Trường Gordonstoun - Ngôi trường 'Hoàng gia' với những đột phá tiên phong

[Ngày Nay] - Gordonstoun là tên ngôi trường nội trú danh giá gần 100 năm tuổi ở Scotland, nơi đã đào tạo ba thế hệ thành viên của Hoàng gia Anh. Ngôi trường được biết đến với triết lý giáo dục và cách làm đột phá, trong đó đặt mục tiêu trui rèn phẩm chất con người lên trên mọi kỳ thi.
Trường học Lâu đài Salem do Kurt Hahn thành lập.
Trường học Lâu đài Salem do Kurt Hahn thành lập.

Người sáng lập trường Gordonstoun, nhà giáo dục Kurt Hahn sinh ra tại Đức năm 1886 trong một gia đình Do Thái giàu có. Từ những trải nghiệm học đường của chính bản thân mình, Kurt Hahn ấp ủ ước mơ sáng tạo ra một trường học nơi học sinh có thể chủ động khám phá chứ không chỉ thụ động nghe giảng, một ngôi trường được thiết kế để giúp trẻ em tìm hiểu và phát triển những sở thích và đam mê của mình chứ không chỉ cày cuốc chuẩn bị cho các kỳ thi.

Thời sinh viên, Kurt Hahn trải qua một hành trình học tập tại đại học Oxford danh tiếng của Anh cũng như nhiều trường đại học khác nhau tại Đức. Tuy nhiên, con đường học hành của ông bị gián đoạn do cuộc Chiến tranh Thế giới I. Sống qua những ngày tháng chiến tranh đầy sự hận thù và nghi kị càng khiến cho ông trăn trở nhiều hơn về mục đích của giáo dục. Ông cảm thấy trong lòng thôi thúc một sứ mệnh thiết lập nền giáo dục có thể nuôi dưỡng và phát triển những con người sẵn sàng cho vai trò công dân của một thế giới mới khác thế giới hiện tại. 

Trường Gordonstoun - Ngôi trường 'Hoàng gia' với những đột phá tiên phong ảnh 1

Nhà nguyện trong trường được xây vào năm 1705.

Ý tưởng của ông được hiện thực hóa vào năm 1920, với sự ra đời của ngôi trường có tên Trường học Lâu đài Salem, một ngôi trường vẫn còn tồn tại cho đến ngày hôm nay. Trong vai trò nhà sáng lập và hiệu trưởng đầu tiên của ngôi trường này, Kurt Hahn đã thảo ra bộ nguyên tắc về giáo dục mà ông gọi là “Bảy luật Salem”, trong đó đưa ra tầm nhìn đột phá của một mô hình trường học mà việc phát triển các phẩm chất con người được đặt lên hàng đầu. Tuy nhiên, sự trỗi dậy của chủ nghĩa phát xít và Đế chế thứ ba đã làm gián đoạn sự nghiệp trồng người của Kurt Hahn tại nước Đức. Không thể tiếp tục công việc giảng dạy một cách trung lập, Kurt Hahn sang Anh tị nạn năm 1933, và đã xây dựng một mô hình giáo dục thành công vang dội tại quê hương mới.

Gordonstoun - Cái nôi đào tạo 3 thế hệ Hoàng gia Anh

Một năm sau khi đến Scotland, Kurt Hahn sáng lập trường nội trú Gordonstoun tại một dinh thự cổ bên bờ Biển Bắc. Tại đây, ông nhanh chóng xây dựng thành công một mô hình giáo dục đặc sắc, được giới tinh hoa ngưỡng mộ. Nhiều nhân vật hàng đầu của hoàng gia Anh như Hoàng thân Philip và Thái tử Charles đã theo học tại đây. Gordonstoun vẫn còn tồn tại cho tới hôm nay và trở thành một trong những trường tư thục nội trú danh giá nhất của Vương quốc Anh. Nền tảng của mô hình giáo dục ở Gordonstoun cũng là Bảy luật Salem, được vận dụng vào các hoạt động nội và ngoại khóa phong phú. 

Kurt Hahn tâm đắc với lý tưởng Hy Lạp cổ đại về mục đích của giáo dục là tạo ra một con người hoàn chỉnh về tri thức, đạo đức, thẩm mỹ và thể chất. Do đó, mỗi ngày học tại Gordonstoun đều được bắt đầu bằng một cuộc chạy thể dục lúc sáng sớm, trước bữa ăn sáng. 

Trường Gordonstoun - Ngôi trường 'Hoàng gia' với những đột phá tiên phong ảnh 2

Kurt Hahn tại trường Gordonstoun (ảnh chụp năm 1938).

Tuy nhiên, Kurt Hahn không hứng thú với các môn thể thao có tính ganh đua. Ông không ủng hộ việc các vận động viên học đường được tôn vinh như những ngôi sao. Thay vào đó, ông yêu cầu mỗi học sinh tại Gordonstoun tự tạo cho mình kế hoạch luyện tập riêng, trong đó đặt ra những thử thách để cá nhân có thể đạt tới một tiêu chuẩn thể chất đủ để cá nhân đó tự tin về bản thân. 

“Bạn đòi hỏi nỗ lực tối đa từ mỗi học sinh”, Hahn nói. “Nỗ lực của một đứa trẻ chỉ nhảy cao 4 gang tay một cách vụng về cũng đáng trân trọng như nỗ lực của một đứa trẻ có thể nhảy cao 6 gang. Chiếc thắng trong lĩnh vực sở đoản thì luôn đáng ghi nhận hơn và mang lại cảm giác thỏa mãn hơn là chiến thắng trong lĩnh vực sở trường”.

Trường Gordonstoun cũng dạy học sinh về quyền năng của thất bại. Kurt Hahn cho rằng trẻ em cần trải nghiệm thất bại để có thể học cách kiên trì phấn đấu trong những hoàn cảnh khó khăn.

“Không có gì khó để giúp một đứa trẻ giành được thành công liên tiếp trong các lĩnh vực sở trường của mình. Theo cách đó, bạn sẽ mang lại cho chúng niềm vui trong hiện tại nhưng lại tước đi khả năng chiến đấu của chúng trong tương lai. Trách nhiệm của những nhà giáo dục là đặt trẻ em vào những môi trường mà chúng có thể dễ dàng thất bại và đừng coi nhẹ những thất bại đó”.

Giáo dục thực nghiệm

Kurt Hahn cũng được coi là một trong những cha đẻ của giáo dục thực nghiệm đương đại. Trong suốt thời gian ông đảm nhận vai trò hiệu trưởng của trường Gordonstoun, một trong những điểm nổi bật của giáo dục tại ngôi trường này là chương trình học có tên “Dự án”. Phạm vi các dự án mở rộng ra tất cả các lĩnh vực mà học sinh quan tâm.

“Đó có thể là dự án khám phá, dự án nghiên cứu về âm nhạc hay hội họa”, Hahn viết. “Những dự án chỉ cần một tiêu chí chung duy nhất: Chúng phải có mục tiêu tinh tế và phải thể hiện sự tập trung, sự cần cù và tính kiên nhẫn cao”.

Các dự án mà những lứa học sinh đầu tiên của Gordonstoun đã thực hiện bao gồm nghiên cứu về các tác phẩm hội họa, đóng vỏ tàu thuyền, sửa xe hoặc sáng tác âm nhạc.

Bên cạnh đó, học sinh Gordonstoun cũng tham gia các lớp học kiểu truyền thống để chuẩn bị cho các kỳ thi tuyển sinh đại học. Tuy nhiên, với Kurt Hahn, thi cử là phương tiện chứ không phải đích đến.

“Các kỳ thi là phương thức huấn luyện ý chí rất hiệu quả. Tôi sẽ không coi nhẹ chúng”, Hahn nói. “Tuy nhiên, tôi cũng chắc chắn rằng các dự án do học sinh tự lựa chọn và thực hiện với quyết tâm, mục tiêu và sự cần cù cao độ sẽ chạm đến kho tri thức đang được cất giấu theo một cách mà hiếm có kỳ thi nào làm được”.

Cách chấm điểm tại Gordonstoun

Một trong những cách làm đặc sắc khác trong mô hình giáo dục ở Gordonstoun là học sinh tự ghi chép bảng điểm của mình. Các học sinh cũng tự ghi chép những vi phạm kỷ luật như đi học muộn hoặc không làm bài tập. Đó là một phần của nội dung rèn luyện kỷ luật, trách nhiệm và sự chính trực với mỗi học sinh.

Bản đánh giá được Gordonstoun gửi tới phụ huynh học sinh sau mỗi kỳ học cũng không giống bản đánh giá của bất kỳ trường học nào khác. Nhà giáo dục Mỹ Joshua Miner từng giảng dạy ở Gordonstoun trong thập kỷ 50 nhận xét: “Hơn bất cứ nhà giáo dục nào tôi từng biết đến, Hahn thực hành triết lý giáo dục với hai mục tiêu song song: Rèn luyện cho học sinh khả năng đưa ra những nhận định thông minh và giúp học sinh phát triển sức mạnh bản thể của mình”.

Khám phá

Kurt Hahn tin rằng trong giáo dục cần đến những thử thách. Một trong những thử thách mà ông đặt ra cho các học sinh là tổ chức các cuộc thám hiểm trong rừng, trên núi hoặc trên biển. Những chuyến thám hiểm kéo dài nhiều ngày là cơ hội cho các học sinh học tập về cách sinh tồn trong tự nhiên.

“Kinh nghiệm cho thấy các chuyến thám hiểm là cách rất hiệu quả để rèn luyện một tính cách vững vàng”, Hahn nói. Ông tin rằng thiên nhiên là người thầy vĩ đại, giúp học sinh rèn luyện lòng can đảm, tính kiên trì và khả năng làm việc cùng nhau, cũng như trui rèn khả năng ứng biến trong mọi hoàn cảnh.

Sứ mệnh cứu hộ

Kurt Hahn cũng cho rằng yếu tố quan trọng nhất trong mô hình giáo dục tại Gordonstoun là sứ mệnh cứu hộ. Với ông, đây là bài học đạo đức hiệu quả nhất. Gordonstoun thành lập ba đội cứu hộ bao gồm cứu hộ trên núi, cứu hộ bờ biển và cứu hỏa. Các học sinh phải tham gia một trong ba đội cứu hộ này. Họ học cách hỗ trợ trong các trường hợp khẩn cấp và tham gia vào các cuộc chữa cháy, tìm kiếm cứu nạn trên núi va ngoài biển thực sự. Khi có báo động, các học sinh nhanh chóng hành động như những nhân viên cứu hộ thực thụ.

Một cảnh tượng thường thấy ở Gordonstoun là học sinh được huy động ngay giữa buổi học hoặc trong giấc ngủ để đi dập đám cháy. Và điều này đối với Kurt Hahn là thành tố quan trọng nhất trong giáo dục tại Gordonstoun, quan trọng hơn cả các dự án và các kỳ thi.

“Trải nghiệm giải cứu đồng loại trong tình thế hiểm nguy, hoặc đơn giản chỉ là trải nghiệm luyện tập một cách thực tế để sẵn sàng giúp đỡ khi cần thiết, sẽ củng cố ý niệm về sức mạnh bản thân trong mỗi cá nhân mà trong đó, sự đồng cảm trở thành động lực chính”, Hahn viết.

Cho đến ngày hôm nay, học sinh Gordonstoun vẫn đang phụng sự trong các sứ mệnh cứu hộ cứu nạn. Từ ba đội cứu hộ ban đầu, tới nay ngôi trường đã có đến 12 đội cứu hộ trong các lĩnh vực khác nhau.

