Độc đáo máy in gốm 3D

[Ngày Nay] - Một nhóm sinh viên ở Đà Nẵng đã quyết định ứng dụng công nghệ in 3D để làm ra những sản phẩm gốm đa dạng và tạo hướng đi mới cho một nghề truyền thống đang dần thiếu tính cạnh tranh…
Nhóm sinh viên bên sản phẩm của mình.
Nhóm sinh viên bên sản phẩm của mình.

Đó là chiếc máy in gốm 3D do nhóm sinh viên Đoàn Công Trung, Nguyễn Thanh Đô, Nguyễn Văn Dũng (trường Đại học Bách khoa Đà Nẵng) chế tạo.

Sản phẩm của 3 em có tính ứng dụng cao, hoạt động tốt và in được các sản phẩm đẹp. Bên cạnh đó, chiếc máy cũng có thể dùng cho việc dạy học, làm mô hình kiến trúc. Đây là một sản phẩm tiêu biểu khi áp dụng công nghệ cao vào các ngành nghề thủ công truyền thống có nguy cơ bị mai một...”, TS Lê Hoài Nam

Theo các bạn, máy in 3D hiện không còn xa lạ gì với thế giới, thậm chí đã từng xuất hiện trong một số đề tài nghiên cứu khoa học của sinh viên Việt Nam. Song, các máy in truyền thống thường dùng nguyên liệu là nhựa, kim loại, thủy tinh... để tạo hình, còn in với nguyên liệu đất sét lại cần chi phí lớn.

Chia sẻ về lý do chọn làm máy in 3D, các bạn cho hay trong một lần đi trải nghiệm nghề gốm ở Thanh Hà (TP Hội An, tỉnh Quảng Nam), nhóm thấy nghề gốm ngày càng có chiều hướng đi xuống, máy móc thủ công thô sơ, sức lao động bỏ ra nhiều… Cộng với đó là ý tưởng về robot delta từ thầy hướng dẫn nên nhóm quyết định làm một cái gì đó phục vụ cho nghề truyền thống này.

Để tạo nên sản phẩm, nhóm đã mất hơn 9 tháng với nhiều công đoạn như tìm hiểu các đề tài tương tự trên thế giới và đưa ra ý tưởng ban đầu, lên kế hoạch thực hiện, thiết kế, thi công phần robot delta, thiết kế, thi công phần đầu in, tìm hiểu về đất sét và quá trình tạo hình, test máy với đất sét thực tế, tính toán mô hình học robot delta song song đó là làm thực nghiệm, đưa ra thông số máy và đất sét để tạo sản phẩm mong muốn…

Máy in gốm 3D gồm 3 bộ phận chính: Robot delta dùng để tạo hình 3D, đầu in - bộ phận tiếp liệu để đưa đất sét vào khi in (bộ phận quan trọng nhất), máy tính để dựng hình 3D và điều khiển robot delta hoạt động.

Độc đáo máy in gốm 3D ảnh 1

Máy in gốm 3D đa năng của nhóm sinh viên.

Máy in gốm có kích thước lớn (cao khoảng 1,6m) có thể in được các sản phẩm bình, lọ gốm cỡ vừa, có chiều cao tối đa 0,8 m. Thiết bị in được sản phẩm gốm không chỉ tròn xoay như gốm truyền thống mà nhiều hình dạng phức tạp khác.

Máy in gốm chế tạo ra sử dụng cơ cấu robot delta kiểu ba khớp trượt với ưu điểm in được các vật dụng bằng gốm không đối xứng tròn xoay, có hình dáng và hoa văn phức tạp (khác với cách làm gốm truyền thống là chỉ tạo hình được các vật dụng bằng gốm đối xứng tròn xoay nhờ vào một bàn quay). Nhờ vào ưu điểm của robot delta, thời gian tạo hình vật liệu sẽ được rút ngắn.

“Các sản phẩm được tạo ra từ máy in gốm 3D hướng đến sử dụng cho mảng trang trí mỹ nghệ, nội thất và nghệ thuật. Máy in sẽ không cạnh tranh trực tiếp với gốm sứ truyền thống mà hỗ trợ để cùng phát triển. Ngoài ra, khi đưa sản phẩm từ máy in gốm 3D vào triển lãm cùng với trải nghiệm thực tế về gốm truyền thống và làm gốm công nghệ cũng là bước đi mới.Ứng dụng in 3D trong sản xuất gốm có thể dùng trong du lịch, quảng bá hình ảnh cũng như truyền cảm hứng công nghệ cho mọi người…”, Dũng chia sẻ.

Cũng theo các bạn sinh viên này, khi thực hiện đề tài, họ đã gặp không ít khó khăn như quá trình tạo được đất sét như mong muốn trước khi in khá tốn thời gian, quá trình tính toán mô hình của robot delta khó, khi chạy thực nghiệm phải chạy nhiều lần để ra thông số mong muốn mới có thể tạo được sản phẩm đúng như yều cầu.

