Hỗn loạn vì giấy phép con thời Covid -19

0:00 / 0:00
0:00
(Ngày Nay) - Mỗi tỉnh đang chống dịch một kiểu khiến cho người dân quay cuồng, bở hơi tai để chạy theo. Hiện nay, giấy xét nghiệm chứng nhận âm tính với Covid -19 là một yêu cầu bắt buộc phải có nếu người dân TP HCM muốn đến Đồng Nai. 
Hỗn loạn vì giấy phép con thời Covid -19

Ngày 5/7, khoảng 14.000-15.000 tiểu thương tại chợ đầu mối Bình Điền tập trung chen lấn để lấy mẫu giấy đăng ký. Tình trạng này diễn ra sau khi ban quản lý chợ thông báo thực hiện xét nghiệm cho người dân, tiểu thương trong chợ.

Sở dĩ người dân TP HCM chen lấn, thậm chí tranh cướp để có được tờ giấy đăng ký xét nghiệm là do họ có nhu cầu đi ra các tỉnh lân cận như Đồng Nai, Bà Rịa Vũng Tàu…

Những tỉnh này đang khóa trái cửa đối với người dân TP HCM vì lo sợ dịch bệnh xâm nhập vào địa bàn tỉnh mình. Và họ yêu cầu người dân tới từ TP HCM phải có giấy xét nghiệm chứng minh âm tính với Covid -19 trong vòng 7 ngày. Nếu không có chiếc “chìa khóa”, không có “tấm bùa hộ mệnh” ngắn ngày này, người dân buộc phải quay xe, không thể ra khỏi TP HCM.

Đây không phải lần đầu tiên chúng ta chứng kiến cảnh biển người đổ về một địa điểm chật hẹp khi dịch bệnh đang hoành hành. Trước đó, tại các khu công nghiệp cũng ở TP HCM, hàng vạn công nhân chen chúc để chờ đến lượt tiêm vaccine.

Những hình ảnh hỗn loạn, tái đi tái lại đang phản ánh một thực tế mà chúng ta cần nhìn thẳng để từng bước rút kinh nghiệm, đó là năng lực tổ chức, năng lực truyền thông để người dân hiểu, tuân thủ quy trình, quy định 5K tại một số địa phương đã và đang vượt quá giới hạn.

Hỗn loạn vì giấy phép con thời Covid -19 ảnh 1

Quảng cảnh hỗn loạn tại chợ Bình Điền khi người dân chen nhau, tranh giành để lấy giấy đăng ký xét nghiệm Covid -19

Ngoài ra, một nguyên nhân khác cũng cần kể đến đó là chính quyền nhiều địa phương đã và đang sợ hãi quá mức. Họ ban hành các mệnh lệnh hành chính vội và không thực sự hiệu quả trong công tác phòng chống dịch.

Có thể thấy, từ khi dịch bùng phát, lần thứ 3 và tới lần này thứ 4 này, đã xuất hiện tình trạng mỗi địa phương chống dịch một kiểu, thiếu sự thống nhất xuyên suốt để đảm bảo sinh kế cho người dân.

Ví dụ như đợt dịch lần thứ 3 tại Hải Dương. Sau khi dịch xuất hiện tại địa phương này, Hải Phòng ngay lập tức khóa cửa, đưa ra yêu cầu người dân phải có giấy xác nhận từ những nơi họ đi, đến để ra vào thành phố.

Hậu quả là cửa ngõ thành phố này ùn ứ giao thông dẫn tới tê liệt vì không ai kịp xin cái giấy xác nhận oái oăm đó. Ngay sau đó, nhận thấy yêu cầu này bất khả thi, giấy phép để ra vào thành phố Hải Phòng được hủy bỏ vì nó quá “cồng kềnh” và nếu có cũng chẳng mang lại giá trị gì cho công tác chống dịch.

Chưa hết, khi dịch bùng phát tại Hải Dương, hàng hóa, nông sản của nông dân tại đây đã gặp quá nhiều khó khăn, gần như không thể đi qua Hải Phòng. Sự bất cập này đã dẫn tới những thiệt hại lớn khó có thể đong đếm được.

