Đồng bằng sông Cửu Long lo lắng vì nước mặn lấn sâu

(Ngày Nay) - Dự báo mùa mưa ở ĐBSCL có khả năng xuất hiện muộn hơn so với trung bình nhiều năm nên nước biển sẽ lấn sâu vào khu đồng bằng khiến người dân hết sức lo lắng
Mùa mưa đến muộn sẽ khiến đồng bằng sông Cửu Long bị nước mặn xâm lấn
Mùa mưa đến muộn sẽ khiến đồng bằng sông Cửu Long bị nước mặn xâm lấn

Theo nhận định của Trung tâm Khí tượng thủy văn quốc gia, mùa khô năm 2019 nền nhiệt độ dự báo ở ĐBSCL có xu thế cao hơn trung bình nhiều năm 0,5 - 1°C, nhiệt độ cao nhất ở mức 33 - 37°C. Từ tháng 3/2019 đến cuối mùa khô, có khả năng xuất hiện những đợt mưa trái mùa nhưng xảy ra phạm vi cục bộ, lượng mưa không đáng kể. 

Sở NN-PTNT An Giang cho biết, khô hạn và xâm nhập mặn đang diễn ra phức tạp đe dọa khoảng 254.000ha lúa ĐX muộn. Hiện tại riêng nước mặn từ Kiên Giang đã lấn sâu vào nội đồng chủ yếu 2 huyện Thoại Sơn và Tri Tôn Giang, mặn xâm nhập khoảng 9.300ha (trong đó huyện Thoại Sơn 3.230ha, Tri Tôn 6.070ha). Trong khi đó, các khu vực có khả năng chịu ảnh hưởng của khô hạn tập trung ở các xã vùng cao của Bảy Núi gồm Tri Tôn và Tịnh Biên, có khả năng ảnh hưởng thiếu nước phục vụ cho SX vùng cao này với diện tích 7.000ha.

Ông Nguyễn Sĩ Lâm, GĐ Sở NN-PTNT An Giang cho biết, nhằm kịp thời chống hạn ở vụ ĐX và HT 2019, ngành nông nghiệp tỉnh kết hợp cùng UBND các huyện, thị xã, thành phố và Cty TNHH MTV Khai thác thủy lợi An Giang đã chủ động lập kế hoạch triển khai phòng, chống hạn, xâm nhập mặn bảo vệ SX với diện tích gieo trồng lúa và màu.

Cụ thể, toàn tỉnh còn khoảng 146 công trình kênh mương có khả năng gặp khó khăn về nguồn nước do mực nước xuống thấp. Dự phòng xây dựng các đập tạm phòng chống xâm nhập mặn vào sâu các kênh rạch nội đồng vùng giáp ranh với tỉnh Kiên Giang. Dự kiến khi bị mặn xâm nhập sẽ đắp khoảng 20 đập tạm bảo vệ 7.400ha, với tổng kinh phí 2,7 tỷ đồng. Đối với vùng cao đồi núi ở huyện Tri Tôn và Tịnh Biên khi hạn xảy ra, dự kiến bơm chống hạn cứu lúa cho 4.256ha. Đối với vùng có khả năng thiếu nước cục bộ khi có hạn hán xảy ra khoảng 3.570ha, dự kiến tổ chức bơm cấp 2.

Đồng bằng sông Cửu Long lo lắng vì nước mặn lấn sâu ảnh 1

Ngoài hạn hán thì người dân đồng bằng sông Cửu Long còn phải lo lắng với tình trạng ngập mặn 

Tại Đồng Tháp, nguồn nước trên sông Tiền và sông Hậu cũng đang xuống thấp, tại những điểm giáp ranh với tỉnh Vĩnh Long đã bị nhiễm mặn. Điều bất thường là một số kênh rạch nằm gần đầu nguồn sông Tiền thuộc huyện Tam Nông, độ mặn cao hơn cả độ mặn ở khu vực cuối nguồn sông Tiền và sông Hậu của tỉnh Đồng Tháp.

Riêng tại huyện Hồng Ngự, vụ HT 2019 xuống giống gần 12.000ha lúa. Trước ảnh hưởng của biến đổi khí hậu, mùa khô năm nay, toàn huyện đã triển khai thi công 19 công trình thủy lợi nội đồng ở các địa phương có nguy cơ khô hạn, tập trung ở xã Thường Phước 1, Thường Lạc, Thường Thới Hậu A, Thường Thới Hậu B, gồm các hạng mục nạo vét kênh mương bồi lắng, đường nước nội đồng, chiều dài 17,7km, tu bổ các trạm bơm, cống tưới tiêu, tổng kinh phí gần 19 tỷ đồng. Ngoài ra, ngành chức năng và các địa phương tăng cường thực hiện biện pháp phân phối nước hợp lý, ưu tiên cho sản xuất nông nghiệp vụ hè thu đảm bảo đủ nước cho diện tích canh tác.

Còn tại Kiên Giang là tỉnh giáp biển đang đối mặt tình trạng xâm nhập mặn và thiếu nước ngọt để phục SX nông nghiệp và nuôi thủy sản nước ngọt.

Ông Nguyễn Huỳnh Trung, Phó Chi cục trưởng phụ trách Chi cục Thủy lợi Kiên Giang cho biết, lưu vực sông Mê Kông đang ở thời kỳ mùa khô 2019.

Hiện trữ lượng nước Biển Hồ (Campuchia) đã xuống ở mức thấp và dòng chảy về đồng bằng ở mức hạn chế, trong khi đây là hai yếu tố thượng lưu quan trọng liên quan đến nguồn nước, xâm nhập mặn ở ĐBSCL. Mực nước nội đồng từ tháng 12/2018 cho đến nay hầu hết ở mức thấp hơn cùng kỳ năm 2018 từ 5 - 25cm. Có thời điểm mực nước tại vùng Tây sông Hậu xuống rất thấp, xấp xỉ gần mức thấp nhất trong tháng 1 và 2 năm 2016 (năm ĐBSCL bị khô hạn rất khốc liệt).

Xâm nhập mặn đang lấn sâu vào các cửa sông ven biển. Cụ thể ngày 11/3, mặn cao nhất trạm cửa sông Cái Bé đang ở mức 6,8%o, trạm Rạch Giá trên sông Kiên là 1,1%o, trên sông Cái Lớn (Gò Quao, Xảo Rô) dao động từ 3,6 - 15,2%o, cao hơn cùng kỳ năm 2018 từ 1,0 - 3,0%o.

Trước tình hình khô hạn và xâm nhập mặn, ngay từ đầu mùa khô (cuối năm 2018) tỉnh Kiên Giang đã chủ động đóng các cống ngăn mặn trên tuyến đê ven biển. Đồng thời, triển khai đắp đập tạm bằng cừ larsen trên kên Rạch Giá - Hà Tiên (tại xã Hòa Điền, huyện Kiên Lương) đảm bảo ngăn mặn, giữ ngọt cho SX lúa ĐX và HT trong khu vực. Đắp đập tạm trên kênh Nhánh (TP Rạch Giá), kết hợp vận hành cống Sông Kiên, Kênh Cụt, đảm bảo ngăn mặn, tạo nguồn nước ngọt cho nhà máy nước TP Rạch Giá. Bên cạnh đó, các địa phương đã hoàn thành gia cố, đắp mới 48/66 đập ngăn mặn, các đập còn lại sẽ triển khai khi mặn tăng cao.

Để đảm bảo đủ nguồn nước ngọt phục vụ cho việc xuống giống, sản xuất lúa HT 2019, Sở NN-PTNT Kiên Giang và An Giang đã tính toán lịch thời vụ xuống giống xen kẽ giữa 2 tỉnh, luân phiên lấy nước tưới nhằm tránh tình trạng khai thác cùng lúc khiến nước trên các sông xuống quá thấp.

Dùng AI để dự đoán chính xác hơn nguồn gốc các khối u
Dùng AI để dự đoán chính xác hơn nguồn gốc các khối u
(Ngày Nay) - Một nhóm các nhà khoa học Trung Quốc đã thiết kế một công cụ sử dụng trí tuệ nhân tạo (AI) dự đoán nguồn gốc của các khối u khó xác định với độ chính xác ngang bằng hoặc thậm chí vượt qua khả năng phán đoán của các nhà bệnh lý học.
Lên Tinder để tìm việc
Lên Tinder để tìm việc
(Ngày Nay) - Đối mặt với tỷ lệ thất nghiệp cao và sự cạnh tranh khốc liệt, một bộ phận giới trẻ tại Trung Quốc đang sử dụng Tinder và các ứng dụng hẹn hò khác như một công cụ tìm kiếm cơ hội việc làm.
Những điều cần biết về Met Gala 2024
Những điều cần biết về Met Gala 2024
(Ngày Nay) - Trong vòng ba tuần nữa, các nhà thiết kế cùng những "nàng thơ" thời trang, giới mộ điệu và người có tầm ảnh hưởng nhất thế giới sẽ quy tụ tại Bảo tàng Nghệ thuật Metropolitan ở Thành phố New York cho đêm hội thời trang có quy mô lớn bậc nhất: Met Gala.
Tạo hành lang pháp lý cho ứng dụng trợ lý ảo phát triển
Tạo hành lang pháp lý cho ứng dụng trợ lý ảo phát triển
(Ngày Nay) - Theo ông Nguyễn Phú Tiến, Phó Cục trưởng Cục Chuyển đổi số Quốc gia (Bộ Thông tin và Truyền thông), tiến trình nghiên cứu quy định pháp lý liên quan đến trợ lý ảo nói riêng và các ứng dụng trí tuệ nhân tạo (AI) nói chung tại Việt Nam đã và đang tiến hành tích cực.
Khai quật, khảo cổ học hệ thống nền móng điện Cần Chánh trong Đại Nội Huế.
Thừa Thiên-Huế: Sẵn sàng khởi công phục dựng Điện Cần Chánh
(Ngày Nay) - Giám đốc Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế Hoàng Việt Trung cho biết, dự án Tu bổ, phục hồi và tôn tạo di tích Điện Cần Chánh đang được trình Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch thẩm định. Sau khi hoàn thành các thủ tục, dự kiến dự án sẽ được khởi công trong quý IV năm 2024.
Ban tổ chức tặng sách cho các thư viện công cộng, thư viện trường học, tủ sách tư nhân có phục vụ cộng đồng; các trại giam, trại tạm giam trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên - Huế.
Ngày Sách Việt Nam: Khơi dậy khát vọng cống hiến của tuổi trẻ
(Ngày Nay) - Ngày 19/4, tại Thư viện Tổng hợp tỉnh Thừa Thiên - Huế, Sở Văn hóa và Thể thao tỉnh phối hợp với Đại học Huế, Sở Giáo dục và Đào tạo, Viện Nghiên cứu phát triển tỉnh tổ chức khai mạc Ngày Sách và Văn hóa đọc Việt Nam; giới thiệu 2 ấn phẩm mới của Tủ sách Huế và phát động cuộc thi Đại sứ Văn hóa đọc năm 2024.