Giải Nobel Y Sinh 2019 vinh danh 3 nhà khoa học nghiên cứu tế bào

(Ngày Nay) - William Kaelin, Sir Peter Ratcliffe và Gregg Semenza là 3 nhà khoa học được trao giải Nobel Y Sinh cho công trình nghiên cứu về cách các tế bào thích nghi với lượng oxy sẵn có.
Giải Nobel Y Sinh 2019 vinh danh 3 nhà khoa học nghiên cứu tế bào

Ba nhà khoa học đã chia sẻ giải thưởng Nobel Y Sinh trong năm nay vì khám phá cách cơ thể phản ứng với sự thay đổi nồng độ oxy, một trong những quá trình thiết yếu nhất cho sự sống.

William Kaelin Jr tại Viện Ung thư Dana Farber và Đại học Harvard ở Massachusetts (Mỹ); Sir Peter Ratcliffe tại Đại học Oxford và Học viện Crick Francis ở Anh và Gregg Semenza tại Đại học Johns Hopkins ở Baltimore, Maryland (Mỹ), đã tìm ra cách các tế bào cảm nhận mức oxy giảm và phản ứng bằng cách tạo ra các tế bào máu và mạch mới.

Ngoài việc mô tả một quá trình sinh lý cơ bản cho phép động vật phát triển mạnh ở một số khu vực cao nhất trên Trái đất, cơ chế này đã đưa ra cho các nhà nghiên cứu những phương pháp mới để điều trị bệnh thiếu máu, ung thư, bệnh tim,...

Ba người đoạt giải sẽ chia sẻ 9 triệu kronor Thụy Điển (918.000 USD), theo Viện Karolinska  có trụ sở tại Stockholm, Thụy Điển.

Trong công trình kéo dài hơn hai thập kỷ, các nhà nghiên cứu đã tìm hiểu các khía cạnh khác nhau về cách các tế bào trong cơ thể cảm nhận trước tiên và sau đó phản ứng với mức oxy thấp.

Các nhà khoa học đã chỉ ra rằng khi thiếu oxy, một phức hợp protein mà Semenza (yếu tố gây thiếu oxy - HIF) sẽ tích tụ trong gần như tất cả các tế bào cơ thể. Sự gia tăng của HIF có một số tác dụng, nhưng đáng chú ý nhất là làm tăng hoạt động của gen được sử dụng để sản xuất erythropoietin (EPO), một loại hormone giúp tăng cường tạo ra các tế bào hồng cầu mang oxy.

Randall Johnson, giáo sư sinh lý học và bệnh lý học tại Đại học Cambridge, cho biết: "Năm nay các cá nhân đoạt giải Nobel Nobel đã mở rộng kiến thức của chúng ta về cách phản ứng sinh lý làm cho cuộc sống trở nên khả thi".

"Vai trò của HIF rất quan trọng từ những ngày đầu tiên của cuộc đời", ông Johnson nói thêm. "Nếu một phôi không có gen HIF, nó sẽ không thể sự tồn tại. Ngay cả trong bụng mẹ, cơ thể chúng ta cũng cần gen này".

Công trình nghiên cứu đã dẫn đến sự ra đời của một số loại thuốc, chẳng hạn như roxadustat và daprodustat, điều trị thiếu máu bằng cách đánh lừa cơ thể tạo ra nhiều tế bào hồng cầu hơn. Roxadustat đã có mặt trên thị trường Trung Quốc nhưng vẫn đang được các cơ quan quản lý châu Âu đánh giá.

Các loại thuốc tương tự nhằm mục đích giúp bệnh nhân ung thư tim và ung thư phổi phải vật lộn để có đủ oxy vào trong máu.

Theo The Guardian
TIN LIÊN QUAN
Ảnh minh họa
WHO ra mắt mạng lưới toàn cầu mới giám sát virus corona
(Ngày Nay) -  Ngày 27/3, Tổ chức Y tế thế giới (WHO) đã ra mắt mạng lưới toàn cầu mới về virus corona CoViNet để phát hiện, theo dõi và đánh giá sớm cũng như chính xác các virus SARS-CoV-2, MERS-CoV và các chủng virus corona mới đe dọa nghiêm trọng sức khỏe cộng đồng.
Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam Phạm Thu Hằng
Việt Nam hoan nghênh Nghị quyết về việc ngừng bắn tại Dải Gaza
(Ngày Nay) - Ngày 27/3, trả lời câu hỏi của phóng viên đề nghị cho biết phản ứng của Việt Nam trước việc Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc thông qua Nghị quyết 2728 về việc ngừng bắn tại Dải Gaza, Người Phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam Phạm Thu Hằng khẳng định:
Ảnh minh họa
Giả danh cán bộ, công chức Sở Thông tin và Truyền thông để lừa đảo
(Ngày Nay) -  Ngày 28/3, ông Bùi Thanh Toàn, Giám đốc Sở Thông tin và Truyền thông tỉnh Bạc Liêu cho biết, thời gian qua, Sở liên tục nhận được phản ánh có dấu hiệu lừa đảo khi một số đối tượng giả danh cán bộ, công chức Sở Thông tin và Truyền thông tỉnh Bạc Liêu gọi điện cho cán bộ lãnh đạo của một số sở, ngành, địa phương và người dân.
UNESCO kêu gọi thúc đẩy giáo dục hòa nhập. Ảnh: UNESCO/Marie ETCHEGOYEN
Tôn vinh và ủng hộ sự hòa nhập trong giáo dục
(Ngày Nay) - Kỷ niệm 30 năm Tuyên bố Salamanca hồi giữa tháng 3/2024, cộng đồng quốc tế đã cam kết tiếp tục nỗ lực hướng tới môi trường giáo dục hòa nhập và công bằng cho tất cả mọi người.