Miền Bắc sắp đón đợt không khí lạnh kéo dài nhiều ngày

Chủ Nhật ngày 13/10, không khí lạnh yếu tăng cường xuống phía Bắc nước ta, phải đến Thứ Hai (14/10), người dân mới cảm nhận được cái lạnh do gió mùa đông bắc mang đến. Đợt không khí lạnh dự báo chỉ tác động đến nước ta trong 3 ngày từ 14-16/10, sau đó trời ấm lên.
Ảnh minh họa
Ảnh minh họa

Ông Trần Quang Năng, Trưởng phòng Dự báo Thời tiết của Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Quốc gia cho biết, miền Bắc đang ở mùa thu với tần suất các đợt không khí lạnh (KKL) ngày càng nhiều và xu hướng ngày càng mạnh lên. Dự báo cuối tuần này và đầu tuần sau, miền Bắc đón KKL mạnh hơn các đợt KKL trước, làm thời tiết chuyển biến tương đối rõ nét.

Dự báo, khoảng Chủ Nhật (13/10), KKL tăng cường yếu, sang ngày 14 tác động rõ rệt hơn. Tại các tỉnh đồng bằng Bắc bộ và Bắc Trung bộ, nhiệt độ thấp nhất là 20-23 độ, trời se lạnh về đêm và sáng sớm. Các tỉnh vùng núi, nhiệt độ thấp nhất từ 16-19 độ, trời rét về đêm và sáng sớm. Riêng vùng núi cao như Sa Pa, Mẫu Sơn, nhiệt độ có thể xuống dưới 12 độ, trời rét.

Do tác động của KKL, mưa xuất hiện ở khắp các tỉnh Bắc Bộ và Trung Bộ, trong đó mưa lớn nhất tập trung tại Trung Bộ trong thời gian từ 14-16/10. Trước đó, ngày 12/10, do tác động nén của KKL nên nguy cơ cao xảy ra mưa dông, lốc sét tại các tỉnh miền núi, đặc biệt là Hà Giang, Tuyên Quang, Lào Cai và Yên Bái.

KKL dự báo chỉ tác động đến nước ta 3 ngày (14-16), sau đó suy yếu, trời ấm lên.

Ông Năng cho biết, từ nay cho đến chính đông (tháng 12 đến tháng 2 năm sau), tần suất và cường độ các đợt KKL tăng dần, khoảng 2 tuần sẽ có một đợt KKL yếu tăng cường. Tuy nhiên, đợt KKL mạnh thực sự, mang đến cái rét diện rộng sẽ xuất hiện vào khoảng đầu tháng 12.

Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Quốc gia cũng nhận định, mùa đông năm nay có xu hướng ấm hơn trung bình nhiều năm, tương tự mùa đông năm ngoái. Lượng mưa cũng ít hơn trung bình nhiều năm khiến mùa đông năm nay khô hạn hơn.

Theo Tiền Phong
Dùng AI để dự đoán chính xác hơn nguồn gốc các khối u
Dùng AI để dự đoán chính xác hơn nguồn gốc các khối u
(Ngày Nay) - Một nhóm các nhà khoa học Trung Quốc đã thiết kế một công cụ sử dụng trí tuệ nhân tạo (AI) dự đoán nguồn gốc của các khối u khó xác định với độ chính xác ngang bằng hoặc thậm chí vượt qua khả năng phán đoán của các nhà bệnh lý học.
Lên Tinder để tìm việc
Lên Tinder để tìm việc
(Ngày Nay) - Đối mặt với tỷ lệ thất nghiệp cao và sự cạnh tranh khốc liệt, một bộ phận giới trẻ tại Trung Quốc đang sử dụng Tinder và các ứng dụng hẹn hò khác như một công cụ tìm kiếm cơ hội việc làm.
Tạo hành lang pháp lý cho ứng dụng trợ lý ảo phát triển
Tạo hành lang pháp lý cho ứng dụng trợ lý ảo phát triển
(Ngày Nay) - Theo ông Nguyễn Phú Tiến, Phó Cục trưởng Cục Chuyển đổi số Quốc gia (Bộ Thông tin và Truyền thông), tiến trình nghiên cứu quy định pháp lý liên quan đến trợ lý ảo nói riêng và các ứng dụng trí tuệ nhân tạo (AI) nói chung tại Việt Nam đã và đang tiến hành tích cực.
Không giữ giới có năm điều suy hao
Không giữ giới có năm điều suy hao
(Ngày Nay) - Sống ở đời ai cũng mong muốn gia đạo bình an, sự nghiệp ổn định và phát triển. Tuy vậy, không nhiều người biết rằng nền tảng của những mong ước thiện lành đó chính là phước đức.
Đức Phật và những di huấn sau cùng
Đức Phật và những di huấn sau cùng
(Ngày Nay) - Theo kinh Đại bát Niết-bàn (Trường bộ kinh), trước lúc viên tịch, Thế Tôn an cư mùa mưa tại Baluvā, bị bệnh trầm trọng, rất đau đớn. Nhưng Ngài giữ tâm chánh niệm, tỉnh giác, chịu đựng cơn đau ấy, không một chút ta thán.
Người xuất gia cần tránh những cơ hiềm, tổn hại cho đạo
Người xuất gia cần tránh những cơ hiềm, tổn hại cho đạo
(Ngày Nay) - Người tu không nên bất cẩn, mà phải luôn quan tâm đến cơ hiềm của thế gian, tránh để người đời đánh mất niềm tin vào Tam bảo. Phật dạy: “Luôn luôn tự thức tỉnh và tự dò xét, không để lầm lỗi có thể có được, như thế là trong Chánh pháp của Như Lai, người ấy có khả năng thực hiện giải thoát”.