Hà Nội xây dựng chiến lược chuyển đổi số

Chiều 5/6, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Thành ủy Hà Nội Vương Đình Huệ làm việc với Ban Cán sự Đảng Bộ Thông tin và Truyền thông (TT&TT) do về kết quả triển khai các nội dung tại Biên bản ghi nhớ giữa Bộ TT&TT và UBND TP. Hà Nội về hợp tác phát triển TT&TT, đề xuất các nội dung cần thúc đẩy triển khai trong năm 2020 và những năm tiếp theo.
TP. Hà Nội và Bộ TT&TT tiến hành ký kết Biên bản hợp tác năm 2020, 2021 và định hướng các năm tiếp theo. Ảnh: Gia Huy
TP. Hà Nội và Bộ TT&TT tiến hành ký kết Biên bản hợp tác năm 2020, 2021 và định hướng các năm tiếp theo. Ảnh: Gia Huy

Đi đầu tích hợp dịch vụ công trên Cổng Dịch vụ công Quốc gia

Tại buổi làm việc, Bí thư Thành ủy Vương Đình Huệ nhấn mạnh việc phát triển khoa học công nghệ luôn đóng vai trò đặc biệt quan trọng với Thủ đô Hà Nội. Trong quá trình phát triển, Hà Nội đều đặt mục tiêu theo từng giai đoạn: Từ nay đến năm 2025 và tầm nhìn phát triển giai đoạn 2030-2045. Cũng theo Bí thư Hà Nội, xây dựng chính quyền điện tử, đô thị thông minh là vấn đề Hà Nội đang tập trung phát triển. Đặc biệt trong diễn biến dịch COVID-19 vừa qua cho thấy tầm quan trọng của việc phát triển dịch vụ công trực tuyến.

Thông qua buổi làm việc hôm nay, Hà Nội mong muốn với sự hỗ trợ của Bộ TT&TT để xác định được quan điểm dài hạn hơn trong lĩnh vực phát triển thông tin, truyền thông, phát triển công nghệ số, tạo ra những cơ hội để các bộ, ngành, các đối tác quan tâm hơn nữa tới sự phát triển của Thủ đô.

Đánh giá về kết quả triển khai các nội dung tại Biên bản ghi nhớ giữa hai bên về hợp tác phát triển TT&TT cho thấy hai bên đã tích cực phối hợp trên nhiều lĩnh vực. Hà Nội đã tập trung triển khai các giải pháp phát triển hạ tầng viễn thông theo xu hướng công nghệ mới, hiện đại là nền tảng và động lực cho phát triển kinh tế-xã hội.

Công tác triển khai ứng dụng CNTT xây dựng Chính quyền điện tử của Thành phố được tập trung chỉ đạo, triển khai. Thành phố đã phát triển cơ sở hạ tầng CNTT từ Thành phố đến cấp huyện và cấp xã phục vụ yêu cầu giải quyết công việc và cung cấp dịch vụ công trực tuyến cho công dân và doanh nghiệp. Tính đến nay, tổng số thủ tục hành chính đã triển khai dịch vụ công trực tuyến mức độ 3, 4 là 1.501/1659 thủ tục hành chính, đạt 91%.

Hà Nội là một trong 3 tỉnh, thành đầu tiên trong cả nước đi đầu triển khai tích hợp trên Cổng Dịch vụ công Quốc gia. Đến nay, Thành phố đã hoàn thành tích hợp 88 dịch vụ công trực tuyến (dự kiến đến hết năm 2020 sẽ hoàn thành tích hợp 261 dịch vụ công trực tuyến).

Trong ứng dụng CNTT, Bộ TT&TT phối hợp, hướng dẫn triển khai Khung Kiến trúc Chính phủ điện tử Việt Nam - phiên bản 2.0 và xây dựng Kiến trúc Chính quyền điện tử thành phố Hà Nội. Phối hợp xây dựng, triển khai Đề án “Xây dựng thành phố Hà Nội thông minh đến năm 2025, định hướng đến năm 2030” và Kiến trúc ICT phát triển đô thị thông minh thành phố Hà Nội theo Khung tham chiếu ICT phát triển đô thị thông minh Việt Nam.

Hà Nội đề nghị Bộ TT&TT cử các chuyên gia giỏi hỗ trợ thành phố Hà Nội trong quá trình xây dựng các kế hoạch, đề án về Chính quyền điện tử và Thành phố thông minh. Tổ chức triển lãm quốc tế về công nghệ số định kỳ 2 năm/lần để giới thiệu, xúc tiến đầu tư, xúc tiến thương mại, kết nối mạng lưới các nhà sản xuất sản phẩm công nghệ số đến từ các nước trên thế giới. Hỗ trợ Hà Nội đánh giá kết quả triển khai hạ tầng công nghệ thông tin và các hệ thống phần mềm ứng dụng dùng chung của Thành phố.

Lập kế hoạch phát triển hạ tầng số, đi đầu về 5G

Bộ trưởng Bộ TT&TT Nguyễn Mạnh Hùng đề nghị TP. Hà Nội coi mạng lưới bưu chính viễn thông là một loại hạ tầng, điều này có thể tạo ra nhiều việc làm cho Hà Nội. Về viễn thông, bao gồm hạ tầng viễn thông thế hệ mới, Bộ trưởng Nguyễn Mạnh Hùng cho rằng đây là hạ tầng quan trọng nhất của kinh tế xã-hội. Để phát triển, Hà Nội cần chú trọng vấn đề này bởi thời gian gầy đây lĩnh vực này chưa được chú trọng đầu tư, trong khi doanh nghiệp rất cần sự dẫn dắt của Thành phố trong xây dựng hạ tầng.

Bộ TT&TT mong muốn từ năm 2020, Sở TT&TT Hà Nội lập kế hoạch xây dựng phát triển hạ tầng số, từ đó kêu gọi doanh nghiệp đầu tư.

Bên cạnh đó, Hà Nội nên đặt mục tiêu đi đầu về đầu tư 5G với mục tiêu tương đương với các thủ đô phát triển về 5G. Trước mắt để Hà Nội kêu gọi làn sóng đầu tư mới thì hạ tầng khu công nghiệp cần đi đầu về 5G. Đối với ứng dụng CNTT, xây dựng Chính phủ điện tử, Bộ trưởng Nguyễn Mạnh Hùng cho rằng Hà Nội cần đặt mục tiêu 100% dịch vụ công thực hiện mức độ 4 ở năm 2021.

Bên cạnh đó Hà Nội cần có chiến lược chuyển đổi số và Bộ TT&TT sẽ tích cực phối hợp với Thành phố trong vấn đề này, đồng thời hỗ trợ các cơ quan báo chí của Hà Nội chuyển đổi về nền tảng số.

Bí thư Thành ủy Hà Nội Vương Đình Huệ nhấn mạnh Hà Nội là một đô thị đặc biệt, là Thủ đô của cả nước, dân số cố định và cơ động khoảng trên 10 triệu người, là trung tâm đầu não về chính trị, hành chính, trung tâm lớn về khoa học công nghệ, văn hóa, giáo dục, đào tạo, y tế, là động lực phát triển của vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ và cả nước.

Theo ông Vương Đình Huệ, 6 lĩnh vực quản lý về thông tin và truyền thông của Bộ TT&TT đặc biệt quan trọng với Hà Nội. Trong thời gian qua hai bên đã có sự phối hợp, ký kết biên bản hợp tác để nâng cao hiệu quả công tác thông tin và truyền thông.

Cũng theo Bí thư Hà Nội, nhu cầu của Thủ đô về phát triển lĩnh vực thông tin và truyền thông rất lớn, tuy nhiên sự phát triển trong lĩnh vực này còn chưa tương xứng, Hà Nội cần cố gắng rất nhiều để đẩy mạnh phát triển. Qua các ý kiến tại buổi làm việc Hà Nội có thể xác định những quan điểm để thúc đẩy xây dựng chính quyền điện tử, tiến tới xây dựng chính quyền số, xây dựng đô thị thông minh, thực hiện chuyển đổi số.

Để thực hiện những mục tiêu này, Hà Nội cần đặt chiến lược chuyển đổi số, đào tạo nguồn nhân lực và xác định chi phí. Theo Bí thư Hà Nội mục tiêu này rất cao và Thành phố xác định sẽ dành nguồn lực cao để tạo dư địa cho phát triển. Chính vì vậy Hà Nội mong muốn Bộ TT&TT hỗ trợ để xây dựng chiến lược chuyển đổi số để năm 2026 Hà Nội trở thành trung tâm về an toàn, an ninh mạng, trung tâm nhân tạo lớn của cả nước và mục tiêu là của cả khu vực.

Theo Chính phủ
Nhóm nhạc BTS tích cực quảng bá văn hóa Hàn Quốc. Ảnh: Bighit Entertainment
Giới trẻ châu Á kể chuyện văn hóa dân tộc
(Ngày Nay) - Người trẻ châu Á ngày nay không chỉ năng động, sáng tạo mà còn luôn ý thức gìn giữ và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc. Họ đang thổi bùng sức sống mới cho văn hóa truyền thống bằng những cách thức độc đáo và đầy cảm hứng.
Ảnh minh họa
Công an Hà Nội cảnh báo 24 thủ đoạn sử dụng công nghệ cao để lừa đảo chiếm tài sản
(Ngày Nay) - Theo Công an TP Hà Nội, tội phạm sử dụng công nghệ cao để lừa đảo chiếm đoạt tài sản vẫn diễn biến phức tạp, các đối tượng thường xuyên thay đổi phương thức, thủ đoạn hoạt động, lợi dụng không gian mạng để thực hiện hành vi phạm tội, gây thiệt hại đặc biệt lớn về kinh tế-xã hội.
Tầng lớp tỷ phú, giàu có tìm nơi tận hưởng cuộc sống “xa xỉ thầm lặng”
Tầng lớp tỷ phú, giàu có tìm nơi tận hưởng cuộc sống “xa xỉ thầm lặng”
(Ngày Nay) -  “Quiet luxury” - sự xa xỉ thầm lặng đang phát triển thành xu hướng sống, phong cách tận hưởng mới của giới thượng lưu. Bắt nguồn từ thời trang, xu hướng này “lấn sân” sang lĩnh vực bất động sản và được giới nhà giàu ưa chuộng. Điều này lý giải vì sao phân khu The Miyabi (thuộc Thành phố đảo Hoàng Gia - Vinhomes Royal Island) được săn đón ngay khi vừa ra mắt .
Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam Phạm Thu Hằng
Việt Nam hoan nghênh Nghị quyết về việc ngừng bắn tại Dải Gaza
(Ngày Nay) - Ngày 27/3, trả lời câu hỏi của phóng viên đề nghị cho biết phản ứng của Việt Nam trước việc Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc thông qua Nghị quyết 2728 về việc ngừng bắn tại Dải Gaza, Người Phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam Phạm Thu Hằng khẳng định: