Ánh sáng mặt trời có nhanh chóng tiêu diệt SARS-CoV-2 không?

(Ngày Nay) - Ánh sáng mặt trời liệu có nhanh chóng tiêu diệt virus corona như quan điểm của chính phủ Mỹ hay không, một số nhà khoa học đang kêu gọi người dân thận trọng trước khi có thêm bằng chứng cụ thể.
Ánh sáng mặt trời có nhanh chóng tiêu diệt SARS-CoV-2 không?

Một quan chức của Bộ An ninh Nội địa Mỹ đã công bố bản thuyết trình cho thấy sự giảm đáng kể khả năng sống sót của virus SARS-CoV-2 dưới tia nắng mặt trời.

Nhưng bài thuyết trình này không có thêm thông tin chi tiết về cách nghiên cứu được thực hiện đã khiến một số chuyên gia tỏ ra nghi ngờ.

"Có vẻ như ai đó đã thử nghiệm ở đâu đó", ông Benjamin Neuman, chuyên gia từ trường Texas A & M-Texarkana, cho biết. "Sẽ thật tốt khi biết thử nghiệm này đã được thực hiện như thế nào."

William Bryan, quan chức Mỹ đã trình bày phát hiện nêu trên, nói với báo giới rằng thí nghiệm đã được thực hiện tại Trung tâm phân tích và biện pháp đối phó sinh học quốc gia ở Maryland.

Trên bề mặt thép không gỉ dưới ánh sáng mặt trời, virus SARS-CoV-2 co lại một nửa chỉ trong hai phút ở nhiệt độ 21 đến 24 độ C và độ ẩm 80% , so với 6 giờ trong bóng tối.

Khi virus lơ lửng trong không khí, thời gian bị phân hủy của nó trong ánh sáng mặt trời chỉ là một phút rưỡi khi nhiệt độ ở mức 21 đến 24 độ C với độ ẩm 20%, trái ngược với 1 giờ trong bóng tối.

Ngoài các kết quả trên, cho đến nay có rất ít chi tiết về thí nghiệm của các quan chức Mỹ, khiến nhiều chuyên gia không thể xác nhận kết quả một cách độc lập.

"Là một nhà khoa học, tất nhiên tôi muốn thấy một nghiên cứu thực tế và những con số thực tế", nhà dịch tễ học virus Chris von Csefalvay nói với AFP.

Chúng ta đều biết rằng bức xạ mặt trời có hiệu quả trong việc xử lý một số mầm bệnh nhất định.

Đó là lý do tại sao Tổ chức Y tế Thế giới khuyến nghị người dân ở các nước đang phát triển có thể bỏ nước máy trong chai nhựa và để dưới ánh mặt trời trong 5 giờ trước khi có thể uống được.

Nhưng không phải tất cả các vi khuẩn phản ứng theo cùng một cách.

Ánh sáng mặt trời trong thực tế có chứa các loại bức xạ tia cực tím khác nhau, được phân loại theo bước sóng của chúng.

Nói rộng hơn, những thứ này có thể được phân loại thành UVA, khiến da bị sạm và lão hóa; UVB, có hại hơn một chút khi dùng liều cao và có thể gây bỏng và ung thư, và UVC, là loại nguy hiểm nhất.

Hầu hết ánh sáng mặt trời xuyên qua bầu khí quyển của chúng ta là UVA trong khi UVC được lọc hoàn toàn.

Một nghiên cứu năm 2004 về SARS đã phát hiện ra rằng ánh sáng UVA "không ảnh hưởng đến khả năng sống của virus, bất kể thời gian phơi nhiễm".

Ánh sáng UVC, thường được sử dụng để khử trùng phòng thí nghiệm, bệnh viện và thậm chí là xe buýt ở Trung Quốc có thể vô hiệu hóa hoàn toàn virus trong vòng 15 phút.

Hoàn toàn có khả năng virus SARS-CoV-2 dễ bị tổn thương bởi ánh sáng mặt trời thường xuyên hơn so với virus SARS.

Tất cả những điều này chỉ ra sự cần thiết phải nghiên cứu thêm. Nhưng có một điều rõ ràng: đề nghị của Tổng thống Trump rằng tia UV có thể được sử dụng để điều trị cho những bệnh nhân đã bị nhiễm COVID-19 là phi thực tế.

Paul Hunter, giáo sư y khoa tại Đại học East Anglia cho biết: "Hiện tại không có cách nào để sử dụng tia cực tím để chiếu xạ bên trong cơ thể.

Theo AFP
Tòa nhà Quốc hội Mỹ ở Washington DC.,. : CNN.
Quốc hội Mỹ thông qua dự luật viện trợ cho Ukraine
(Ngày Nay) - Với 79 phiếu thuận và 18 phiếu chống, tối 23/4 (theo giờ Mỹ, tức sáng 24/4 giờ Việt Nam), Thượng viện Mỹ đã thông qua gói viện trợ bổ sung được chờ đợi lâu nay cho Ukraine, Israel và một số nước khác.
Viết về một định kiến
Viết về một định kiến
(Ngày Nay) -  Việc đặt “viên mãn” và hôn nhân tan vỡ thành một cặp phạm trù đối lập là một thói quen phổ biến trong giao tiếp của Việt Nam. Chính tôi cũng chưa bao giờ nghĩ đến điều đó, và cũng thấy cái nhị nguyên đó là bình thường. Cho đến một ngày, một đồng nghiệp của tôi tâm sự nhỏ nhẹ, làm thế nào để nhắc mọi người đừng giật tít thế nữa nhỉ. “Dàn sao phim X sau 20 năm: Người viên mãn, người ly hôn”. Ly hôn đối lập với viên mãn. Mọi người nói, và thẳm sâu nghĩ thế.
Ảnh minh hoạ.
TP HCM: Chủ động phòng ngừa bệnh sốt rét
(Ngày Nay) - Trung tâm Kiểm soát Bệnh tật TP Hồ Chí Minh (HCDC) cho biết, để bảo vệ thành quả loại trừ bệnh sốt rét, năm 2024 TP Hồ Chí Minh tiếp tục duy trì các hoạt động phòng chống sốt rét.