Đô thị hóa đe dọa rừng ngập mặn trên đảo Pakistan

0:00 / 0:00
0:00
(Ngày Nay) - Cách bờ biển Karachi một quãng đi thuyền ngắn, những rừng cây ngập mặn mọc lên dọc theo các cửa vào yên tĩnh của đảo Bundle đóng vai trò bảo vệ bờ biển quan trọng cho thành phố lớn nhất Pakistan.
Đô thị hóa đe dọa rừng ngập mặn trên đảo Pakistan

Tuy nhiên, sự yên bình của đảo Bundle, nơi sinh sống của một vài con lạc đà, đang có nguy cơ bị đe dọa, với việc Thủ tướng Imran Khan quyết tâm biến nơi này thành một dự án bất động sản khổng lồ để giảm bớt áp lực đối với siêu đô thị đang mở rộng quy mô nhà ở cho 20 triệu người.

Việc phát triển dự án nhà ở trị giá 50 tỷ USD, các nhà hoạt động địa phương và các nhà lập pháp cáo buộc Thủ tướng Pakistan đã không tuân theo những lời cam kết bảo vệ môi trường.

Mahera Omar, một nhà làm phim về môi trường đến từ Karachi, cho biết: “Hãy để thiên nhiên tự phục hồi và đừng mơ về những thành phố vĩ đại. Tất cả chúng tôi đều rất mệt mỏi với khu rừng bê tông quanh mình. Tất cả chúng tôi đều muốn thoát ra ngoài".

Rừng ngập mặn ven biển hoạt động như một hàng rào tự nhiên, hấp thụ năng lượng sóng và hạn chế mức độ ngập lụt cho Karachi.

Đô thị hóa đe dọa rừng ngập mặn trên đảo Pakistan ảnh 1

Các ngư dân Karachi sẽ rơi vào cảnh thất nghiệp nếu hòn đảo được cải tạo. Ảnh: AFP

Arif Belgaumi, một kiến trúc sư và nhà quy hoạch đô thị nhận định: "Những hòn đảo như Bundle tạo thành một rào cản chống lại các đợt bão và sóng thần. Việc bảo tồn đảo là rất quan trọng đối với việc bảo vệ Karachi".

Thành phố Karachi vốn đã có nguy cơ bị ngập lụt và phải hứng chịu tình trạng lũ lụt thảm khốc trong đợt mưa gió kỷ lục năm nay.

Đảo Bundle bị lũ lụt khi triều cường đặc biệt lớn, vì vậy bất kỳ công trình xây dựng nào cũng sẽ yêu cầu công việc cải tạo có hại cho môi trường, theo kiến trúc sư Belgaumi.

Nhưng chính quyền của Thủ tướng Khan cho rằng dự án sẽ tạo ra hàng nghìn việc làm tại địa phương và mang lại sự cứu trợ rất cần thiết cho việc mở rộng thành phố Karachi, chưa kể đến nguồn thu thuế mới cho kho bạc của Pakistan.

Những người chỉ trích cho rằng kế hoạch này đi ngược lại cam kết xanh của Thủ tướng Khan, người đã lên tiếng về nguy cơ biến đổi khí hậu và cho ngừng xây dựng một số nhà máy nhiệt điện than nhằm ủng hộ các dự án năng lượng tái tạo, chủ yếu là các đập thủy điện.

Chính phủ Pakistan cũng đã công bố nỗ lực trên toàn quốc để trồng 10 tỷ cây mới vào năm 2023.

Đảo Bundle, nằm ở Biển Ả Rập, vốn không có người ở ngoại trừ một vài con lạc đà và các sinh vật khác. Tuy nhiên, nó đã bị tàn phá bởi quá trình đô thị hóa, bãi biển đầy cát đối diện với Karachi hiện đã bị lấp đầy bởi rác thải từ thành phố.

Rừng ngập mặn được coi là một thành phần quan trọng của môi trường Karachi, nơi đã phải chịu đựng nhiều thập kỷ ô nhiễm và ngập lụt.

"Người dân Karachi thực sự coi rừng ngập mặn như một phần tự nhiên trong cuộc sống của họ", phát ngôn viên chính quyền tỉnh Sindh Murtaza Wahab nói. "Đó là lý do tại sao chúng tôi cảm thấy rất say mê những rừng ngập mặn này."

Đề xuất cải tạo đảo Bundle đã vấp phải sự phản đối trong nhiều năm do chi phí đắt đỏ cùng mức độ phức tạp của dự án.

Một nhóm ngư dân Karachi cũng đã đệ đơn kiện dự án. Kamal Shah, đại diện nhóm ngư dân cho biết: “Chúng tôi sẽ trở nên thất nghiệp. Họ đang nói rằng việc xây dựng một thành phố sẽ mang lại sự phát triển. Nhưng nó sẽ chỉ mang lại sự tàn phá".

Rab Nawaz, giám đốc chương trình cấp cao của Quỹ Động vật Hoang dã Thế giới, cho biết sự phát triển của đảo Bundle sẽ gây ra một "thảm họa môi trường".

Ông nói: "Hòn đảo này là nơi làm tổ của rùa, cá heo. Còn rừng ngập mặn là rừng được bảo vệ ở Pakistan. Việc xây dựng một cơ sở hạ tầng khổng lồ trên đảo sẽ phá hủy tất cả những thứ đó."

Theo AFP
Thúc đẩy phổ cập công nghệ blockchain và AI
Thúc đẩy phổ cập công nghệ blockchain và AI
Ngày 24/4, tại Diễn đàn thường niên về Công nghệ chuỗi khối (Blockchain) và trí tuệ nhân tạo (AI): Cuộc cách mạng tương lai, Hiệp hội Blockchain Việt Nam đã ra mắt Viện Công nghệ Blockchain và Trí tuệ nhân tạo (ABAII).
WHO: Các loại vaccine cứu 154 triệu mạng người trong 50 năm
WHO: Các loại vaccine cứu 154 triệu mạng người trong 50 năm
Các nỗ lực tiêm chủng trên toàn cầu đã giúp cứu được 154 triệu mạng sống trong 50 năm qua. Đáng chú ý, phần lớn những người được hưởng lợi là trẻ sơ sinh. Đây là kết quả mới được Tổ chức Y tế thế giới (WHO) công bố ngày 24/4, phản ánh hiệu quả của các chiến dịch tiêm chủng trên toàn cầu trong nhiều thập niên qua.
Du lịch Thái Lan bội thu từ lễ hội Songkran
Du lịch Thái Lan bội thu từ lễ hội Songkran
Bộ Du lịch và Thể thao Thái Lan cho biết việc kéo dài lễ hội Songkran trong vòng 3 tuần đã giúp tạo ra khoản doanh thu lên tới 140 tỷ baht (3,7 tỷ USD) cho ngành du lịch nước này, thu hút 1,9 triệu khách du lịch nước ngoài đến thăm trong thời gian diễn ra lễ hội.
Hang Táu (Mộc Châu) đem đến hình ảnh một ngôi làng nguyên thủy.
Công nhận Mộc Châu là Khu du lịch quốc gia
(Ngày Nay) - Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch (VHTT&DL) đã ký Quyết định số 1077/QĐ-BVHTTDL về việc công nhận Khu du lịch Mộc Châu, tỉnh Sơn La là Khu du lịch quốc gia.
Bangkok gia nhập mạng lưới Thành phố học tập toàn cầu. Ảnh: UNESCO/S. Ussavasodhi
Bangkok gia nhập mạng lưới Thành phố học tập toàn cầu
(Ngày Nay) - Thành phố Bangkok, Thái Lan đã chính thức gia nhập mạng lưới Thành phố học tập toàn cầu (GNLC) của UNESCO vào đầu năm 2024, đánh dấu cột mốc quan trọng trong nỗ lực biến Thủ đô của Thái Lan thành trung tâm giáo dục hàng đầu khu vực và thế giới.
Cuộc thảo luận diễn ra trong bối cảnh có những thay đổi xã hội sâu sắc. Ảnh: Shutterstock
Ứng phó với những thách thức toàn cầu thông qua sáng kiến hợp tác
(Ngày Nay) - Trong bối cảnh những thay đổi xã hội sâu sắc ở khu vực châu Á - Thái Bình Dương, hội thảo “Định hình Chương trình Nghiên cứu Khoa học Xã hội và Nhân văn ở châu Á” sẽ tập trung vào việc xác định các ưu tiên nghiên cứu và các sáng kiến hợp tác để giải quyết các thách thức toàn cầu và khu vực.
Sự kiện "Phổ cập Giáo dục Truyền thông và Thông tin tại Ecuador" đã diễn ra tại thủ đô Quito (Ecuador). Ảnh: UNESCO
Ecuador đẩy mạnh giáo dục truyền thông và thông tin
(Ngày Nay) - Sự kiện nhấn mạnh tầm quan trọng của “Phổ cập giáo dục truyền thông và thông tin tại Ecuador” (MIL) trong việc phát triển công dân kỹ thuật số có trách nhiệm, loại bỏ thứ ngôn từ thù hận và thông tin sai lệch.