Giải Nobel Hóa học vinh danh 2 nhà khoa học nữ

(Ngày Nay) - Hai nhà khoa học đã đoạt giải Nobel Hóa học năm nay sau khi phát triển một phương pháp chỉnh sửa gen được ví như “cây kéo phân tử” mang đến triển vọng chữa khỏi các bệnh di truyền.
Nhà hóa sinh người Mỹ Jennifer A. Doudna (trái) và nhà vi sinh vật người Pháp Emmanuelle Charpentier (phải). Ảnh: AP
Nhà hóa sinh người Mỹ Jennifer A. Doudna (trái) và nhà vi sinh vật người Pháp Emmanuelle Charpentier (phải). Ảnh: AP

Hai nhà khoa học nữ Emmanuelle Charpentier (Pháp) và Jennifer A.Doudna (Mỹ) đã đưa ra một phương pháp được gọi là CRISPR-cas9 có thể được sử dụng để thay đổi ADN của động vật, thực vật và vi sinh vật.

Đây là lần đầu tiên hai phụ nữ cùng đoạt giải Nobel Hóa học, giải thưởng vốn có sự chênh lệch về giới rất lớn.

Công trình nghiên cứu của Charpentier và Doudna cho phép tạo ra các đoạn cắt sắc nét bằng laser trong chuỗi dài ADN tạo nên "mã sự sống", giúp các nhà nghiên cứu chỉnh sửa chính xác các gen cụ thể để loại bỏ các lỗi dẫn đến bệnh tật.

Claes Gustafsson, chủ tịch Ủy ban Nobel Hóa học cho biết: “Có một sức mạnh to lớn trong công cụ di truyền này, ảnh hưởng đến tất cả chúng ta. Nó không chỉ tạo ra một cuộc cách mạng trong khoa học cơ bản mà còn tạo ra những cây trồng sáng tạo và sẽ dẫn đến những phương pháp điều trị y tế mới mang tính đột phá”.

Tiến sĩ Francis Collins, người dẫn đầu nỗ lực lập bản đồ bộ gen người, cho biết công nghệ này “đã thay đổi mọi thứ” về cách tiếp cận các bệnh có nguyên nhân di truyền, chẳng hạn như bệnh hồng cầu lưỡi liềm.

Emmanuelle Charpentier, 51 tuổi, hết sức bất ngờ khi nhận được thông tin của ban tổ chức.

“Thật kỳ lạ, tôi đã được nói nhiều lần rằng tôi có khả năng chiến thắng, nhưng khi điều đó xảy ra, tôi lại rất ngạc nhiên và cảm thấy rằng nó không có thật. Nhưng rõ ràng là nó có thật, vì vậy tôi phải làm quen với nó ngay bây giờ", Charpentier chia sẻ cảm xúc.

Nghiên cứu đột phá do Charpentier và Doudna thực hiện được công bố vào năm 2012, đi ngược lại truyền thống của giải Nobel thường chỉ vinh danh các công trình ra đời từ nhiều thập kỷ trước.

Giải thưởng danh giá đi kèm với huy chương vàng và số tiền thưởng 10 triệu kronor (hơn 1,1 triệu USD).

Hôm thứ Hai, Ủy ban Nobel đã trao giải Y, Sinh cho 3 nhà khoa học Harvey J. Alter và Charles M. Rice và Michael Houghton vì đã phát hiện ra virus viêm gan C. Giải thưởng Vật lý hôm thứ Ba đã thuộc về 3 nhà khoa học Roger Penrose của Anh, Reinhard Genzel của Đức và Andrea Ghez của Mỹ vì những đột phá của họ trong việc tìm hiểu những bí ẩn của các lỗ đen vũ trụ.

Theo AP
Tạo hành lang pháp lý cho ứng dụng trợ lý ảo phát triển
Tạo hành lang pháp lý cho ứng dụng trợ lý ảo phát triển
(Ngày Nay) - Theo ông Nguyễn Phú Tiến, Phó Cục trưởng Cục Chuyển đổi số Quốc gia (Bộ Thông tin và Truyền thông), tiến trình nghiên cứu quy định pháp lý liên quan đến trợ lý ảo nói riêng và các ứng dụng trí tuệ nhân tạo (AI) nói chung tại Việt Nam đã và đang tiến hành tích cực.
Không giữ giới có năm điều suy hao
Không giữ giới có năm điều suy hao
(Ngày Nay) - Sống ở đời ai cũng mong muốn gia đạo bình an, sự nghiệp ổn định và phát triển. Tuy vậy, không nhiều người biết rằng nền tảng của những mong ước thiện lành đó chính là phước đức.
Đức Phật và những di huấn sau cùng
Đức Phật và những di huấn sau cùng
(Ngày Nay) - Theo kinh Đại bát Niết-bàn (Trường bộ kinh), trước lúc viên tịch, Thế Tôn an cư mùa mưa tại Baluvā, bị bệnh trầm trọng, rất đau đớn. Nhưng Ngài giữ tâm chánh niệm, tỉnh giác, chịu đựng cơn đau ấy, không một chút ta thán.
Người xuất gia cần tránh những cơ hiềm, tổn hại cho đạo
Người xuất gia cần tránh những cơ hiềm, tổn hại cho đạo
(Ngày Nay) - Người tu không nên bất cẩn, mà phải luôn quan tâm đến cơ hiềm của thế gian, tránh để người đời đánh mất niềm tin vào Tam bảo. Phật dạy: “Luôn luôn tự thức tỉnh và tự dò xét, không để lầm lỗi có thể có được, như thế là trong Chánh pháp của Như Lai, người ấy có khả năng thực hiện giải thoát”.
Bảy pháp tôn kính làm cho Chánh pháp tăng trưởng
Bảy pháp tôn kính làm cho Chánh pháp tăng trưởng
(Ngày Nay) - Tôn kính là sự kính trọng cao tột. Khi tôn kính điều gì thì điều ấy trở thành thiêng liêng, là ngọn đuốc sáng soi đường, là biểu tượng cao cả để hướng đến. Mỗi người có đối tượng tôn kính khác nhau để dẫn lối cho cuộc đời.
Khai mạc Lễ hội du lịch Cửa Lò năm 2024
Khai mạc Lễ hội du lịch Cửa Lò năm 2024
(Ngày Nay) - Tối 18/4, tại Quảng trường Bình Minh, Thị xã Cửa Lò, UBND tỉnh Nghệ An tổ chức khai mạc Lễ hội du lịch Cửa Lò năm 2024 chủ đề “Cửa Lò - Khát vọng tỏa sáng”.
AI làm gián đoạn kế hoạch ra mắt iPhone 16
AI làm gián đoạn kế hoạch ra mắt iPhone 16
(Ngày Nay) - Apple đã nỗ lực tách biệt dòng iPhone thường và iPhone Pro để biện minh cho việc tăng giá của dòng Pro mà không làm giảm tiềm năng của dòng cơ bản. Tuy nhiên, sự khác biệt giữa hai loại này có thể thay đổi vào cuối năm nay nhờ công nghệ trí tuệ nhân tạo (AI).