“Sản phẩm của 3 em có tính ứng dụng cao, hoạt động tốt và in được các sản phẩm đẹp. Bên cạnh đó, chiếc máy cũng có thể dùng cho việc dạy học, làm mô hình kiến trúc. Đây là một sản phẩm tiêu biểu khi áp dụng công nghệ cao vào các ngành nghề thủ công truyền thống có nguy cơ bị mai một...”, TS Lê Hoài Nam, Phó khoa Cơ khí của trường nhận xét. Hiện nay, thiết bị đã có thể in được khá nhiều sản phẩm với hình dáng phức tạp, máy làm việc khá ổn định. Nhóm sinh viên cũng thổ lộ sắp tới, nhóm sẽ tự động hóa quá trình xử lý đất sét trước khi in, lên kế hoạch cho máy nung tự động và đa dạng hóa sản phẩm…

Đại tá Nguyễn Hữu Tài và Đại tá, PGS, TS Nguyễn Mạnh Hà tham gia buổi giao lưu, tọa đàm.
70 năm - Vang mãi bản hùng ca Điện Biên
(Ngày Nay) - Nhân dịp kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954 - 7/5/2024), ngày 16/4, tại Hà Nội, Thư viện Quân đội (Tổng cục Chính trị Quân đội nhân dân Việt Nam) tổ chức giao lưu, tọa đàm với chủ đề “70 năm - Vang mãi bản hùng ca Điện Biên”.
Ảnh minh hoạ.
Xác thực trên 96,4 triệu thông tin nhân khẩu giữa Cơ sở dữ liệu quốc gia về bảo hiểm và dân cư
(Ngày Nay) - Thông tin về triển khai Đề án 06 (Đề án phát triển ứng dụng dữ liệu về dân cư, định danh BHXH Việt Nam cho biết, thực hiện kết nối, chia sẻ dữ liệu, đến nay, trên 96,4 triệu thông tin nhân khẩu có trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về bảo hiểm đã được xác thực với Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư, trong đó có khoảng 87,7 triệu người đang tham gia, thụ hưởng BHXH, BHYT, bảo hiểm thất nghiệp.
Tập quán xã hội và tín ngưỡng Mo Mường của đồng bào dân tộc Mường (Nho Quan, Ninh Bình) được công nhận Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia.
Bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa phi vật thể
(Ngày Nay) - Chính phủ vừa ban hành Nghị định số 39/2024/NĐ-CP quy định biện pháp quản lý, bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa phi vật thể trong các Danh sách của UNESCO và Danh mục di sản văn hóa phi vật thể quốc gia.
Lễ dâng hương Miếu Ông, Miếu Bà tại Lễ hội Chợ Phong lưu Khâu Vai 2023.
Nhiều hoạt động đặc sắc sẽ diễn ra tại Lễ hội Chợ phong lưu Khâu Vai 2024
(Ngày Nay) - Lễ hội Chợ phong lưu Khâu Vai 2024 bao gồm nhiều hoạt động văn hóa, nghệ thuật, thể thao phong phú, đa dạng, như: Lễ dâng hương miếu Ông, miếu Bà; giao lưu văn hóa, văn nghệ, trò chơi dân gian truyền thống thi leo cột chinh phục tình yêu, đánh yến, trình diễn thổi khèn Mông, múa nhảy lửa, múa trống đồng; điệu nhảy trên cây của dân tộc Lô Lô, trưng bày và giới thiệu các sản phẩm nông sản đặc trưng...
Ảnh minh hoạ.
Thêm một cây xanh – thêm một hành động bảo vệ môi trường
(Ngày Nay) - Triển khai Đề án “Trồng một tỷ cây xanh giai đoạn 2021-2025” của Thủ tướng Chính phủ, năm 2024 Bộ Tài nguyên và Môi trường tiếp tục giao cho các đơn vị chức năng phối hợp tổ chức trồng cây phục hồi hệ sinh thái rừng, rừng đầu nguồn, khu bảo tồn, rừng cây chắn sóng… với số lượng cây dự kiến trên 250.000 cây.
Đèn Maple Leaf của Tiffany Studios. Ảnh: The Lamps of Louis Comfort Tiffany
Họa tiết lá phong: Khi nghệ thuật hòa quyện cùng thiên nhiên trên đèn kính màu Tiffany
(Ngày Nay) - Cuốn hút như những chiếc lá phong mùa thu, đèn Maple Leaf của Tiffany Studios là một kiệt tác nghệ thuật kết hợp tinh tế giữa vẻ đẹp tự nhiên và sự sáng tạo của con người. Từng đường nét, từng sắc thái màu sắc đều được trau chuốt tỉ mỉ, mang đến một bức tranh đầy ấn tượng.
Đồng chí Bí thư Tỉnh ủy Đoàn Minh Huấn khởi trống khai mạc lễ hội.
Ninh Bình: Khai mạc Lễ hội Đền Thánh Nguyễn năm 2024
(Ngày Nay) - Tối 16/4, tại Khu di tích kiến trúc nghệ thuật Quốc gia Đền Thánh Nguyễn (xã Gia Thắng và Gia Tiến, huyện Gia Viễn, tỉnh Ninh Bình), UBND huyện Gia Viễn khai mạc Lễ hội Đền Thánh Nguyễn năm 2024. Đây là lễ hội gắn liền với cuộc đời, sự nghiệp và truyền thuyết về Thiền sư Nguyễn Minh Không.