Nắng nóng cực đoan ở châu Âu có thể gây tan băng Bắc Cực

[Ngày Nay] - Nhiều nước ở khu vực vốn có khí hậu mát mẻ ở Bắc Âu đã trải qua những ngày nắng nóng kỷ lục. Các chuyên gia khí tượng còn cảnh báo rằng, đợt nóng cực đoan này có xu hướng di chuyển tới Bắc Cực, gây rủi ro đẩy nhanh tốc độ làm tan băng tại đây.
Đợt nóng cực đoan ở Bắc Âu có thể lan tới Bắc Cực, đẩy nhanh quá trình tan băng. (Nguồn: QZ).
Đợt nóng cực đoan ở Bắc Âu có thể lan tới Bắc Cực, đẩy nhanh quá trình tan băng. (Nguồn: QZ).

Trong khoảng thời gian cuối tuần qua, nhiệt độ ở thủ đô Paris của Pháp đã lên tới mức kỷ lục trong hôm thứ Sáu là 42,6 độ C. Đợt nắng nóng bất thường đang lan rộng khắp khu vực Bắc Âu, làm dấy lên nhiều quan ngại về tình hình sức khỏe của người dân trong khu vực này.

Trong lúc đợt nắng nóng càn quét ở nhiều nước khác như Bỉ, Hà Lan và Đức, nhiệt độ ở thủ đô Paris đã vượt qua mức kỷ lục năm 1947 là 40,4 độ C. Ở Paris, hàng triệu người phải đối đầu với cái nắng gay gắt, không dám đi bộ trên các tuyến phố, hạn chế đi ra đường trong lúc nắng gắt. Chính quyền các cấp khuyến cáo người dân để ý tới những người sống độc thân, do lo ngại về ảnh hưởng của nắng nóng.

Khu vực phía Bắc Na Uy ghi nhận nhiệt độ nóng kỷ lục 35,6 độ C trong hôm 27/7 vừa qua - tương đương nhiệt độ nóng kỷ lục ghi nhận năm 1970, trong có có hơn 20 địa phương trải qua “đêm nhiệt đới” - tức nhiệt độ trong đêm cao hơn 20 độ C.

Ở Anh, nhiệt độ đã lên tới 38,1 độ C ở Cambridge, chỉ kém chút ít so với mức nhiệt độ kỷ lục là 38,5 độ C từng được ghi nhận ở nước này. Những cư dân nào may mắn mới tìm được một chỗ tắm trên bãi biển chật cứng người, những người kém may mắn hơn buộc phải ở trong nhà tránh nắng.

Ở Hà Lan, nhiệt độ có lúc lên tới 40,4 độ C, phá vỡ kỷ lục được ghi nhận từ năm 1944. Tại thành phố Amsterdam, rất nhiều người đổ tới khu vực đài phun nước ở quảng trường trung tâm, trong khi các nhân viên lao công thành phố phun nước trên các cây cầu để ngăn tình trạng biến dạng do nắng nóng.

Trong hôm 25/7, Đức một lần nữa ghi nhận mức nhiệt độ kỷ lục mới là 41,5 độ C. Nắng nóng khiến chính quyền nước này phải tạm ngừng hoạt động nhà máy điện hạt nhân Grohnde do lo ngại ảnh hưởng tới môi trường. Lượng nước dùng để làm mát lò phản ứng nhà máy này được bơm trở lại xuống các con sông.

Nắng nóng cực đoan ở châu Âu có thể gây tan băng Bắc Cực ảnh 1

Người dân Paris tìm cách đối phó với cái nóng kỷ lục. Ảnh: The Independent.

Không chỉ bao trùm Bắc Âu, nắng nóng thiêu đốt cả khu vực phía Bắc Thụy Sĩ. Nhiệt độ tại thị trấn Markusvinka ở vùng cực Bắc của nước này trong ngày 26/7 đã lên tới mức kỷ lục trong năm 34,7 độ C.

Theo ông Jon Jorpeland - nhà khí tượng thuộc Viện khí tượng Thụy Sĩ (SMHI), đây là mức nhiệt nóng kỷ lục từ năm 1945 tới nay tại vùng cực Bắc của Thụy Sĩ và là mức nhiệt nóng thứ 3 từ trước đến nay trong lịch sử nắng nóng tại địa phương này. Ông Jorpeland cho biết tình hình nắng nóng tại phía Nam Thụy Sĩ không nghiêm trọng như phía Bắc, song việc nhiệt độ liên tục lên tới 30 độ C trong vài ngày ở nước này là điều bất thường.

SMHI cảnh báo tình trạng nắng nóng sẽ gây khô hạn và thiếu nước tại 15 trong 21 nước khu vực Bắc Âu vào tháng 8 tới.

Trong khi đó, Tổ chức Khí tượng thế giới (WMO) cảnh báo đợt nắng nóng kỷ lục tại châu Âu đang có xu hướng di chuyển tới Bắc Cực, đe dọa đẩy nhanh tốc độ tan chảy băng đá tại đây.

Viện Khí tượng Thụy Điển (DMI) dự báo luồng khí nóng đang di chuyển hướng lên Bắc Cực, có thể đẩy nhanh tốc độ tan chảy băng trong lòng biển Bắc Cực và băng trên bề mặt trong 3 - 5 ngày tới. Điều này cũng đồng nghĩa với việc mất đi một lượng lớn băng đá tại đây.

DMI ước tính tình trạng tan băng và tuyết trong khoảng thời gian từ ngày 1 đến 26/7 đã đổ ra biển 170 Gigatone nước. Trong khi đó, cứ 100 Gigatone nước đổ ra biển sẽ khiến mực nước biển dâng khoảng 0,28 mm. Hiện các nhà khoa học lo ngại lượng nước tan chảy từ các lớp băng đá tại Greenland có thể tương đương mức kỷ lục năm 2012 khi nhiệt độ Trái đất nóng kỷ lục.

Ở nhiều nơi khác xung quanh vùng Cực, mùa Hè năm nay cũng được coi là cực đoan. Bang Alaska của Mỹ đã ghi nhận tình trạng nắng nóng kỷ lục trong tháng 6 vừa qua, trong khi có hơn 2 triệu hecta chìm trong cháy rừng do nền nhiệt độ tăng cao. Cháy rừng, rất hiếm khi xảy ra ở khu vực này, còn ảnh hưởng tới nhiều vùng ở Siberia. Khói từ các đám cháy này lan rộng khắp toàn cầu, nhìn thấy rõ trong các bức ảnh vệ tinh.

Tranh truyện Hàng Trống - tinh hoa đất Kinh Kỳ
Tranh truyện Hàng Trống - tinh hoa đất Kinh Kỳ
(Ngày Nay) - Những bức tranh dân gian Hàng Trống với nội dung thể hiện các tích truyện dân gian, được các nghệ nhân khắc họa cầu kỳ, tinh xảo, toát lên nét sinh động, ý nhị, trở thành nét tinh hóa văn hóa của vùng đất Kinh Kỳ.
Lượng khách quốc tế tăng, du lịch Hà Nội lấy lại đà tăng trưởng
Lượng khách quốc tế tăng, du lịch Hà Nội lấy lại đà tăng trưởng
(Ngày Nay) - Theo Sở Du lịch Hà Nội, quý I/2024, tổng khách du lịch đến Hà Nội ước đạt 6,54 triệu lượt khách, tăng 10,9% so với cùng kỳ năm trước; trong đó khách du lịch quốc tế ước đạt 1,4 triệu lượt khách, tăng 40%. Tổng thu từ khách du lịch ước đạt 25.487 tỷ đồng, tăng 17,8%.
Trùm tiền ảo bị kết án 25 năm tù
Trùm tiền ảo bị kết án 25 năm tù
(Ngày Nay) - Ngày 28/3, người sáng lập sàn giao dịch tiền điện tử FTX Sam Bankman-Fried đã bị kết án 25 tù vì tội lừa đảo khách hàng và các nhà đầu tư trên nền tảng giao dịch tiền ảo này.
Cửa Lò sẵn sàng cho mùa du lịch biển
Cửa Lò sẵn sàng cho mùa du lịch biển
(Ngày Nay) - Trước thềm mùa du lịch biển, thị xã Cửa Lò (tỉnh Nghệ An) đã đầu tư hàng trăm tỷ đồng chỉ trang đô thị, nâng cấp cơ sở hạ tầng.
Cần tạo môi trường cạnh tranh lành mạnh giữa thép nhập khẩu và thép trong nước
Cần tạo môi trường cạnh tranh lành mạnh giữa thép nhập khẩu và thép trong nước
(Ngày Nay) - Nếu áp thuế chống bán phá giá đối với thép cán nóng (HRC) nhập khẩu sẽ khiến nguồn cung ngày càng khan hiếm và vô hình chung sẽ tạo ra thế độc quyền cho doanh nghiệp sản xuất trong nước. Khi đó, các doanh nghiệp trong ngành tôn mạ và ống thép sẽ chịu ảnh hưởng nghiêm trọng và trên hết là người tiêu dùng cũng sẽ phải sử dụng thép nội giá cao.