảm hoạ và thời gian kéo dài đến lúc nào.

Hiệp hội Các trường đại học, cao đẳng Việt Nam cho rằng cho học sinh, sinh viên nghỉ học trong mùa dịch Covid-19 là cần thiết nhưng nếu kéo dài, hơn hai mươi triệu học sinh, sinh viên nghỉ học quá lâu sẽ tác động xấu nhiều mặt đến giáo dục và xã hội.

Tốt hơn là, toàn xã hội cần chung sức với ngành giáo dục triển khai các giải pháp vĩ mô để chủ động đối phó với mọi diễn biến xấu có thể của đại dịch mà không chỉ thụ động cho học sinh, sinh viên nghỉ học chờ hết dịch.

Thủ tướng chỉ đạo Bộ Giáo dục nghiên cứu đề xuất dạy học qua truyền hình ảnh 1

Dạy học trên truyền hình đặc biệt trong thời điểm học sinh nghỉ học phòng tránh dịch Covid-19 cần được nhân rộng. Ảnh: Chụp màn hình truyền hình Đồng Nai.

Trong thời gian cho học sinh, sinh viên nghỉ tránh dịch virus Covid-19 vừa qua, một số trường phổ thông và đại học đã chủ động thực hiện đào tạo trực tuyến, như vậy là tốt.

Tuy nhiên, điều kiện để áp dụng việc học trực tuyến bằng công nghệ cao không dễ, bởi đối tượng người học có hoàn cảnh kinh tế khác nhau.

Không phải học sinh, sinh viên nào cũng có máy tính, điện thoại thông minh,... để học, như thế sẽ rất bất tiện khi áp dụng đại trà.

Vậy tại sao chúng ta không khôi phục việc dạy học trên truyền hình cho học sinh phổ thông và sinh viên đại học? 

Trước đây, chúng ta đã từng thực hiện dạy học trên truyền hình và bây giờ kênh VTV7 vẫn duy trì tuy rằng thời gian không nhiều. Hiện cả nước có hàng trăm kênh truyền hình hiện đại từ trung ương đến địa phương là lợi thế để triển khai dạy học trên truyền hình.

Theo Hiệp hội, Nhà nước nên huy động các kênh truyền hình cùng tham gia vào hoạt động giảng dạy nhiều giờ trong ngày, thậm chí cả ngày theo hình thức phi lợi nhuận.

Khi các kênh truyền hình cùng tham gia cần có quy định rõ ràng thời khóa biểu cho từng môn học đối với từng khối lớp, áp dụng chung thống nhất trên cả nước hoặc cho từng tỉnh, thành phố. Các sở Giáo dục và Đào tạo sẽ lựa chọn giáo viên bộ môn giỏi, tiêu biểu lên dạy trên truyền hình.

Học sinh ở nhà hoặc vài ba em học chung một lớp cùng ngồi học trực tuyến, bên cạnh có phụ huynh quản lý, theo dõi. Việc theo dõi, hướng dẫn đánh giá kết quả học tập của học sinh vẫn do đội ngũ giáo viên ở các trường đảm nhiệm, chủ yếu qua mạng thông tin truyền thông quốc gia.

Tuy nhiên, khi áp dụng giảng dạy đại trà trên truyền hình thì bắt buộc các đài truyền hình phải rút bớt thời lượng dành cho những chương trình khác đi, ví như các chương trình chuyên khảo, giải trí...  Song với tinh thần “chống dịch như chống giặc” việc rút bớt đó là cần thiết vì đây là lúc cần ưu tiên cho việc học của học sinh, sinh viên hơn cả. 

Muốn làm được như vậy thì những người đứng đầu ngành và đứng đầu các địa phương cần sớm ra quyết định để các đài truyền hình chủ động phối hợp với các cơ sở giáo dục triển khai việc dạy học.

Hiện nay, các đài truyền hình luôn có sẵn phòng thu, đội ngũ kỹ thuật viên chuyên nghiệp, chỉ cần chủ động thay đổi chương trình phát; các sở Giáo dục và Đào tạo luôn sẵn sàng cử giáo viên bộ môn giỏi đến để dạy và cùng nhà đài công bố các lịch phát sóng để học sinh biết, theo học.

Do đó, nếu có chủ trương từ trên và có sự đồng thuận của các Sở Giáo dục và Đào tạo địa phương, các trường tại địa phương, các đài phát thanh địa phương thì việc dạy học đại trà trên khắp 63 tỉnh, thành phố của cả nước, trước hết là cho học sinh phổ thông, sẽ hầu như không gặp bất cứ khó khăn đáng kể nào.     

Giảng dạy trực tuyến, trong đó có giảng dạy trên truyền hình, là xu hướng chung của giáo dục toàn thế giới, các trường học Việt Nam cũng nên theo, thay vì sử dụng hoàn toàn phương thức dạy học truyền thống như hiện nay.

Thời gian này cũng là cơ hội để các trường suy nghĩ về việc triển khai đại trà giảng dạy trực tuyến trong tương lai chứ không chỉ trong thời gian tránh dịch.

Do vậy vì lợi ích của hơn 20 triệu học sinh, sinh viên, Hiệp hội Các trường đại học, cao đẳng Việt Nam kiến nghị Thủ tướng ủng hộ và chỉ thị cho Bộ Giáo dục và Đào tạo, Bộ Thông tin Truyền thông, Truyền hình Việt Nam và Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố cùng phối hợp khẩn trương triển khai chuyển sang áp dụng đại trà phương thức dạy học trên truyền hình ở quy mô toàn quốc mà không dùng giải pháp nghỉ học dài ngày trong mùa dịch Covid-19 này (cũng như trong các đợt thiên tai địch họa khác nếu có). 

Theo GDVN
TIN LIÊN QUAN
Khách tham quan triển lãm “Tranh truyện Hàng Trống”.
Khai mạc Triển lãm “Tranh truyện Hàng Trống”
(Ngày Nay) - Lễ khai mạc Triển lãm “Tranh truyện Hàng Trống” đã diễn ra chiều 18/3 tại Bảo tàng Phụ nữ Việt Nam (số 36, Lý Thường Kiệt, Hoàn Kiếm, Hà Nội). Triển lãm do Bảo tàng Phụ nữ Việt Nam phối hợp với Họa sỹ Phan Ngọc Khuê, nhà nghiên cứu nghệ thuật các dân tộc Việt Nam tổ chức.
Chương trình hòa tấu nhạc cụ dân tộc tại lễ hội.
Thanh Hoá: Nhiều hoạt động đặc sắc tại lễ hội Mường Xia
(Ngày Nay) - Tối 18/3, tại xã Sơn Thủy, huyện miền núi Quan Sơn (Thanh Hóa), Lễ hội Mường Xia đã diễn ra với sự tham gia của hàng nghìn đồng bào dân tộc Thái và người dân nước bạn Lào ở khu vực biên giới miền Tây Thanh Hóa và tỉnh Hủa Phăn (Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào).
Những quan điểm cần “gác qua một bên”
Những quan điểm cần “gác qua một bên”
(Ngày Nay) - Sinh thời, khi được hỏi về các vấn đề siêu hình thì Thế Tôn im lặng, “gác qua một bên”. Sau khi Thế Tôn nhập diệt, một số người đã đến hỏi Tôn giả A-nan vấn đề này. Hiện nay, các quan điểm này vẫn đang được đặt ra.
Bầu trời Iceland rực đỏ vì núi lửa phun trào
Bầu trời Iceland rực đỏ vì núi lửa phun trào
(Ngày Nay) - Đài truyền hình RÚV của Iceland đưa tin, hiện tượng núi lửa phun trào ở Bán đảo Reykjanes đã buộc người dân sống xung quanh Vũng biển Blue nổi tiếng và thị trấn Grindavik gần đó phải sơ tán khẩn cấp.
Tràn lan nội dung độc hại do AI sáng tạo trên TikTok
Tràn lan nội dung độc hại do AI sáng tạo trên TikTok
(Ngày Nay) - Theo báo cáo của tổ chức phi lợi nhuận Media Matters, người dùng TikTok đang có xu hướng kiếm tiền từ các video đưa ra những thông tin vô căn cứ về những “thuyết âm mưu” liên quan đến ngày tận thế của thế giới.
Khai mạc Lễ hội Nữ tướng Lê Chân
Khai mạc Lễ hội Nữ tướng Lê Chân
(Ngày Nay) - Tối 17/3, tại Tượng đài Nữ tướng Lê Chân, UBND quận Lê Chân (thành phố Hải Phòng) khai mạc Lễ hội truyền thống Nữ tướng Lê Chân năm 2024.