Nhưng đến đợt dịch lần này, thì Hải Phòng chống dịch khác hẳn, người dân ở tỉnh khác, ở vùng dịch vẫn được ra vào thành phố với một thủ tục đơn giản hơn rất nhiều. Thậm chí, khâu đo thân nhiệt, khai báo y tế cũng không còn quá rườm rà. Ngày 6/7, tôi từ Hà Nội xuống TP Hải Phòng, khi qua cửa ngõ đường cao tốc, các cán bộ tại đây chỉ ghi biển số xe, nhìn qua chứng minh thư rồi mời đi.

Ở đợt dịch lần trước, khi người từ các địa phương từ vùng dịch trở về, Hải Phòng yêu cầu phải cách ly tập trung và người đi cách ly phải trả phí trong vòng 14 ngày.

Vậy, câu hỏi đặt ra là đợt 3 Hải Phòng chống dịch đúng hay chưa đúng, bài học chống dịch này có được nhắc tới để những địa phương như Đồng Nai, Bà Rịa Vũng Tàu rút kinh nghiệm hay không?

Hỗn loạn vì giấy phép con thời Covid -19 ảnh 2

Quang cảnh chén lấn đáng sợ tại chợ Bình Điền khi người dân tranh nhau lấy giấy đăng ký xét nghiệm Covid -19

Về tờ giấy chứng nhận âm tính để thông hành, nhiều ý kiến cho rằng, việc chen chúc nhau lấy giấy đăng ký xét nghiệm, rồi sau đó là đi xét nghiệm, trong một không gian cực kỳ chật chội, không đảm bảo khoảng cách thì rất có thể vừa xét nghiệm xong, người dân đã dính virus nếu trong đám đông có người dương tính.

Hơn nữa, hiện nay chi phí xét nghiệm Covid -19 cũng không hề rẻ, chi phí xét nghiệm kháng nguyên tối thiểu là 300.000đ/lần, một số nơi là 700.000đ/lần, xét nghiệm PCR khoảng 3.600.000đ/lần. Nhưng nên nhớ, không phải chỉ xét nghiệm 1 lần trong tháng mà ít nhất khoảng 3,4 lần trong tháng nếu tiểu thương, tài xế muốn thông hành thường xuyên sang các tỉnh khác.

Nếu chu kỳ này lặp lại đều đặn, không chỉ người dân kiệt sức vì mất rất nhiều thời gian để xét nghiệm, mất tiền bạc mà đội ngũ nhân viên y tế cũng bị mất sức, phân tán lực lượng dẫn tới quá tải trong cuộc chiến trường kỳ dai dẳng với dịch bệnh.

Để chống dịch Covid hiệu quả, người đứng đầu Chính phủ ở các thời kỳ đã liên tục nhắc đi nhắc lại, chúng ta chống dịch phải đi bằng hai chân, có nghĩa là vừa đảm bảo kinh tế vừa tổ chức tầm soát, ngăn ngừa dịch bệnh. Các địa phương không được ngăn sông cấm chợ, không được cấm người tỉnh này sang tỉnh khác để làm ăn, buôn bán; không phong tỏa diện rộng, không chống dịch một cách cực đoan...

Nhưng như đã nói, dường như nỗi sợ Covid quá mức, hoặc do hướng tới thành tích chống dịch khiến các cửa ngõ của nhiều tỉnh thành bị khóa chặt, người dân muốn đi qua buộc lòng phải có giấy chứng nhận âm tính - một loại giấy phép con đắt đỏ.

Thành phố Hồ Chí Minh là đầu tầu kinh tế của cả nước. Những ngày qua, kinh tế thành phố này đã thực sự tổn thương nặng vì dịch bệnh và một phần nào đó từ các biện pháp chống dịch mạnh mẽ tới mức cực đoan của những người hàng xóm và ngay tại một số địa phương của mình.

