Châu Âu sẽ không nhân nhượng các đại gia công nghệ Mỹ

0:00 / 0:00
0:00
(Ngày Nay) - Các quốc gia châu Âu đang tỏ ra hết sức cương quyết trong việc giám sát các đại gia công nghệ của Mỹ qua việc áp đặt các quy tắc hoạt động cũng như tuyên phạt các khoản tiền khổng lồ, bất chấp quan điểm của chính phủ Mỹ dưới thời ông Joe Biden.
Châu Âu sẽ không nhân nhượng các đại gia công nghệ Mỹ

Khi còn vận động tranh cử, ứng viên đảng Dân chủ Joe Biden đã nói rõ rằng ông muốn thiết lập lại mối quan hệ của Mỹ với các đồng minh hàng đầu, đặc biệt là các nước châu Âu. Nhưng mâu thuẫn vẫn có thể xảy ra nếu châu Âu tiếp tục công kích các doanh nghiệp hàng đầu của Mỹ.

Trong tuần này, Liên minh châu Âu đã công bố cáo buộc chống độc quyền chính thức đối với Amazon vì đã lạm dụng vị thế thống trị trong lĩnh vực mua sắm trực tuyến, đồng thời mở cuộc điều tra thứ hai về hoạt động kinh doanh của công ty này.

Emre Peker, giám đốc công ty tư vấn rủi ro chính trị Eurasia Group tại Châu Âu cho biết: “Cáo buộc nhắm vào Amazon cho thấy mong muốn duy trì áp lực chống độc quyền đối với công nghệ Mỹ của các nước châu Âu".

Đánh thuế kỹ thuật số

Dù đã được đem ra thảo luận từ lâu, nhưng việc áp đặt các quy tắc đánh thuế đối với các công ty công nghệ vẫn chưa thể được triển khai do Mỹ cùng các quốc gia châu Âu chưa thể đạt được thỏa thuận dù có sự giúp sức của Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế (OECD).

Elke Asen, nhà phân tích chính sách tại Trung tâm Chính sách Thuế Toàn cầu cho biết sẽ rất khó để chính phủ Mỹ chấp nhận cho châu Âu đánh thuế các công ty của mình.

Trong lịch sử, các công ty như Google hay Facebook chỉ được yêu cầu nộp thuế đối với thu nhập tại quốc gia nơi họ ghi nhận lợi nhuận của mình. Nhưng các nước châu Âu cho rằng họ cũng có thể thu được thuế dịch vụ kỹ thuật số, vì các công ty này kiếm tiền từ doanh số bán hàng trong khu vực.

Cho đến nay, các cuộc đàm phán của OECD vẫn hết sức căng thẳng. Nhưng một cuộc đối đầu giữa Pháp và Mỹ có thể diễn ra trong vài tuần nữa.

Pháp đã trì hoãn việc thu thuế 3% đối với doanh thu của các công ty công nghệ trong khi các cuộc đàm phán tại OECD đang diễn ra. Nhưng chính quyền Paris dự định bắt đầu đánh thuế trong thời gian ngắn. Ở chiều ngược lại, chính quyền Trump có thể đáp trả bằng cách áp thuế lên 1,3 tỷ USD hàng hóa của Pháp ngay từ ngày 6/1 năm sau.

Dù Chính phủ Pháp vẫn mong muốn có được "cái gật đầu" của ông Joe Biden, nhưng không rõ nước này có sẵn sàng trì hoãn kế hoạch đánh thuế hay không. OECD hiện đặt mục tiêu đưa ra một thỏa thuận mới về thuế vào giữa năm 2021.

"Hoặc một trong hai bên chấp nhận gia hạn việc đánh thuế, hoặc một bên cho rằng việc đánh thuế đối với các hoạt động kỹ thuật số là cấp thiết và trong trường hợp này, châu Âu sẽ làm gương", Bộ trưởng Tài chính Pháp Bruno Le Maire cho biết vào tháng trước.

Việc ông Biden bày tỏ cam kết hâm nóng mối quan hệ với đồng minh, thay vì tiến hành các cuộc chiến thuế quan, có thể tạo động lực mới cho các cuộc thảo luận của OECD. Nhưng các đảng viên đảng Dân chủ từng phản đối việc đánh thuế kỹ thuật số trong quá khứ cũng sẽ khiến chính quyền Biden trong tương lai đối đầu với châu Âu về vấn đề này.

Ông Brian Jenn, một cựu quan chức Bộ Tài chính Mỹ và đồng chủ tịch của Lực lượng Đặc nhiệm về Kinh tế Kỹ thuật số của OECD, cho biết: “Chính quyền Biden có thể sẽ lo ngại về các loại thuế nhắm vào các công ty Mỹ như chính quyền Trump".

Theo CNN
Công tố viên cáo buộc ông Trump gian lận bầu cử
Công tố viên cáo buộc ông Trump gian lận bầu cử
(Ngày Nay) - Các công tố viên New York khẳng định cựu Tổng thống Donald Trump đã phạm luật và gây ảnh hưởng xấu tới cuộc bầu cử năm 2016 bằng cách cố gắng che đậy hành vi mua dâm với một diễn viên khiêu dâm, trong khi luật sư bào chữa tuyên bố ông Trump vô tội.
Thách thức từ AI đối với tương lai của báo chí
Thách thức từ AI đối với tương lai của báo chí
(Ngày Nay) - Hội nghị Nhà báo thế giới 2024 do Hội Nhà báo Hàn Quốc tổ chức với chủ đề "Vai trò của truyền thông trong đưa tin về chiến tranh và Công nghệ trí tuệ nhân tạo (AI) và tương lai của báo chí" diễn ra tại thủ đô Seoul (Hàn Quốc) từ ngày 22-26/4. Hội nghị năm nay có sự tham dự của 52 nhà báo đến từ 47 quốc gia trên thế giới.
Mỹ và Hàn Quốc thảo luận chi phí đồn trú
Mỹ và Hàn Quốc thảo luận chi phí đồn trú
(Ngày Nay) - Các quan chức Mỹ và Hàn Quốc sẽ gặp nhau tại Hawaii trong tuần này để đàm phán về việc chia sẻ chi phí đồn trú của quân đội Mỹ ở Hàn Quốc. Chính quyền Washington đang tìm kiếm "một kết quả công bằng và bình đẳng" nhằm củng cố liên minh với Seoul.
Trình diễn Lân Sư Rồng luôn là “đặc sản” mà du khách không nên bỏ lỡ khi ghé thăm Công viên Châu Á
Đà Nẵng: 5 ngày nghỉ lễ chơi thả ga với chuỗi hoạt động siêu hấp dẫn tại Công viên Châu Á
(Ngày Nay) - Diễn ra từ 27/4- 1/5, “Rực rỡ du lịch Việt Nam” là chuỗi sự kiện được tổ chức tại Công viên châu Á- Asia Park sẽ mở đầu cho mùa du lịch hè đầy hứng khởi tại thành phố bên sông Hàn, với rất nhiều hoạt động và sự kiện văn hoá nghệ thuật, vui chơi giải trí được “thửa riêng” cho dịp lễ năm nay.
Trả hồ sơ điều tra bổ sung vụ án cựu Chủ tịch Vimedimex và đồng phạm
Trả hồ sơ điều tra bổ sung vụ án cựu Chủ tịch Vimedimex và đồng phạm
(Ngày Nay) - Sau nhiều ngày xét xử, chiều 22/4, Tòa án nhân dân thành phố Hà Nội đã quyết định trả hồ sơ để tiến hành điều tra bổ sung cựu Chủ tịch Hội đồng quản trị Công ty Cổ phần Tập đoàn dược phẩm Vimedimex Nguyễn Thị Loan cùng 10 bị cáo khác trong vụ án sai phạm trong đấu giá quyền sử dụng đất ở Đông Anh, Hà Nội.