Tạo hành lang pháp lý cho ứng dụng trợ lý ảo phát triển
Tạo hành lang pháp lý cho ứng dụng trợ lý ảo phát triển
(Ngày Nay) - Theo ông Nguyễn Phú Tiến, Phó Cục trưởng Cục Chuyển đổi số Quốc gia (Bộ Thông tin và Truyền thông), tiến trình nghiên cứu quy định pháp lý liên quan đến trợ lý ảo nói riêng và các ứng dụng trí tuệ nhân tạo (AI) nói chung tại Việt Nam đã và đang tiến hành tích cực.
Khai quật, khảo cổ học hệ thống nền móng điện Cần Chánh trong Đại Nội Huế.
Thừa Thiên-Huế: Sẵn sàng khởi công phục dựng Điện Cần Chánh
(Ngày Nay) - Giám đốc Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế Hoàng Việt Trung cho biết, dự án Tu bổ, phục hồi và tôn tạo di tích Điện Cần Chánh đang được trình Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch thẩm định. Sau khi hoàn thành các thủ tục, dự kiến dự án sẽ được khởi công trong quý IV năm 2024.
Ban tổ chức tặng sách cho các thư viện công cộng, thư viện trường học, tủ sách tư nhân có phục vụ cộng đồng; các trại giam, trại tạm giam trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên - Huế.
Ngày Sách Việt Nam: Khơi dậy khát vọng cống hiến của tuổi trẻ
(Ngày Nay) - Ngày 19/4, tại Thư viện Tổng hợp tỉnh Thừa Thiên - Huế, Sở Văn hóa và Thể thao tỉnh phối hợp với Đại học Huế, Sở Giáo dục và Đào tạo, Viện Nghiên cứu phát triển tỉnh tổ chức khai mạc Ngày Sách và Văn hóa đọc Việt Nam; giới thiệu 2 ấn phẩm mới của Tủ sách Huế và phát động cuộc thi Đại sứ Văn hóa đọc năm 2024.
Không giữ giới có năm điều suy hao
Không giữ giới có năm điều suy hao
(Ngày Nay) - Sống ở đời ai cũng mong muốn gia đạo bình an, sự nghiệp ổn định và phát triển. Tuy vậy, không nhiều người biết rằng nền tảng của những mong ước thiện lành đó chính là phước đức.
Đức Phật và những di huấn sau cùng
Đức Phật và những di huấn sau cùng
(Ngày Nay) - Theo kinh Đại bát Niết-bàn (Trường bộ kinh), trước lúc viên tịch, Thế Tôn an cư mùa mưa tại Baluvā, bị bệnh trầm trọng, rất đau đớn. Nhưng Ngài giữ tâm chánh niệm, tỉnh giác, chịu đựng cơn đau ấy, không một chút ta thán.
Người xuất gia cần tránh những cơ hiềm, tổn hại cho đạo
Người xuất gia cần tránh những cơ hiềm, tổn hại cho đạo
(Ngày Nay) - Người tu không nên bất cẩn, mà phải luôn quan tâm đến cơ hiềm của thế gian, tránh để người đời đánh mất niềm tin vào Tam bảo. Phật dạy: “Luôn luôn tự thức tỉnh và tự dò xét, không để lầm lỗi có thể có được, như thế là trong Chánh pháp của Như Lai, người ấy có khả năng thực hiện giải thoát”.
Bảy pháp tôn kính làm cho Chánh pháp tăng trưởng
Bảy pháp tôn kính làm cho Chánh pháp tăng trưởng
(Ngày Nay) - Tôn kính là sự kính trọng cao tột. Khi tôn kính điều gì thì điều ấy trở thành thiêng liêng, là ngọn đuốc sáng soi đường, là biểu tượng cao cả để hướng đến. Mỗi người có đối tượng tôn kính khác nhau để dẫn lối cho cuộc đời.
Sở Văn hoá, Thể thao và Du lịch tỉnh Hà Nam yêu cầu quán bar H2 Club không được tổ chức các hoạt động biểu diễn, sau khi dư luận phản ánh việc quán bar này tổ chức cho nhân viên mặc trang phục Phật giáo biểu diễn nhảy múa dung tục cùng các vũ nữ ăn mặc hở hang vào tối ngày 6/4/2024 trước đó. (Ảnh cắt từ clip)
Vụ mặc áo cà sa trong quán bar: Tỉnh Hà Nam yêu cầu dừng các hoạt động biểu diễn
(Ngày Nay) - Liên quan đến vụ việc quán bar H2 Club (phường Duy Hải, thị xã Duy Tiên, tỉnh Hà Nam) tổ chức cho nhân viên mặc trang phục Phật giáo biểu diễn nhảy múa dung tục cùng các vũ nữ ăn mặc hở hang; Sở Văn hoá, Thể thao và Du lịch tỉnh Hà Nam đã lập tức vào cuộc và có văn bản yêu cầu quán bar này không được tổ chức hoạt động biểu diễn.