2 năm qua, người dân, doanh nghiệp đã rất mệt mỏi, khốn khổ vì dịch bệnh hoành hành. Hàng ngàn doanh nghiệp phải đóng cửa mỗi tháng. Việc mưu sinh của hàng triệu người dân tại các thành phố lớn cũng đang rất cam go. Lác đác đã có người bị đói vì không còn tiền, không còn việc khi bám trụ lại thành phố.

Vì thế, các tỉnh cần bắt tay nhau thực hiện các biện pháp chống dịch thống nhất, xuyên suốt, không thể mỗi nơi đá một kiểu, khiến người dân hoa mắt, chóng mặt như hiện nay.

Tranh truyện Hàng Trống - tinh hoa đất Kinh Kỳ
Tranh truyện Hàng Trống - tinh hoa đất Kinh Kỳ
(Ngày Nay) - Những bức tranh dân gian Hàng Trống với nội dung thể hiện các tích truyện dân gian, được các nghệ nhân khắc họa cầu kỳ, tinh xảo, toát lên nét sinh động, ý nhị, trở thành nét tinh hóa văn hóa của vùng đất Kinh Kỳ.
Lượng khách quốc tế tăng, du lịch Hà Nội lấy lại đà tăng trưởng
Lượng khách quốc tế tăng, du lịch Hà Nội lấy lại đà tăng trưởng
(Ngày Nay) - Theo Sở Du lịch Hà Nội, quý I/2024, tổng khách du lịch đến Hà Nội ước đạt 6,54 triệu lượt khách, tăng 10,9% so với cùng kỳ năm trước; trong đó khách du lịch quốc tế ước đạt 1,4 triệu lượt khách, tăng 40%. Tổng thu từ khách du lịch ước đạt 25.487 tỷ đồng, tăng 17,8%.
Trùm tiền ảo bị kết án 25 năm tù
Trùm tiền ảo bị kết án 25 năm tù
(Ngày Nay) - Ngày 28/3, người sáng lập sàn giao dịch tiền điện tử FTX Sam Bankman-Fried đã bị kết án 25 tù vì tội lừa đảo khách hàng và các nhà đầu tư trên nền tảng giao dịch tiền ảo này.
Cửa Lò sẵn sàng cho mùa du lịch biển
Cửa Lò sẵn sàng cho mùa du lịch biển
(Ngày Nay) - Trước thềm mùa du lịch biển, thị xã Cửa Lò (tỉnh Nghệ An) đã đầu tư hàng trăm tỷ đồng chỉ trang đô thị, nâng cấp cơ sở hạ tầng.
Seoul chìm trong bụi mịn
Seoul chìm trong bụi mịn
(Ngày Nay) - Cảnh báo bụi mịn đã được ban bố ở hầu hết các khu vực thuộc tỉnh Gyeonggy và thủ đô Seoul của Hàn Quốc trong sáng 29/3.
Cần tạo môi trường cạnh tranh lành mạnh giữa thép nhập khẩu và thép trong nước
Cần tạo môi trường cạnh tranh lành mạnh giữa thép nhập khẩu và thép trong nước
(Ngày Nay) - Nếu áp thuế chống bán phá giá đối với thép cán nóng (HRC) nhập khẩu sẽ khiến nguồn cung ngày càng khan hiếm và vô hình chung sẽ tạo ra thế độc quyền cho doanh nghiệp sản xuất trong nước. Khi đó, các doanh nghiệp trong ngành tôn mạ và ống thép sẽ chịu ảnh hưởng nghiêm trọng và trên hết là người tiêu dùng cũng sẽ phải sử dụng thép nội giá cao.
Hai cựu tổng thống Mỹ ra mặt ủng hộ ông Biden
Hai cựu tổng thống Mỹ ra mặt ủng hộ ông Biden
(Ngày Nay) - Chiến dịch vận động tái tranh cử của Tổng thống Mỹ Joe Biden đã nhận được cú hích nhờ sự hỗ trợ của hai người tiền nhiệm là cựu Tổng thống Bill Clinton và Barack Obama.