Cấy ghép thành công phôi thai của loài tê giác trắng phương Bắc

Lần đầu tiên trên thế giới các nhà khoa học đã cấy ghép thành công 2 phôi thai của loài tê giác trắng phương Bắc - vốn đang bên bờ vực tuyệt chủng khi chỉ còn 2 cá thể cái cuối cùng trên Trái Đất.
Hai cá thể tê giác trắng phương Bắc cuối cùng còn sống trên Trái đất được chăm sóc tại một khu bảo tồn ở Nanyuki, Kenya ngày 23/8/2019. (Ảnh: AFP/TTXVN)
Hai cá thể tê giác trắng phương Bắc cuối cùng còn sống trên Trái đất được chăm sóc tại một khu bảo tồn ở Nanyuki, Kenya ngày 23/8/2019. (Ảnh: AFP/TTXVN)

Các nhà khoa học Đức đã cấy ghép thành công 2 phôi thai của loài tê giác trắng phương Bắc nhằm duy trì nòi giống của loài vật đang trên bờ vực tuyệt chủng này.

Đây cũng là lần đầu tiên trên thế giới các nhà khoa học tiến hành việc thụ tinh nhân tạo trên loài tê giác.

Theo phóng viên TTXVN tại châu Phi, các nhà khoa học tại Học viện thiên nhiên Leibniz đã dùng buồng trứng lấy từ 2 cá thể tê giác trắng phương Bắc cái cuối cùng còn sống trên Trái Đất để thụ tinh nhân tạo cùng tinh trùng lấy từ cá thể đực cuối cùng của loài tê giác trắng phương Bắc đã chết hồi tháng 3/2018.

Hai phôi thai này tiếp đó đã được đưa vào cơ thể của 2 cá thể tê giác trắng phương Bắc cái để tiếp tục quá trình sinh trưởng.

Chia sẻ về thành quả này, giáo sư Thomas Hildebrandt thuộc Học viện thiên nhiên Leibniz nhấn mạnh đây là một bước ngoặt trong quá trình đầy chông gai nhằm duy trì nòi giống của tê giác trắng phương Bắc - loài vật đang có nguy cơ tuyệt chủng trên trái đất.

Chỉ 5 năm trước, đây được xem là một việc không tưởng. 

Theo kế hoạch, nếu các phôi thai này phát triển tốt trong cơ thể 2 cá thể tê giác trắng phương Bắc cái, các cá thể tê giác con sẽ được nuôi dưỡng đến lúc trưởng thành và tiếp tục được nhân giống với số lượng đủ để có thể thả về môi trường tự nhiên tại khu vực Trung Phi.

Trước đó, hồi tháng 3/2018, cá thể tê giác trắng phương Bắc đực cuối cùng trên thế giới đã chết già tại khu bảo tồn Ol Pejeta.

Cá thể tê giác 45 tuổi có tên Sudan này trước đó được xem là "thỏi nam châm" thu hút du khách đến với khu bảo tồn Ol Pejeta nói riêng và đất nước Kenya nói chung.

Số liệu thống kê cho thấy trong khi loài tê giác trắng phương Nam hiện còn khoảng 20.000 cá thể chủ yếu phân bố tại Nam Phi, số lượng tế giác trắng phương Bắc đã sụt giảm nghiêm trọng do nạn săn bắt và bị mất môi trường sống hoang dã.

Từ năm 2006, nhân loại đã không còn ghi nhận bất kỳ cá thể tê giác trắng phương Bắc nào sống trong môi trường tự nhiên./.

Theo TTXVN
Nhóm nhạc BTS tích cực quảng bá văn hóa Hàn Quốc. Ảnh: Bighit Entertainment
Giới trẻ châu Á kể chuyện văn hóa dân tộc
(Ngày Nay) - Người trẻ châu Á ngày nay không chỉ năng động, sáng tạo mà còn luôn ý thức gìn giữ và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc. Họ đang thổi bùng sức sống mới cho văn hóa truyền thống bằng những cách thức độc đáo và đầy cảm hứng.
Ảnh minh họa
Công an Hà Nội cảnh báo 24 thủ đoạn sử dụng công nghệ cao để lừa đảo chiếm tài sản
(Ngày Nay) - Theo Công an TP Hà Nội, tội phạm sử dụng công nghệ cao để lừa đảo chiếm đoạt tài sản vẫn diễn biến phức tạp, các đối tượng thường xuyên thay đổi phương thức, thủ đoạn hoạt động, lợi dụng không gian mạng để thực hiện hành vi phạm tội, gây thiệt hại đặc biệt lớn về kinh tế-xã hội.
Ảnh minh họa
WHO ra mắt mạng lưới toàn cầu mới giám sát virus corona
(Ngày Nay) -  Ngày 27/3, Tổ chức Y tế thế giới (WHO) đã ra mắt mạng lưới toàn cầu mới về virus corona CoViNet để phát hiện, theo dõi và đánh giá sớm cũng như chính xác các virus SARS-CoV-2, MERS-CoV và các chủng virus corona mới đe dọa nghiêm trọng sức khỏe cộng đồng.
Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam Phạm Thu Hằng
Việt Nam hoan nghênh Nghị quyết về việc ngừng bắn tại Dải Gaza
(Ngày Nay) - Ngày 27/3, trả lời câu hỏi của phóng viên đề nghị cho biết phản ứng của Việt Nam trước việc Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc thông qua Nghị quyết 2728 về việc ngừng bắn tại Dải Gaza, Người Phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam Phạm Thu Hằng khẳng định: