Hàng nghìn ha lúa ở Trà Vinh nguy cơ mất trắng do hạn, mặn

Mùa khô năm 2019-2020, mặn đã xâm nhập nội đồng tỉnh Trà Vinh làm ảnh hưởng nhiều diện tích lúa Đông Xuân. Hàng nghìn hộ nông dân đang đứng trước nguy cơ trắng tay do hạn, mặn.
Công nhân thi công những hạng mục cuối cùng tại cống Tân Dinh, xã An Phú Tân, huyện Cầu Kè, tỉnh Trà Vinh để kịp đưa vào vận hành trong tháng này.
Công nhân thi công những hạng mục cuối cùng tại cống Tân Dinh, xã An Phú Tân, huyện Cầu Kè, tỉnh Trà Vinh để kịp đưa vào vận hành trong tháng này.

Chỉ tính riêng 2 huyện Cầu Ngang và Trà Cú, theo thống kê ban đầu đã có trên 5.000 hộ dân bị thiệt hại hơn 3.500 ha lúa Đông Xuân; trong đó, khoảng 913 ha bị thiệt hại trên 70% và hơn 1.200 ha bị thiệt hại từ 30-70% diện tích, nguy cơ mất trắng hoàn toàn.

Ông Trần Quốc Tuấn, Bí thư Huyện ủy Cầu Ngang cho biết, trước cảnh báo của ngành nông nghiệp tỉnh về tình hình hạn, mặn mùa khô năm nay, vụ lúa Đông Xuân 2019-2020, địa phương đã tăng cường tuyên truyền tới nông dân tạm ngưng sản xuất gần 1.400 ha trồng lúa kém hiệu quả, chuyển sang các cây trồng, vật nuôi khác.

Vụ lúa này, toàn huyện chỉ xuống giống 5.339 ha, nhưng theo thống kê ban đầu, đã có hơn 1.740 ha lúa bị thiệt hại do hạn, mặn; trong đó, 1.110 ha bị thiệt hại trên 30% diện tích.

Theo Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Trà Vinh Phạm Minh Truyền, các ruộng bị thiệt hại trên 30% diện tích do ảnh hưởng hạn, mặn đang đứng trước nguy cơ mất trắng, không thể cứu vãn. Bởi nếu "cứu" những diện tích này, chi phí sản xuất sẽ tăng rất cao, đến cuối vụ nông dân càng bị thua lỗ nặng hơn.

Đối với các ruộng lúa bị thiệt hại dưới 30% diện tích, việc cứu cây lúa bị ảnh hưởng hạn mặn chủ yếu là tập trung vào công tác bơm tiếp nước. Các địa phương phải thường xuyên kiểm tra độ mặn trong nước, khi độ mặn dưới 2‰ thì nông dân có thể lấy nước vào ruộng, nếu độ mặn trên 2‰ chỉ cho lượng nước vừa đủ ẩm mặt ruộng tránh tình trạng muối tích tụ vào đất. Đặc biệt tránh cho nước có độ mặn lớn hơn 2‰ vào ruộng khi lúa ở giai đoạn mạ và trổ.

Đại diện Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh cũng cho biết, nếu đã cho nước mặn lớn hơn 2‰ vào ruộng mà có nước ngọt thì người dân nên tháo nước mặn ra và tiếp nước ngọt vào ruộng. Nông dân phải tranh thủ nguồn nước ngọt để tưới đủ 3 lần bón phân và thời kì trổ, khi có nước ngọt tranh thủ rửa mặn liên tục.

Trường hợp không thể có nguồn nước ngọt, có thể sử dụng nguồn nước bị nhiễm mặn nhẹ dưới 3‰ đối với giai đoạn lúa đẻ nhánh và nhỏ hơn 2‰ với giai đoạn mạ, làm đòng và trổ. Nông dân cũng lưu ý bón phân cân đối, hợp lý, tránh thừa phân đạm. Sử dụng phân bón cho vùng đất nhiễm phèn, mặn cần có chứa các chất P2O5, CaO, MgO, SiO2 và tăng cường sử dụng phân hữu cơ, hữu cơ vi sinh để tăng sức chống chịu cho cây lúa.

Về lâu dài, ngành nông nghiệp tỉnh khuyến cáo các địa phương không đủ điều kiện sản xuất 3 vụ lúa do thiếu nước tưới thì nên sản xuất 2 vụ lúa. Vụ còn lại chuyển sang  các loại cây trồng thích nghi hạn, mặn và dễ tìm thị trường tiêu thụ. Các địa phương cần xây dựng kế hoạch bố trí lại mùa vụ sản xuất thích hợp cụ thể cho từng huyện với từng tiểu vùng sinh thái để tránh mặn.

Vụ Đông Xuân 2019-2020, tỉnh Trà Vinh có kế hoạch xuống giống 66.000 ha. Nhưng trước nhận định của Viện Khoa học Thủy lợi miền Nam về tình hình hạn, mặn mùa khô này, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Trà Vinh đã khuyến cáo nông dân trong tỉnh ngưng triệt để xuống giống lúa vụ Đông Xuân kể từ ngày 12/12/2019, nhưng nông dân vẫn bất chấp khuyến cáo, đến nay đã xuống giống hơn 58.220 ha.

Theo dự báo của ngành nông nghiệp tỉnh, vụ lúa Đông Xuân này, toàn tỉnh sẽ có hơn 34.000 ha bị ảnh hưởng khô hạn, thiếu nước.

Theo TTXVN
TIN LIÊN QUAN
Tạo hành lang pháp lý cho ứng dụng trợ lý ảo phát triển
Tạo hành lang pháp lý cho ứng dụng trợ lý ảo phát triển
(Ngày Nay) - Theo ông Nguyễn Phú Tiến, Phó Cục trưởng Cục Chuyển đổi số Quốc gia (Bộ Thông tin và Truyền thông), tiến trình nghiên cứu quy định pháp lý liên quan đến trợ lý ảo nói riêng và các ứng dụng trí tuệ nhân tạo (AI) nói chung tại Việt Nam đã và đang tiến hành tích cực.
Không giữ giới có năm điều suy hao
Không giữ giới có năm điều suy hao
(Ngày Nay) - Sống ở đời ai cũng mong muốn gia đạo bình an, sự nghiệp ổn định và phát triển. Tuy vậy, không nhiều người biết rằng nền tảng của những mong ước thiện lành đó chính là phước đức.
Đức Phật và những di huấn sau cùng
Đức Phật và những di huấn sau cùng
(Ngày Nay) - Theo kinh Đại bát Niết-bàn (Trường bộ kinh), trước lúc viên tịch, Thế Tôn an cư mùa mưa tại Baluvā, bị bệnh trầm trọng, rất đau đớn. Nhưng Ngài giữ tâm chánh niệm, tỉnh giác, chịu đựng cơn đau ấy, không một chút ta thán.
Người xuất gia cần tránh những cơ hiềm, tổn hại cho đạo
Người xuất gia cần tránh những cơ hiềm, tổn hại cho đạo
(Ngày Nay) - Người tu không nên bất cẩn, mà phải luôn quan tâm đến cơ hiềm của thế gian, tránh để người đời đánh mất niềm tin vào Tam bảo. Phật dạy: “Luôn luôn tự thức tỉnh và tự dò xét, không để lầm lỗi có thể có được, như thế là trong Chánh pháp của Như Lai, người ấy có khả năng thực hiện giải thoát”.
Bảy pháp tôn kính làm cho Chánh pháp tăng trưởng
Bảy pháp tôn kính làm cho Chánh pháp tăng trưởng
(Ngày Nay) - Tôn kính là sự kính trọng cao tột. Khi tôn kính điều gì thì điều ấy trở thành thiêng liêng, là ngọn đuốc sáng soi đường, là biểu tượng cao cả để hướng đến. Mỗi người có đối tượng tôn kính khác nhau để dẫn lối cho cuộc đời.
Khai mạc Lễ hội du lịch Cửa Lò năm 2024
Khai mạc Lễ hội du lịch Cửa Lò năm 2024
(Ngày Nay) - Tối 18/4, tại Quảng trường Bình Minh, Thị xã Cửa Lò, UBND tỉnh Nghệ An tổ chức khai mạc Lễ hội du lịch Cửa Lò năm 2024 chủ đề “Cửa Lò - Khát vọng tỏa sáng”.
AI làm gián đoạn kế hoạch ra mắt iPhone 16
AI làm gián đoạn kế hoạch ra mắt iPhone 16
(Ngày Nay) - Apple đã nỗ lực tách biệt dòng iPhone thường và iPhone Pro để biện minh cho việc tăng giá của dòng Pro mà không làm giảm tiềm năng của dòng cơ bản. Tuy nhiên, sự khác biệt giữa hai loại này có thể thay đổi vào cuối năm nay nhờ công nghệ trí tuệ nhân tạo (AI).