Hành trình chinh phục 'giấc mơ Mỹ' của CEO Google

(Ngày Nay) - Đầu tuần này, hai nhà đồng sáng lập Google, Larry Page và Sergey Brin tuyên bố rằng  CEO Sundar Pichai sẽ tiếp quản vị trí CEO của công ty mẹ Alphabet (GOOGL) ngoài vai trò là Giám đốc điều hành của Google. 
Hành trình chinh phục 'giấc mơ Mỹ' của CEO Google

"Anh ấy sẽ là người điều hành chịu trách nhiệm lãnh đạo Google và quản lý khoản đầu tư của Alphabet”, theo lá thư từ chức của Page và Brin.

Quyết định bổ nhiệma này đã giúp CEO gốc Ấn Độ trở thành một trong những nhà quản lý có tầm ảnh hưởng nhất thế giới.

Pichai lớn lên ở Chennai, Ấn Độ, nơi điện thoại còn hết sức xa lạ, chứ chưa nói tới máy tính hoặc Internet. Gia đình Pichai đã đợi 5 năm để được lắp đặt điện thoại, sau đó hàng xóm xung quanh thường xuyên sang nhà ông để dùng nhờ.

"Dần dần mọi người đều lui tới nhà tôi để gọi điện nhờ cho con cái họ ở nơi xa", ông Pichai nói với hồi tưởng lại. "Đối với tôi, câu chuyện này cho thấy sức mạnh của công nghệ".

Pichai không được tiếp xúc với một máy tính chuyên dụng cho đến khi ông chuyển đến Mỹ để theo học Đại học Stanford nhờ một chương trình học bổng.

Ông tốt nghiệp Stanford với bằng thạc sĩ kỹ thuật và sau đó tiếp tục lấy bằng MBA từ Trường Wharton tại  Đại học Pennsylvania.

Chàng trai trẻ gốc Ấn Độ sau đó làm việc tại tổ chức Applied Materials and McKinsey trước khi gia nhập Google năm 2004. Ở đó, Pichai giữ nhiều vị trí khác nhau, bao gồm giám sát trình duyệt web Chrome, giám đốc sản phẩm của Google và người đứng đầu hệ điều hành Android. Ông trở thành CEO của Google vào năm 2015.

Khi được hỏi liệu có tin giấc mơ Mỹ hay không, Pichai cho biết ông vẫn nghĩ nước Mỹ là "vùng đất của cơ hội".

"Tôi vẫn nghĩ rằng điều đó đúng cho tới tận ngày hôm nay", Pichai nói. "Nhưng tôi nghĩ rằng chúng ta cần phải làm việc chăm chỉ để đảm bảo đó là sự thật".

Và để giúp cho giấc mơ ấy có thật, đó là đảm bảo cho người nhập cư có một con đường để thành công. Pichai đã kêu gọi Quốc hội Mỹ bảo vệ “những kẻ mộng mơ” và đã ủng hộ việc nhập cư các lao động có trình độ tay nghề cao.

"Nếu bạn nhìn vào ngành công nghệ tại tất cả các công ty hàng đầu, có không ít nhà sáng lập là người nhập cư" ông nói. "Sự lãnh đạo của chúng ta trong công nghệ đến từ khả năng thu hút các nhà khoa học máy tính giỏi nhất, các nhà nghiên cứu AI. Tôi nghĩ điều quan trọng là chúng ta tiếp tục làm điều đó".

Trở thành CEO của Google là "cơ hội của cả cuộc đời", Pichai nói. Nhưng đó không phải là thứ ông yêu cầu. Pichai đã rất ngạc nhiên khi các nhà đồng sáng lập Google, Larry Page và Sergey Brin, trao cho ông cơ hội này

"Tôi đang bận rộn xây dựng các sản phẩm. Và tôi hoàn toàn không lường trước được việc này sẽ đi đến đâu", ông nói.

Với vai trò là Giám đốc điều hành Google, Pichai đã phải đối mặt với một số thách thức lớn cần giải quyết, bao gồm những lo ngại về quyền bảo mật riêng tư, giới tính và nhiều vấn đề đa dạng của người dùng. Pichai cũng đã tham dự buổi chất vấn trước Quốc hội Mỹ về quyền riêng tư và - với tư cách là CEO của cả Google và Alphabet, nhà lãnh đạo này sẽ phải đối mặt với sự giám sát chống độc quyền liên tục.

"Công việc của CEO là giám sát đạo đức, với quy mô mà công nghệ tác động đến xã hội", ông nói. "Tôi xem nó như một phần cơ bản trong vai trò của mình. Nhưng tôi nghĩ đạo đức cần phải có ở tất cả các tầng lớp của các tổ chức".

Khi mọi người trở nên quan tâm hơn về quyền riêng tư dữ liệu, Pichai cho biết Google đang tìm cách giúp người dùng dễ dàng giảm thiểu thông tin và kiểm soát dữ liệu của họ nhiều hơn. Ví dụ: công ty đã thông báo phương thức để người dùng tự động xóa lịch sử vị trí và hoạt động duyệt web của họ.

"Tôi không nghĩ người dùng có ý thức tốt về cách dữ liệu của họ đang được sử dụng", Pichai nói. "Chúng tôi đã đặt gánh nặng lên người dùng ở một mức độ lớn hơn".

Pichai cũng đang giải quyết những thách thức trong nội bộ công ty. Năm ngoái, các nhân viên của Google trên khắp thế giới đã tổ chức các cuộc biểu tình để phản đối nạn quấy rối và phân biệt đối xử tình dục trong công ty.

Pichai cho biết ông tin rằng các cuộc biểu tình đã biến Google thành một công ty tốt hơn.

"Nhân viên của chúng tôi rõ ràng đã lên tiếng tại một thời điểm khi công ty đã không làm đúng", ông nói. "Tôi nghĩ rằng đó là một phần tốt trong văn hóa của chúng tôi rằng Google có thể thừa nhận công khai một vấn đề và sau đó làm việc chăm chỉ để khiến mọi thứ tốt hơn”.

Gần đây, Google đã sa thải một số nhân viên bị cáo buộc vi phạm các chính sách bảo mật dữ liệu của mình. Một số nhân viên cáo buộc công ty cố gắng đàn áp các nhà phê bình, nhấn mạnh căng thẳng leo thang giữa các nhân viên và quản lý của Google.

Theo CNN
Nhóm nhạc BTS tích cực quảng bá văn hóa Hàn Quốc. Ảnh: Bighit Entertainment
Giới trẻ châu Á kể chuyện văn hóa dân tộc
(Ngày Nay) - Người trẻ châu Á ngày nay không chỉ năng động, sáng tạo mà còn luôn ý thức gìn giữ và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc. Họ đang thổi bùng sức sống mới cho văn hóa truyền thống bằng những cách thức độc đáo và đầy cảm hứng.
Ảnh minh họa
Công an Hà Nội cảnh báo 24 thủ đoạn sử dụng công nghệ cao để lừa đảo chiếm tài sản
(Ngày Nay) - Theo Công an TP Hà Nội, tội phạm sử dụng công nghệ cao để lừa đảo chiếm đoạt tài sản vẫn diễn biến phức tạp, các đối tượng thường xuyên thay đổi phương thức, thủ đoạn hoạt động, lợi dụng không gian mạng để thực hiện hành vi phạm tội, gây thiệt hại đặc biệt lớn về kinh tế-xã hội.
Tầng lớp tỷ phú, giàu có tìm nơi tận hưởng cuộc sống “xa xỉ thầm lặng”
Tầng lớp tỷ phú, giàu có tìm nơi tận hưởng cuộc sống “xa xỉ thầm lặng”
(Ngày Nay) -  “Quiet luxury” - sự xa xỉ thầm lặng đang phát triển thành xu hướng sống, phong cách tận hưởng mới của giới thượng lưu. Bắt nguồn từ thời trang, xu hướng này “lấn sân” sang lĩnh vực bất động sản và được giới nhà giàu ưa chuộng. Điều này lý giải vì sao phân khu The Miyabi (thuộc Thành phố đảo Hoàng Gia - Vinhomes Royal Island) được săn đón ngay khi vừa ra mắt .
Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam Phạm Thu Hằng
Việt Nam hoan nghênh Nghị quyết về việc ngừng bắn tại Dải Gaza
(Ngày Nay) - Ngày 27/3, trả lời câu hỏi của phóng viên đề nghị cho biết phản ứng của Việt Nam trước việc Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc thông qua Nghị quyết 2728 về việc ngừng bắn tại Dải Gaza, Người Phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam Phạm Thu Hằng khẳng định: